Thứ 7,27/04/2024,

Thống kê Thống kê

Đang truy cập: 10,224
Tổng số trong ngày: 5,679
Tổng số trong tuần: 93,684
Tổng số trong tháng: 331,814
Tổng số trong năm: 1,444,855
Tổng số truy cập: 38,925,485

Quy trình điều tra các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Ngày 12/11/2018, Bộ Y tế ban hành Thông tư 34/2018/TT-BYT hướng dẫn Nghị định 104/2016/NĐ-CP về hoạt động tiêm chủngvà thay thế Thông tư 12/2014/TT-BYT ngày 20 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc sử dụng vắc xin trong tiêm chủng hết hiệu lực kể từ ngày 01/01/2019.
         Ngày 12/11/2018, Bộ Y tế ban hành Thông tư 34/2018/TT-BYT hướng dẫn Nghị định 104/2016/NĐ-CP về hoạt động tiêm chủngvà thay thế Thông tư 12/2014/TT-BYT ngày 20 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc sử dụng vắc xin trong tiêm chủng hết hiệu lực kể từ ngày 01/01/2019.
 

 
         Theo đó, quy trình điều tra các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng (tại phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư) được thực hiện theo các bước sau:
          - Bước 1: Xác minh các thông tin về hồ sơ bệnh án, diễn biến sức khỏe… và thu thập thêm các thông tin còn thiếu trong báo cáo.
          - Bước 2: Điều tra tai biến sau tiêm chủng:
+ Điều tra và thu thập thông tin từ bệnh nhân hoặc người nhà về tiền sử tiêm chủng, bệnh tật…;
+ Điều tra bệnh cảnh lâm sàng các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng;
+ Điều tra điều kiện vận chuyển và bảo quản đối với vắc xin nghi ngờ;
+ Điều tra những người liên quan về phản ứng sau tiêm.
          - Bước 3: Đánh giá thực hành tiêm chủng bằng cách hỏi về phương pháp bảo quản và quan sát hiện trạng thực hành tiêm chủng.
          - Bước 4: Đặt giả thuyết về các nguyên nhân có thể xảy ra.
          - Bước 5: Kiểm tra trường hợp phản ứng có phù hợp với giả thuyết.
          - Bước 6: Kết thúc điều tra./.
Xem nội dung chi tiết  Thông tư 34/2018/TT-BYT tại đây


Chưa có lời bình nào. Hãy là người đầu tiên.