Thứ 7,27/04/2024,

Thống kê Thống kê

Đang truy cập: 10,114
Tổng số trong ngày: 5,687
Tổng số trong tuần: 93,692
Tổng số trong tháng: 331,822
Tổng số trong năm: 1,444,863
Tổng số truy cập: 38,925,493

Xét nghiệm tPSA VÀ fPSA - Phương pháp hiệu quả cho việc chẩn đoán phân biệt ung thư tuyến tiền liệt

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết

Ung thư tuyến tiền liệt hay còn gọi là ung thư tiền liệt tuyến là một dạng của ung thư phát triển trong tuyến tiền liệt trong hệ sinh dục nam. Ung thư tuyến tiền liệt phát triển chậm, tuy nhiên nếu không phát hiện sớm sẽ chuyển qua di căn lan sang các bộ phận khác của cơ thể, đặc biệt là vào trong xương và các hạch bạch huyết.

Ung thư tuyến tiền liệt gây cảm giác đau đớn và khó khăn trong việc đi tiểu, quan hệ tình dục gặp vấn đề, hoặc rối loạn chức năng cương dương. Các triệu chứng khác có khả năng phát triển trong giai đoạn sau của bệnh

Sự phát triển của ung thư tiền liệt tuyến liên quan đến nhiều yếu tố gồm cả yếu tố di truyền và chế độ ăn uống. Ung thư tuyến tiền liệt được phát hiện từ các triệu chứng bất thường, kiểm tra thể chất, xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA), hoặc sinh thiết.

PSA(Prostate Specific Antigen) là một enzym kallikrein được tiết bởi các tế bào biểu mô của tuyến tiền liệt với bản chất là một glycoprotein có trọng lượng phân tử khoảng 30.000 dalton. PSA toàn phần trong huyết tương bao gồm phần lớn gắn với các protein (PSA liên hợp) và một lượng nhỏ không gắn với protein được gọi là PSA tự do (free PSA - fPSA).

Trên thực hành lâm sàng xét nghiệm PSA toàn phần và PSA tự do thường được dùng trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt. Hai xét nghiệm dấu ấn ung thư này được định lượng bằng phương pháp miễn dịch sandwich (bắt cặp), sử dụng công nghệ điện hóa phát quang (ELICIA) hoặc hóa phát quang trực tiếp (CLIA).  Khoa Hóa Sinh Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang đã cung cấp cả hai xét nghiệm này từ năm 2019

CHỈ ĐỊNH

  • Chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt.
  • Chẩn đoán phân biệt ung thư tuyến tiền liệt với u tuyến tiền liệt lành tính ở các đối tượng có nồng độ PSA toàn phần tăng ở mức 4-10 ng/mL. Xét nghiệm cần thực hiện đồng thời với XN total PSA trên cùng một mẫu máu. Sử dụng   Free PSA (T  lệ Free PSA/ total PSA) hỗ trợ chẩn đoán phân biệt ung thư tuyến tiền liệt với các trường hợp u tuyến tiền liệt lành tính, giảm các trường hợp sinh thiết tuyến tiền liệt không cần thiết.
  • Chỉ định sàng lọc (cùng với xét nghiệm PSA toàn phần) ung thư tuyến tiền liệt ở những đối tượng >50 tuổi, hoặc >40 tuổi ở những đối tượng gia đình có người mắc ung thư tuyến tiền liệt có nồng độ PSA toàn phần tăng ở mức 4-10 ng/mL.

GIÁ TRỊ BÌNH THƯỜNG

  • Từ 40 – 49 tuổi: PSA 2,5 ng/mL
  • Từ 50 – 59 tuổi: PSA  3,5 ng/mL
  • Từ 60 – 69 tuổi: PSA  4,5 ng/mL
  • Từ 70 – 79 tuổi: PSA  6,5 ng/mL
  • Fee PSA: 0,1-1,5 ng/mL.
  • % Free PSA =free PSA/ total PSA > 15-20  

  YÊU CẦU MẪU MÁU CHO XÉT NGHIỆM tPSA và fPSA:

  • Các mẫu máu để xét nghiệm PSA và Free PSA phải được hút trước các thao tác thăm khám tuyến tiền liệt như: Thăm trực tràng, massage, siêu âm, sinh thiết…vì có thể làm thay đổi đáng kể nồng độ PSA trong máu.
  • Các mẫu máu nên được tách huyết thanh và xét nghiệm trong vòng 3 h hoặc bảo quản tủ lạnh từ 2-8 0C, nếu các mẫu huyết thanh không được xét nghiệm trong vòng 24 h thì huyết thanh phải được bảo quản ở nhiệt độ dưới – 20 0C. Trước khi xét nghiệm huyết thanh phải được để tan đông, trộn đều và quay ly tâm để đảm bảo kết quả chính xác.

Lưu ý: Chỉ sử dụng huyết thanh để định lượng Free PSA(không dung ống nghiệm chứa chất chống đông để chứa mẫu bệnh phẩm).