Thứ 2,20/05/2024,

User Online: 16,356
Total visited in day: 12,582
Total visited in Week: 26,034
Total visited in month: 290,334
Total visited in year: 1,805,714
Total visited: 39,286,344

Tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021 - 2025

|
Views:
Font size: A- A A+
Đọc bài viết

Thực hiện Kế hoạch số 3976 /KH-UBND ngày 16/8/2022 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc Tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021 - 2025, Sở Y tế xây dựng kế hoạch triển khai.

Phát huy tinh thần đoàn kết, sức mạnh của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội và cộng đồng trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tinh thần chủ động sáng tạo của mỗi cá nhân, tập thể và gia đình, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong toàn xã hội góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương, chính sách, chương trình giảm nghèo của Đảng và Nhà nước. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động, ý thức, trách nhiệm của công chức, viên chức, người lao động ngành y tế và toàn xã hội đối với công tác giảm nghèo bền vững; xác định công tác giảm nghèo góp phần quan trọng tạo động lực cho phát triển bền vững của tỉnh, phát triển kinh tế phải gắn với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, đặt con người là trung tâm của sự phát triển trong điều kiện mới. Huy động nguồn lực toàn xã hội thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Tổ chức phong trào thi đua đảm bảo thiết thực, hiệu quả, phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ trong công tác giảm nghèo của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, phát huy nội lực vươn lên "thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no" của người dân và cộng đồng, phấn đấu "Vì một Bắc Giang không còn đói nghèo”.

Mục tiêu chung cải thiện tình trạng dinh dưỡng và giảm suy dinh dưỡng thấp còi, chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng và tầm vóc của trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và trẻ em sinh sống trên địa bàn huyện nghèo Sơn Động. 

Hoạt động can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và cho con bú, trẻ em 0-16 tuổi. Cung cấp các dịch vụ tư vấn dinh dưỡng cho bà mẹ từ lúc mang thai cho đến khi trẻ được 2 tuổi. Triển khai các hoạt động chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời: Bổ sung viên sắt/đa vi chất cho phụ nữ mang thai, bà mẹ sinh con trong tháng đầu; hướng dẫn thực hành cho trẻ bú mẹ sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh, bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu, bú kéo dài 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn; cho trẻ ăn thức ăn bổ sung đa dạng và phù hợp với nhóm tuổi. Cung cấp viên sắt cho trẻ em gái vị thành niên, phụ nữ có thai. Bổ sung vitamin A cho toàn bộ trẻ từ 6-60 tháng tuổi 02 đợt/năm; trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, tiêu chảy, sởi, viêm đường hô hấp cấp và phụ nữ trong vòng 01 tháng sau sinh. Bổ sung kẽm cho trẻ em bị tiêu chảy cấp với liều bổ sung: +dưới 06 tháng: 10 mg/ngày x 14 ngày + Trẻ trên 06 tháng: 20 mg/ngày x 14 ngày. Cung cấp sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng. Cấp phát sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ trên 6 tháng đến 23 tháng tuổi bị suy dinh dưỡng thấp còi bổ sung vào bữa ăn của trẻ (bột đa vi chất, sữa dinh dưỡng...). Kết hợp tư vấn, hướng dẫn sử dụng tại hộ gia đình. Theo dõi, giám sát và báo cáo theo quy định. Cấp sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ học đường (từ 5 đến dưới 16 tuổi) bị suy dinh dưỡng: Các trường tổ chức đánh giá tình trạng dinh dưỡng định kỳ để phát hiện trẻ suy dinh dưỡng, lập danh sách, tiếp nhận sản phẩm dinh dưỡng và cấp phát theo đợt. Tổ chức sử dụng sản phẩm dinh dưỡng tại trường, có theo dõi giám sát, báo cáo theo quy định.

Phát hiện, quản lý, điều trị suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ em từ 0-72 tháng tuổi tại cộng đồng; điều trị trẻ suy dinh dưỡng cấp tính nặng tại bệnh viện. Tẩy giun định kỳ cho trẻ từ 24-60 tháng và phụ nữ độ tuổi sinh đẻ chuẩn bị mang thai 02 lần/năm. Lập kế hoạch và dự trữ nguồn sản phẩm dinh dưỡng cho việc ứng phó với ảnh hưởng thiên tai, thảm họa, dịch bệnh đối với việc chăm sóc dinh dưỡng bà mẹ mang thai và cho con bú, trẻ em. Có kế hoạch sử dụng nguồn sản phẩm dinh dưỡng nếu không có tình huống khẩn cấp xảy ra một cách phù hợp, hiệu quả, tránh lãng phí. Tăng cường chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú; tăng cường nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung hợp lý thông qua các hình thức truyền thông trực tiếp, thực hành dinh dưỡng tại trạm y tế xã, phường, thị trấn, thôn, bản. Tư vấn dinh dưỡng về chăm sóc dinh dưỡng hợp lý và tăng cường vận động thể lực, phòng chống suy dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng tại trường học. Hướng dẫn tổ chức bữa ăn học đường đảm bảo dinh dưỡng cho học sinh trong các nhà trường. Hướng dẫn, tổ chức khảo sát, theo dõi, đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 16 tuổi hàng năm và định kỳ theo kế hoạch (cân, đo nhân trắc, phỏng vấn chế độ ăn...). Cung cấp thiết bị (cân, thước đo, biểu đồ tăng trưởng), tài liệu truyền thông cho y tế cơ sở để triển khai các hoạt động can thiệp tại cộng đồng. Nâng cao năng lực cho cán bộ y tế tuyến cơ sở, nhân viên y tế thôn bản, y tế trường học, giáo viên, cán bộ làm công tác dinh dưỡng ở trường học và liên ngành khác về cải thiện chăm sóc dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em. Tập huấn cho cán bộ dinh dưỡng tuyến xã và thôn bản về hướng dẫn triển khai và các kỹ thuật chuyên môn triển khai hoạt động về dinh dưỡng. Tập huấn cho y tế trường học và giáo viên trường học tại các tuyến về hướng dẫn hỗ trợ triển khai hoạt động về dinh dưỡng tại trường học.

Hoạt động về truyền thông dinh dưỡng, biên tập các nội dung truyền thông tại cộng đồng. Nhân bản, phát sóng, phát hành nội dung truyền thông bằng nhiều hình thức và nhiều kênh truyền thông: Truyền thông đại chúng, loa đài, tờ rơi, pano, băng ron... Nội dung truyền thông về dinh dưỡng hợp lý; phòng chống suy dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng; chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời; phòng chống giun sán. Tập huấn kỹ năng truyền thông cho đội ngũ cán bộ y tế và liên ngành làm công tác chăm sóc dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em cấp huyện, xã, thôn, bản. Tổ chức các buổi truyền thông tại cộng đồng trong Tuần lễ Nuôi con bằng sữa mẹ, Tuần lễ Dinh dưỡng và phát triển, Ngày Vi chất dinh dưỡng, ngày tiêm chủng. Tăng cường truyền thông các thông điệp về chăm sóc dinh dưỡng phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú, trẻ nhỏ, tập trung vào các nội dung chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời trên hệ thống truyền thanh xã, phường, thôn, bản. Tăng cường truyền thông trực tiếp thông qua các buổi hướng dẫn thực hành dinh dưỡng tại trạm y tế xã, phường, thị trấn. Tăng cường truyền thông về dinh dưỡng hợp lý, tăng cường hoạt động thể lực; phòng chống suy dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng tại trường học; phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng ở lứa tuổi vị thành niên, đặc biệt là thiếu sắt ở trẻ em gái vị thành niên tại cộng đồng và trong các trường học.

Hoạt động đào tạo, tập huấn: Tập huấn kỹ năng truyền thông cho đội ngũ cán bộ y tế và liên ngành làm công tác chăm sóc dinh dưỡng bà mẹ trẻ em cấp huyện, xã, thôn, bản. Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực, cập nhật kiến thức cho cán bộ mạng lưới chương trình dinh dưỡng tuyến huyện, xã, cộng tác viên dinh dưỡng, nhân viên y tế thôn bản; cán bộ y tế trường học, giáo viên và cán bộ làm công tác dinh dưỡng các trường học về dinh dưỡng hợp lý, phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, cải thiện chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ em 0-16 tuổi và dinh dưỡng học đường. Hoạt động về kiểm tra, giám sát, đánh giá: Đơn vị tuyến tỉnh, huyện theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động dinh dưỡng tuyến xã, phường và thôn, bản. Thực hiện giám sát theo kế hoạch hàng năm. Lập kế hoạch thu thập thông tin để khảo sát, đánh giá tổ chức giám sát, đánh giá kết quả hoạt động hàng năm. Theo dõi và và báo cáo các chỉ số giám sát quá trình triển khai hoạt động cho Sở Y tế, Viện Dinh dưỡng - Bộ Y tế. Báo cáo về nguồn vốn được tiếp nhận, huy động các nguồn vốn hợp pháp và sử dụng cho chương trình.

Tại đây