Chủ nhật,28/04/2024,

Thống kê Thống kê

Đang truy cập: 14,556
Tổng số trong ngày: 17,910
Tổng số trong tuần: 17,909
Tổng số trong tháng: 359,817
Tổng số trong năm: 1,472,858
Tổng số truy cập: 38,953,488

Triển khai thực hiện mô hình điểm “Khám, chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD gắn chíp điện tử và ứng dụng VneID”.

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết

Thực hiện Kế hoạch số 105/KH-UBND ngày 12/6/2023 của UBND tỉnh về việc thực hiện các mô hình điểm trong Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; Sở Y tế xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện mô hình điểm “Khám, chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD gắn chíp điện tử và ứng dụng VneID”.

Qua đó nhằm huy động các nguồn lực, giải pháp để triển khai thực hiện hiệu quả mô hình điểm “Khám, chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD gắn chíp điện tử và ứng dụng VneID” tại các cơ sở khám, chữa bệnh. Phát huy hiệu quả, vai trò, trách nhiệm của các cơ sở khám, chữa bệnh, trong công tác tuyên truyền, phối hợp xây dựng “Mô hình điểm”. Người đứng đầu các cơ sở khám, chữa bệnh phải thực sự gương mẫu, chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát để triển khai thực hiện hiệu quả mô hình điểm đã đăng ký. Đảm bảo tập trung, thống nhất trong công tác chỉ đạo, điều hành, phối hợp đồng bộ và phân công trách nhiệm cụ thể giữa các khoa/phòng/bộ phận trong tổ chức thực hiện. Triển khai thực hiện thực chất, hiệu quả, phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đề ra, tình hình đặc điểm thực tế tại đơn vị; tránh hình thức, lãng phí.

Mục tiêu 100% các cơ sở y tế trang bị thiết bị, phần mềm kết nối, máy đọc QR code để thực hiện hoạt động khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD thay thế thẻ BHYT và tiếp nhận sử dụng thẻ CCCD gắn chip điện tử tích hợp BHYT đảm bảo điều kiện cho người dân sử dụng thẻ CCCD gắn chip điện tử hoặc VneiD khi khám chữa bệnh thay thế thẻ BHYT. Phấn đấu 100% công dân sử dụng thẻ CCCD gắn chip để khám chữa bệnh, trong đó có 70% số lượng công dân sử dụng CCCD đi khám, chữa bệnh có thông tin bảo hiểm trả về (trừ trẻ em <14 tuổi). Các cơ sở khám chữa bệnh hạn chế người dân xuất trình thẻ BHYT giấy, ứng dụng VSSID để khám chữa bệnh. Trang bị đầu đọc thẻ Qrcode theo quy chuẩn của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Để kế hoạch triển khai có hiệu quả, ngành Y tế tập trung một số giải pháp cụ thể. Thành lập Tổ công tác triển khai Mô hình điểm gồm các thành viên là Lãnh đạo Sở Y tế; Lãnh đạo và chuyên viên các phòng chuyên môn thuộc Sở; Lãnh đạo các cơ sở KCB công lập; hoạt động theo quy chế và chịu sự điều hành của Lãnh đạo Sở. Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, giám sát các cơ sở KCB trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện hiệu quả mô hình điểm đã đăng ký. Nâng cao hiệu quả việc sử dụng thẻ CCCD thay thế thẻ BHYT tại tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh - Rà soát nhu cầu sử dụng thiết bị xác minh danh tính, thông tin chủ thẻ CCCD (máy đọc thẻ CCCD) để mua sắm bổ sung số lượng máy đọc thẻ CCCD đảm bảo điều kiện thực hiện hoạt động khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD thay thế thẻ bảo hiểm y tế theo đúng quy chuẩn của Bộ Thông tin và truyền thông. Riêng Trung tâm Y tế các huyện chỉ đạo các Trạm Y tế đảm bảo 100% các Trạm Y tế bổ sung thiết bị, phần mềm kết nối, máy đọc QR code để thực hiện hoạt động khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD thay thế thẻ BHYT. Tích hợp, điều chỉnh phần mềm khám, chữa bệnh để sử dụng các loại đầu đọc mã QR code, đọc chip trên CCCD. Quán triệt đến toàn thể cán bộ y tế của đơn vị việc sử dụng thẻ CCCD thay thế thẻ bảo hiểm y tế, đặc biệt là cán bộ y tế tại bộ phận tiếp đón ban đầu cần tăng cường tuyên truyền về các lợi ích cũng như hướng dẫn người dân sử dụng thẻ CCCD thay thế thẻ bảo hiểm y tế khi đến khám, chữa bệnh, hạn chế người dân xuất trình thẻ BHYT giấy, ứng dụng VSSID để khám chữa bệnh. Đẩy mạnh truyền thông và vận động xã hội, phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, các cấp, các ngành tại địa phương tuyên truyền cho người dân tại địa phương biết lợi ích của việc sử dụng thẻ CCCD thay thế thẻ bảo hiểm y tế và tạo thói quen sử dụng thẻ CCCD khi đến KCB tại cơ sở y tế; hạn chế tối đa việc người dân quên thẻ CCCD khi đến KCB tại cơ sở y tế. Hình thức tuyên truyền: Hướng dẫn trực tiếp người dân; đăng tin, bài viết trên website của đơn vị, trang mạng xã hội facebook, zalo (tối thiểu 02 tin bài/tháng); băng rôn, khẩu hiệu, áp phích, tờ rơi tại các khoa/phòng, nơi tập trung đông người; truyền thông lồng ghép qua các cuộc họp hội đồng người bệnh, khi đón tiếp bệnh nhân mới vào khoa… Thường xuyên kiểm tra, giám sát, thông tin báo cáo. Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại Đề án 06/CP tại đơn vị mình đảm bảo thực hiện đúng nội dung, tiến độ, hiệu quả các nhiệm vụ; kịp thời nắm bắt khững khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế để có giải pháp khắc phục, đề xuất Sở Y tế xem xét hỗ trợ giải quyết. 

Chi tiết xem tại đây

Việt Nga