Thứ 7,27/04/2024,

Thống kê Thống kê

Đang truy cập: 9,682
Tổng số trong ngày: 9,042
Tổng số trong tuần: 97,047
Tổng số trong tháng: 335,177
Tổng số trong năm: 1,448,218
Tổng số truy cập: 38,928,848

Thành phố Bắc Giang tăng cường công tác phòng, chống ngộ độc thực phẩm trong mùa bão lũ năm 2023

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết

Mùa mưa bão, môi trường bị ô nhiễm, thực phẩm tươi sống khan hiếm, người dân phải đối mặt với tình hình dịch bệnh, đặc biệt là vấn đề an toàn thực phẩm (ATTP) sau mưa lũ, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của con người. Chính vì vậy, đứng trước mùa mưa lũ năm 2023, Thành phố Bắc Giang đã triển khai nhiều biện pháp nhằm tăng cường công tác phòng, chống ngộ độc thực phẩm trong mùa mưa bão. 

Theo đó công tác kiểm tra liên ngành về ATTP trên địa bàn Thành phố  được tăng cường. Kiểm tra, hậu kiểm và giám sát, hướng dẫn về ATTP đối với cơ sở thực phẩm quản lý theo phân cấp. Trong đó tập trung vào các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể doanh nghiệp…), cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố, cơ sở sản xuất, kinh doanh nước uống đóng chai, đóng bình, dịch vụ nấu ăn lưu động, dịch vụ nấu cỗ thuê, sự kiện, tiệc cưới, đám giỗ đông người trên địa bàn…Đặc biệt kiên quyết xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm về ATTP theo quy định. Việc triển khai rà soát, thống kê, đánh giá, phân loại, lập sổ theo dõi, quản lý đối với toàn bộ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo phân cấp, chú trọng đối với các sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thủ công; kiên quyết không để các tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện bảo đảm ATTP hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo đúng quy định tiếp tục được tăng cường. 

     Thành phố tập trung triển khai giám sát tình hình ngộ độc thực phẩm trên địa bàn. Đặc biệt Thành phố đã chuẩn bị sẵn sàng phương án, lực lượng, phương tiện, vật tư, hóa chất… phục vụ công tác điều tra, thống kê, xử lý khi xảy ra sự cố về ATTP theo hướng dẫn tại Công văn số 3365/BCĐLNKGVX ngày 25/10/2016 của BCĐLN về ATTP tỉnh. 

Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật, thực hành đúng về ATTP được đẩy mạnh. Trong đó tập trung tuyên truyền các nội dung như: Kiến thức lựa chọn, sơ chế, chế biến, bảo quản và sử dụng thực phẩm an toàn; tuyệt đối không sử dụng các nguyên liệu thực phẩm, sản phẩm thực phẩm bị ôi thiu, mốc, không rõ nguồn gốc, quá hạn sử dụng; không sử dụng gia súc, gia cầm bị bệnh, chết không rõ nguồn gốc để làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm; không thu hái, kinh doanh, sử dụng động thực vật độc như nấm độc, rau quả lạ không rõ nguồn gốc, côn trùng lạ, độc; thực phẩm có hình dạng, màu sắc, mùi vị khác thường; các loại thảo mộc (như lá, rễ, củ, hạt, cây...) không rõ độc tính, không rõ công dụng với sức khỏe con người để ngâm rượu…; thực hiện ăn chín, uống chín, ăn uống hợp vệ sinh bảo đảm ATTP; nước sử dụng để ăn uống, chế biến thực phẩm phải bảo đảm chất lượng theo quy định; thực hành tốt việc rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi giết mổ, phân phối, chế biến thịt gia súc, gia cầm, thủy cầm; hướng dẫn các biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm thường gặp trong mùa hè, mùa bão lũ; thực hiện tốt việc bảo đảm vệ sinh môi trường, vệ sinh nguồn nước ăn uống, sinh hoạt; hướng dẫn, vận động nhân dân thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang gắn với công tác bảo đảm ATTP…

      Các trường học trên địa bàn đều triển khai phổ biến, hướng dẫn kiến thức, thực hành đúng về ATTP, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm cho học sinh nắm chắc. Bảo đảm ATTP đối với bếp ăn bán trú, kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống trong trường học. Các phương án và phối hợp với cơ quan chức năng trên địa bàn xử lý kịp thời khi có sự cố về ATTP đều được xây dựng đầy đủ, chi tiết. Phối hợp với cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra về ATTP đối với bếp ăn bán trú, kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống trong trường học. 

Bích Hợp