Thứ 4,01/05/2024,

Thống kê Thống kê

Đang truy cập: 15,595
Tổng số trong ngày: 6,091
Tổng số trong tuần: 66,521
Tổng số trong tháng: 6,090
Tổng số trong năm: 1,521,470
Tổng số truy cập: 39,002,100

Thành phố Bắc Giang quyết tâm không để dịch bệnh truyền nhiễm bùng phát và lây lan trên địa bàn

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết

Để phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, hạn chế tối đa những thiệt hại do dịch bệnh gây nên, đảm bảo an toàn sức khỏe cho nhân dân, Thành phố Bắc Giang đã tăng cường triển khai những biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên người trên địa bàn toàn Thành phố.

Trong năm 2024, Thành phố phấn đấu 100% dịch bệnh mới phát sinh được phát hiện và xử lý kịp thời, không để dịch bệnh truyền nhiễm bùng phát lớn trong cộng đồng, mất kiểm soát; Giảm số người mắc bệnh dịch và tử vong.  Tỷ lệ phát hiện ca nghi sởi/rubella < 100/100.000 dân.  Tỷ lệ mắc bệnh tay chân miệng <100/100.000 dân. Tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết <100/100.000 dân. Bệnh cúm A(H5N1), cúm A(H5N6): 100% ổ dịch được phát hiện, xử lý kịp thời, không để lây lan trong cộng đồng.  Các bệnh truyền nhiễm thuộc Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR): Tỷ lệ tiêm các loại vắc xin trong chương trình TCMR đạt trên 95% ở quy mô phường, xã. Duy trì thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh. 100% cán bộ làm công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm được tập huấn về giám sát, xử lý ổ dịch, điều trị…

Theo đó, Thành phố sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các hướng dẫn của Bộ Y tế, đảm bảo kịp thời, hiệu quả, phù hợp với địa phương.  Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, chống dịch.  Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương đảm bảo tính chủ động, linh hoạt, tự chịu trách nhiệm. Thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”, đảm bảo phối hợp có hiệu quả giữa lực lượng tại chỗ và lực lượng tăng cường (khi cần).  Các cơ quan, đơn vị, địa phương phối hợp chặt chẽ với ngành y tế trong triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm. 

Công tác truyền thông đóng vai trò rất quan trọng trong việc chủ động cung cấp thông tin kịp thời và chính xác về tình hình dịch bệnh để người dân hiểu và chủ động thực hiện tốt các biện pháp tự phòng, chống dịch bệnh. Tại địa bàn Thành phố, truyền thông được đẩy mạnh bằng nhiều phương tiện như: truyền thông đại chúng, mạng xã hội, phổ biến kiến thức, truyền thông trực tiếp... đảm bảo không ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế, xã hội, không gây hoang mang, lo lắng cho người dân.

Công tác giám sát, theo dõi diễn biến tình hình dịch bệnh trên thế giới, trong nước được thực hiện thường xuyên. Đặc biệt công tác khai báo bệnh truyền nhiễm được chú trọng. Từ đó nâng cao năng lực dự báo, tăng cường hệ thống giám sát dịch từ Thành phố đến cơ sở với mục tiêu phát hiện sớm, ngăn chặn, đáp ứng kịp thời trước mọi diễn biến của dịch bệnh, không để dịch lan rộng, xâm nhập vào Thành phố, nhất là các dịch bệnh mới nổi, dịch bệnh nguy hiểm. Thành phố tổ chức giám sát dịch tễ thường quy và giám sát dựa vào sự kiện tại các cơ sở khám chữa bệnh, tại cộng đồng, đặc biệt chú ý giám sát tại các ổ dịch cũ và địa bàn có nguy cơ cao. Bên cạnh đó, việc tổ chức tập huấn nhằm nâng cao năng lực dự báo, giám sát, quản lý, điều trị cho cán bộ tham gia công tác phòng, chống dịch các tuyến được đẩy mạnh.

Đồng thời Thành phố còn đẩy mạnh công tác vệ sinh môi trường phòng, chống dịch bệnh tại cơ quan, cơ sở khám chữa bệnh, trường học, doanh nghiệp và cộng đồng. Thành phố luôn triển khai đầy đủ, nghiêm túc các quy định về hướng dẫn quản lý chất thải, xử lý thi hài người tử vong do mắc bệnh truyền nhiễm. Mặt khác công tác giám sát dịch bệnh trên gia súc, gia cầm để áp dụng các biện pháp phòng bệnh dịch lây nhiễm từ động vật sang người, dịch bệnh lây truyền qua thực phẩm được thực hiện chặt chẽ. Thuốc, trang thiết bị, oxy, vật tư, hóa chất,... phục vụ công tác phòng, chống dịch, chẩn đoán, cấp cứu, điều trị tại các tuyến luôn được chuẩn bị sẵn sàng.

Bích Hợp