Thứ 6,03/05/2024,

Thống kê Thống kê

Đang truy cập: 8,952
Tổng số trong ngày: 11,410
Tổng số trong tuần: 107,125
Tổng số trong tháng: 46,694
Tổng số trong năm: 1,562,074
Tổng số truy cập: 39,042,704

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh: Kế hoạch phòng chống dịch, bệnh Sốt xuất huyết năm 2023

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết

Căn cứ tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết năm 2022, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh xây dựng Kế hoạch phòng chống dịch, bệnh Sốt xuất huyết năm 2023. Mục tiêu chung khống chế tỷ lệ mắc, tử vong do sốt xuất huyết Dengue (SXHD), không để dịch lớn xảy ra trên địa bàn, đẩy mạnh xã hội hóa công tác phòng chống sốt xuất huyết.

Mục tiêu cụ thể giảm tỷ lệ mắc sốt xuất huyết < 10/100.000 dân; khống chế không để bệnh nhân tử vong do SXHD trên địa bàn toàn tỉnh. Trên 80% số bệnh nhân nghi SXHD được chẩn đoán bằng xét nghiệm huyết thanh và 3% số bệnh nhân nghi SXHD được phân lập vi rút; Giám sát thường xuyên hàng tháng ở 12 xã/phường/thị trấn trọng điểm; các xã, phường còn lại giám sát thường xuyên khi có bệnh nhân; có 12 xã/phường/thị trấn trọng điểm có cộng tác viên phòng, chống sốt xuất huyết. 100% ổ dịch sốt xuất huyết được xử lý theo quy định về chuyên môn và thời gian theo quy định.

Chọn xã, phường, thị trấn điểm để triển khai các hoạt động giám sát dịch tễ học chủ động, triển khai mạng lưới cộng tác viên, chuyên trách sốt xuất huyết, phun hóa chất diệt muỗi chủ động. Bắc Giang là tỉnh loại B về sốt xuất huyết, theo hướng dẫn của Cục Y tế dự phòng chọn >3% số xã/phường/thị trấn của tỉnh. Bắc Giang chọn 5,7 % số xã, phường, thị trấn, vì vậy số lượng xã, phường, thị trấn trọng điểm là 12/209 xã, phường, thị trấn. Cách thức chọn xã trọng điểm SXH Căn cứ vào tình hình sốt xuất huyết của các huyện, thành phố trong các năm trước đây.

Giám sát dịch tễ thường quy, hoạt động giám sát được thực hiện tại tất cả các xã/phường/thị trấn trong tỉnh theo quy định tại Thông tư 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 và Quyết định số 3711/QĐ-BYT ngày 19/9/2014 của Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue”. Giám sát dịch tễ chủ động tại các xã , phường, thị trấn nhằm phát hiện sớm ca bệnh và đề ra các biện pháp can thiệp xử lý, ngăn chặn sự bùng phát dịch kịp thời, hiệu quả. Nội dung hoạt động, giám sát ca bệnh: Giám sát dịch tễ bệnh nhân sốt xuất huyết nhằm phát hiện sớm các trường hợp mắc SXHD trong cộng đồng, đảm bảo 100% số ca mắc SXH, các ổ dịch được giám sát, xử lý và báo cáo theo quy định. Giám sát huyết thanh và vi rút: Bệnh nhân sốt xuất huyết lâm sàng được cán bộ y tế lấy mẫu huyết thanh, xét nghiệm tìm kháng thể và phân lập vi rút nhằm phát hiện kịp thời tỷ lệ vi rút lưu hành trong cộng đồng cũng như sự chuyển hướng của các týp vi rút góp phần dự báo dịch. Giám sát véc tơ truyền bệnh: Điều tra muỗi và lăng quăng/bọ gậy để tính các chỉ số véc tơ, đề xuất các biện pháp can thiệp kịp thời. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang thu thập bọ gậy, muỗi gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương trước mùa dịch để thử độ nhạy cảm của véc tơ truyền bệnh với hóa chất diệt côn trùng, dự kiến tiến hành 1-2 lần/năm vào quý III, IV năm 2023. Giám sát trọng điểm, 100% bệnh nhân sốt xuất huyết lâm sàng tại bệnh viện và các huyện, thành phố được điều tra, chỉ định lấy mẫu xét nghiệm huyết thanh học hoặc phân lập vi rút và báo cáo theo quy định trong Quyết định số 3711/QĐ-BYT ngày 19/9/2014 của Bộ Y tế. 100% được chẩn đoán mắc SXHD lâm sàng theo Quyết định 3705/QĐBYT ngày 22/8/2019 về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị SXHD. 100% các xã, phường, thị trấn trọng điểm hàng tháng được giám sát ca bệnh, véc tơ truyền bệnh. Chọn điểm giám sát tại bệnh viện, TTYT, tuyến tỉnh giám sát tại BVĐK tỉnh, BV Sản - Nhi Bắc Giang, mỗi tuần 2 buổi. Tuyến huyện, giám sát tại Khoa khám bệnh và khoa Truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế, mỗi tuần giám sát 1 buổi. Giám sát tại 12 xã, phường, thị trấn trọng điểm: 01 lần/tháng. Giám sát đột xuất khi có ca bệnh, chùng ca bệnh tại các Bệnh viện và tại cộng đồng.

Xây dựng mạng lưới cộng tác viên. Cộng tác viên là lực lượng chủ yếu thực hiện các hoạt động phòng chống sốt xuất huyết tại hộ gia đình. Nhiệm vụ của cộng tác viên là thăm hộ gia đình để thực hiện các hoạt động sau: Tuyên truyền về bệnh sốt xuất huyết và các biện pháp phòng chống; Hướng dẫn hộ gia đình xử lý các ổ bọ gậy/lăng quăng, muỗi truyền bệnh; Đôn đốc hộ gia đình thực hiện các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết, tham gia các chiến dịch vệ sinh môi trường, thu gom phế thải, loại trừ bọ gậy nhằm làm giảm nơi sinh sản của véc tơ truyền bệnh; Kiểm tra, giám sát, phát hiện bệnh nhân nghi sốt xuất huyết tại cộng đồng và báo cáo cho Trạm Y tế xã; Giao ban với Trạm Y tế xã/phường/thị trấn hàng tháng. Số lượng cộng tác viên: 12/209 xã/phường/thị trấn trên địa bàn tỉnh triển khai mạng lưới cộng tác viên phòng chống sốt xuất huyết; 182 cộng tác viên các xã/phường/thị trấn trọng điểm. Cộng tác viên lập danh sách các hộ gia đình phụ trách. Thăm các hộ gia đình thuộc khu vực phụ trách, đảm bảo ít nhất 01 lần/hộ/ tháng. Ghi chép kết quả kiểm tra tại các hộ gia đình vào sổ theo dõi. Định kỳ báo cáo và họp giao ban với Trạm Y tế xã/phường/thị trấn. Phối hợp với các cơ quan y tế để thực hiện các biện pháp phòng chống dịch tại địa bàn phụ trách. Chỉ tiêu hoạt động, thăm hộ gia đình ít nhất 1 lần/hộ/tháng; Trên 90% hộ gia đình tại xã có cộng tác viên được cung cấp kiến thức phòng chống dịch, cam kết không có bọ gậy trong hộ gia đình; Trên 70% hộ gia đình tại xã có cộng tác viên kiểm tra định kỳ không có bọ gậy trong nhà.

Bên cạnh đó, ngành Y tế còn chú trọng hoạt động của đội ngũ chuyên trách SXH của Trạm Y tế xã, phường, thị trấn trọng điểm. Ngoài nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ còn tham gia triển khai các hoạt động sau: Là đầu mối triển khai các kế hoạch, chỉ đạo và hương hướng hoạt động phòng chống sốt xuất huyết từ tuyến trên về cho cơ sở và hộ gia đình; Giám sát, hướng dẫn, đánh giá hoạt động của cộng tác viên; Giao ban với Cộng tác viên trong khu vực phụ trách hàng tháng. Danh sách cán bộ chuyên trách phòng, chống sốt xuất huyết tại Trạm Y tế xã/phường/thị trấn do Trưởng trạm y tế xã, phường, thị trấn phê duyệt.

Triển khai các chiến dịch vệ sinh môi trường, thu gom phế thải, diệt bọ gậy/lăng quăng ít nhất 02 lần/năm nhằm làm giảm nơi sinh sản của véc tơ truyền bệnh, đặc biệt trước khi tiến hành chiến dịch phun hóa chất diệt muỗi chủ động. Huy động sự tham gia và giúp đỡ của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội, chính quyền địa phương và đặc biệt là sự tham gia của các thầy cô giáo, các em học sinh và toàn thể người dân trong cộn đồng. 12 xã/phường/thị trấn trọng điểm triển khai hoạt động diệt lăng quăng, chiến dịch vệ sinh môi trường. Tổ chức chiến dịch vệ sinh môi trường đồng loạt tại 12 xã/phường/thị trấn trọng điểm vào ngày các nước ASEAN phòng chống SXH ngày 15/6/2023.

Chủ động triển khai phun hóa chất diệt muỗi kết hợp với chiến dịch diệt lăng quăng/bọ gậy ngay từ đầu mùa dịch nhằm ngăn chặn nguy cơ bùng phát dịch SXH theo quy định tại Quyết định số 3711/QĐ-BYT ngày 19/9/2014 của Bộ Y tế. 12 xã/phường/thị trấn trọng điểm triển khai chiến dịch phun hóa chất diệt muỗi chủ động, hạn chế đàn muỗi trưởng thành mang mầm bệnh. Thời gian phun vào từ tháng 5 - 10 năm 2023. Huy động sự tham gia của các cấp chính quyền, Ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội, người dân trong cộng đồng cùng tham gia chiến dịch. Mỗi huyện, thành phố triển khai các chiến dịch phun hóa chất diệt muỗi chủ động it nhất 01-02 lần/năm nhằm giảm nơi sinh sản của véc tơ truyền bệnh. Giám sát dịch tễ, véc tơ để phát hiện các xã/phường/thị trấn có nguy cơ xảy ra dịch trên cơ sở tình hình dịch và các chỉ số giám sát véc tơ (BI và DI) của các xã/phường/thị trấn trên địa bàn và tiến hành phun theo đúng hướng dẫn tại Quyết định sô 3711/QĐ-BYT ngày 19/9/2014 của Bộ Y tế. Huy động sự tham gia của các cấp Chính quyền, Ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội, người dân trong cộng đồng tham gia chiến dịch diệt lăng quăng/ bọ gậy và phun hóa chất chủ động trên địa bàn. Ngoài ra những xã/phường/thị trấn không có trong kế hoạch phun chủ động, nhưng khi giám sát, phát hiện các chỉ số véc tơ cao, phải đề xuất các biện pháp can thiệp kịp thời.

Tập huấn cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ tuyến tỉnh, tuyến huyện, tuyến xã và các cộng tác viên SXH tại 12 xã, phường, thị trấn trọng điểm SXHD về giám sát dịch tễ ca bệnh SXHD, giám sát véc tơ tại cộng đồng và cách xử lý ổ dịch SXHD theo quy định. 8. Đầu tư trang thiết bị, vật tư, hóa chất, thuốc. Dự trù mua hóa, chất sinh phẩm xét nghiệm, test nhanh chẩn đoán SXHD, hóa chất diệt côn trùng. Kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh trang thiết bị chẩn đoán SXHD theo đúng quy định.

Nguyễn Điều