Thứ 6,03/05/2024,

Thống kê Thống kê

Đang truy cập: 10,620
Tổng số trong ngày: 1,308
Tổng số trong tuần: 97,023
Tổng số trong tháng: 36,592
Tổng số trong năm: 1,551,972
Tổng số truy cập: 39,032,602

Tăng cường triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết

Để chủ động triển khai công tác bảo đảm An toàn thực phẩm (ATTP) và phòng chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn tỉnh, Sở Y tế Bắc Giang đề nghị các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ để tham mưu, triển khai thực hiện các nội dung sau:

Tiếp tục triển khai hiệu quả Công văn số 821/UBND-KGVX và các văn bản chỉ đạo triển khai công tác bảo đảm ATTP của ngành, địa phương, đơn vị; Hướng dẫn số 3960/BCĐLN-KGVX ngày 09/12/2016 của Ban Chỉ đạo liên ngành (BCĐLN) về ATTP tỉnh về việc triển khai công tác QLNN về ATTP; Công văn số 3365/BCĐLN-KGVX ngày 25/10/2016 của BCĐLN về ATTP tỉnh về việc tăng cường phòng, chống ngộ độc thực phẩm; Công văn số 121/SYTNVY ngày 16/01/2023 của Sở Y tế Bắc Giang về việc tăng cường công tác bảo đảm ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm năm 2023; Công văn số 237/SYTNVY ngày 07/02/2023 của Sở Y tế Bắc Giang về việc tăng cường công tác phòng, chống ngộ độc rượu; Công văn số 360/SYT-NVY ngày 21/02/2023 của Sở Y tế Bắc Giang về việc tăng cường phòng chống ngộ độc do độc tố tự nhiên. Tăng cường triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật, thực hành đúng về ATTP trên các phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn; tập trung vào nội dung:

Truyên truyền, quán triệt các quy định pháp luật về ATTP và các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác đảm bảo ATTP như: Luật ATTP; các văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật có liên quan về lĩnh vực ATTP; các quy chuẩn kỹ thuật về ATTP, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác đảm bảo ATTP…; Tuyên truyền kiến thức về ATTP và bệnh truyền qua thực phẩm: Những điều cần biết về chất lượng ATTP; biện pháp phòng, chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm ở người; kiến thức lựa chọn, bảo quản, chế biến, sử dụng thực phẩm an toàn; khuyến cáo người tiêu dùng chỉ mua và sử dụng những sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ, bảo đảm ATTP; tác hại của việc sử dụng thực phẩm không bảo đảm ATTP tới sức khỏe con người; quyền lợi và nghĩa vụ của người tiêu dùng…; Tuyên truyền hướng dẫn các biện pháp phòng, chống ngộ độc thực phẩm, ngộ độc rượu và ngộ độc do độc tố tự nhiên; khi có các biểu hiện nghi mắc ngộ độc cần khai báo với cơ quan chức năng và kịp thời đến cơ sở y tế để khám và điều trị; hướng dẫn các biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm thường gặp trong mùa hè, mùa bão lũ…;

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm, giám sát ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố trên địa bàn trong các dịp cao điểm; chú trọng đối với các nhóm sản phẩm/ thực phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm; đăng ký bản công bố sản phẩm, sản phẩm thực phẩm nhập khẩu thuộc diện miễn kiểm tra hoặc kiểm tra giảm; đối với cơ sở thực phẩm thuộc diện tự công bố tập trung kiểm tra việc cơ sở thực hiện tự công bố sản phẩm; thực hiện công khai bản tự công bố tại cơ sở, phiếu kiểm nghiệm đối với chỉ tiêu ATTP theo định; nộp bản công bố cho cơ quan chức năng theo quy định…đối với nhóm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ tại cơ sở kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dược phẩm… tăng cường kiểm tra, hậu kiểm về thực hiện đăng ký bản công bố sản phẩm; quảng cáo thực phẩm; hậu kiểm về chấp hành các quy định về điều kiện bảo đảm ATTP trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố…; kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm về ATTP theo quy định.

Các đơn vị trực thuộc Sở, phòng Y tế các huyện/thành phố và các cơ sở khám, chữa bệnh ngoài công lập trên địa bàn tỉnh: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao triển khai thực hiện các nội dung trên, ngoài ra tập trung triển khai hiệu quả các nội dung sau: Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm triển khai công tác thanh tra, kiểm tra và hậu kiểm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; kinh doanh dịch vụ ăn uống theo kế hoạch đã được phê duyệt. Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe do Cục ATTP quản lý trên địa bàn tỉnh; doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc trách nhiệm quản lý của Chi cục về triển khai công tác bảo đảm ATTP.  Phòng Y tế huyện, thành phố: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu cho UBND/ Ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP huyện, thành phố chỉ đạo, triển khai thực hiện các nội dung trên; chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn tăng cường công tác kiểm tra, hậu kiểm và giám sát đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố thuộc thẩm quyền theo phân cấp và các hoạt động quảng cáo giới thiệu thực phẩm trên địa bàn, nếu phát hiện các hành vi vi phạm xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.  Trung tâm Y tế huyện, thành phố: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu, triển khai công tác tuyên truyền, tập huấn về ATTP; tăng cường hướng dẫn, giám sát cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể và thức ăn đường phố trên địa bàn trong việc bảo đảm ATTP và phòng, chống ngộ độc thực phẩm theo quy định của pháp luật; chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn cho các Trạm y tế trong việc tham mưu cho UBND/BCĐLN về ATTP xã, phường, thị trấn triển khai công tác bảo đảm ATTP trên địa bàn, tổ chức kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về ATTP đối với các cơ sở thực phẩm theo phân cấp. Trung tâm Y tế các khu công nghiệp tỉnh: Chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về ATTP và triển khai hướng dẫn, giám sát đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống (bếp ăn tập thể; cơ sở chế biến suất ăn sẵn...) trên địa bàn các khu công nghiệp tỉnh trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm; chủ động kiện toàn tổ chuyên môn (truy xuất nguồn gốc thực phẩm, điều tra, khắc phục sự cố về ATTP; chuẩn bị phương án, lực lượng thường trực, phương tiện, vật tư, hóa chất…, kịp thời triển khai điều tra, khắc phục khi có sự cố về ATTP theo quy định.

Các đơn vị khác trực thuộc Sở Y tế và các cơ sở khám, chữa bệnh ngoài công lập trên địa bàn tỉnh: Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức, pháp luật về ATTP cho cán bộ, nhân viên và người bệnh/ người nhà người bệnh; tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các hoạt động thuê khoán hoặc sử dụng dịch vụ cung cấp thực phẩm cho cán bộ, người bệnh trong khuôn viên của đơn vị; chỉ đạo các khoa, phòng chuyên môn thuộc đơn vị nếu khám, điều trị các trường hợp nghi ngờ do ngộ độc thực phẩm thì phải báo cáo với cơ quan chức năng để tiến hành điều tra, xác định nguyên nhân ngộ thực phẩm 4 theo quy định; chuẩn bị sẵn sàng phương án, lực lượng thường trực, phương tiện, vật tư, hóa chất… phục vụ công tác điều tra, thống kê, xử lý khi xảy ra sự cố về ATTP theo quy định. 

Việt Nga