Thứ 4,01/05/2024,

Thống kê Thống kê

Đang truy cập: 9,368
Tổng số trong ngày: 17,303
Tổng số trong tuần: 77,733
Tổng số trong tháng: 17,302
Tổng số trong năm: 1,532,682
Tổng số truy cập: 39,013,312

Prep – Giải pháp mới trong điều trị dự phòng trước phơi nhiễm cho phụ nữ bán dâm

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết

Hoạt động mại dâm ở Việt Nam, đặc biệt tại các thành phố lớn là một vấn đề khá nhạy cảm và phức tạp. Số lượng người hành nghề mại dâm vẫn đang tăng và độ tuổi ngày càng trẻ hơn. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm mại dâm nữ và nhóm MSM (nam giới có quan hệ tình dục với nam giới) đều gia tăng. Nguy cơ nhiễm HIV từ hoạt động mại dâm là rất cao do nó liên quan đến các hoạt động tình dục mà có thể dẫn đến truyền nhiễm virus. Số người nhiễm mới HIV tập trung chủ yếu ở độ tuổi 16-29 (38%) và 30-39 (36%). Đường lây chủ yếu là quan hệ tình dục không an toàn (63%) và qua đường máu (23%).

Uớc tính mỗi năm có khoảng 3.000-5.000 nam nhiễm HIV mới từ gái mại dâm. Tỷ lệ nhiễm HIV trong khách làng chơi càng ngày càng gia tăng. Hiện nay phần lớn gái mại dâm đa số "nghiện” ma túy, trong đó có một tỷ lệ lớn gái mại dâm thường xuyên sử dụng chung bơm, kim tiêm. Điều đó nói lên tính nguy cơ "kép" đối với gái mại dâm. Chính việc đó vừa làm cho họ có nguy cơ nhiễm HIV từ khách mua dâm, vừa khiến cho họ có thể bị dính HIV/AIDS từ việc tiêm chích. Phần lớn gái mại dâm và khách làng chơi đã và đang gieo rắc một cách vô ý thức, thậm chí có ý thức "trả thù đời" bằng cách đổ căn bệnh quái ác HIV/AIDS cho hết người này đến người khác (bạn tình, người yêu, vợ hoặc chồng... của họ).

Tại Bắc Giang, theo số liệu thống kê từ Trung Tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, trong năm 2023, số ca nhiễm HIV mới qua đường tình dục, trong đó có lây truyền qua phụ nữ bán dâm lên đến 91,94%. Tỷ lệ này cho thấy việc lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn ở tỉnh là rất lớn, đòi hỏi phải có biện pháp hữu hiệu trong phòng, ngừa lây truyền qua đường tình dục nhất là cho đối tượng phụ nữ bán dâm.

PrEP – một giải pháp mới trong dự phòng lây nhiễm HIVcho đối tượng phụ nữ bán dâm và một số đối tượng đích khác như nhóm MSM; chuyển giới; tiêm chích ma túy; bạn tình dị nhiễm được triển khai tại Bắc Giang từ tháng 10/2020. Đến nay sau 3 năm triển khai hoạt động đã có 337 lượt khách hàng sử dụng dịch vụ, số khách hàng sử dụng dịch vụ PrEP ít nhất một lần năm 2022 đạt 68%, năm 2023 đạt 98,3%, tỷ lệ duy trì điều trị PrEP từ 3 tháng trở lên năm 2022 đạt 58,8%, năm 2023 đạt 38,3%.

Tỷ lệ khách hàng là phụ nữ bán dâm tham gia điều trị PrEP tại tỉnh chưa ở mức cao (trong năm 2023 có 09 khách hàng tham gia điều trị) do khó tiếp cận đối tượng, một số đối tượng dấu danh tính, nghề nghiệp nên việc thống kê, báo cáo gặp khó khăn. Tuy vậy với giải pháp điều trị dự phòng nhiễm HIV bằng uống PrEP hàng ngày sẽ phòng ngừa được lây nhiễm HIV cho phụ nữ bán dâm nếu họ tuân thủ đúng điều trị. Theo các thử nghiệm lâm sàng, nếu tuân thủ tốt việc uống dự phòng PrEP thì PrEP có thể dự phòng được trên 90% khả năng lây nhiễm HIV. Đối với phụ nữ bán dâm, họ cần uống PrEP mỗi ngày một viên liên tục và đủ 21 liều mới có tác dụng bảo vệ. Trước khi dừng sử dụng PrEP, họ cần uống tiếp đến hết ngày 28 sau lần phơi nhiễm cuối cùng.  

Trong thời gian tới, để tiếp tục triển khai điều trị dự phòng trước phơi nhiễm PrEP, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, cùng với TTYT các huyện, thành phố tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về lợi ích của việc dự phòng lây nhiễm HIV bằng thuốc dự phòng PrEP, tăng chỉ tiêu tiếp cận các nhóm đối tượng có nguy cơ nhiễm HIV cao: MSM, nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm, người chuyển giới để tạo cầu cho PrEP; hỗ trợ các xét nghiệ để theo dõi PrEp và hỗ trợ đồng đẳng viên giới thiệu khách hàng và vận động khách hàng duy trì sử dụng PrEp để hướng tới mục tiêu đến năm 2030 tỷ lệ người có hành vi nguy cơ cao được tiếp cận dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV đạt 80%. Việc điều trị, dự phòng trước phơi nhiễm cho phụ nữ bán dâm và các đối tượng có nguy cơ lây nhiễm HIV bằng việc uống thuốc dự phòng PrEP sẽ là giải pháp tích cực trong dự phòng lây nhiễm HIV trong cộng đồng, góp phần thực hiện mục tiêu chung trong phòng chống HIV/AIDS tại tỉnh “giảm số người mới nhiễm HIV và tử vong liên quan đến AIDS, chấm dứt dịch AIDS tại Việt Nam vào năm 2030, giảm tối đa tác động của đại dịch HIV/AIDS đến sự phát triển kinh tế xã hội”.

 

Đỗ Phú