Thứ 7,04/05/2024,

Thống kê Thống kê

Đang truy cập: 7,883
Tổng số trong ngày: 6,654
Tổng số trong tuần: 115,336
Tổng số trong tháng: 54,905
Tổng số trong năm: 1,570,285
Tổng số truy cập: 39,050,915

Hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024: Bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt là trẻ nhỏ

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Với chủ đề: “Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm (ATTP) trong tình hình mới”, Tháng hành động vì ATTP năm 2024 diễn ra từ ngày 15-4 đến 15-5-2024 nhằm đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, xác định trách nhiệm và hành động của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong bảo đảm an ninh, ATTP; đề cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về ATTP; kịp thời thông tin các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng cao; các cơ sở vi phạm, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh, ATTP. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an ninh, ATTP. Nâng cao năng lực phòng ngừa, chủ động xử lý ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; giảm thiểu ngộ độc do tiêu dùng thực phẩm không an toà

Năm 2024, toàn huyện Lạng Giang có tổng số 419 cơ sở thực phẩm thuộc ngành Y tế quản lý, huyện đã thành lập 23 đoàn kiểm tra liên ngành, 03 đoàn chuyên ngành ATTP tiến hành kiểm tra các cơ sở thực phẩm trên địa bàn huyện , quý II năm 2024 xây dựng kế hoạch và tiến hành kiểm tra Ban chỉ đạo liên ngành ATTP các xã thị trấn.

Qua thanh tra, kiểm tra thực tế cho biết: Hành vi vi phạm chủ yếu là không có biện pháp phân biệt dụng cụ sử dụng riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm đã qua chế biến, nơi chế biến còn có côn trùng, động vật gây hại; một số người trực tiếp chế biến thức ăn không đội mũ, đeo khẩu trang, không cắt ngắn móng tay; không thực hiện kiểm thực 3 bước; cống rãnh thoát nước thải khu vực chế biến thực phẩm không được che kín; không có đủ giá kệ; dụng cụ thu gom rác thải không có nắp đậy. … Công tác thanh, kiểm tra, xử lý các lỗi vi phạm vệ sinh ATTP đã góp phần phòng ngừa và răn đe; nhiều sản phẩm hàng hóa vi phạm, mất an toàn đã được tịch thu tiêu hủy nhằm không để thực phẩm bẩn đến tay người tiêu dùng, đã thực hiện công khai các trường hợp vi phạm để cảnh báo cộng đồng.

Thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21-10-2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường bảo đảm an ninh, ATTP trong tình hình mới, Trung tâm Y tế phối hợp với Phòng Y tế tổ chức tập huấn kiến thức ATTP cho 4.28 người trực tiếp tham gia sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống trong đó có cán bộ quản lý, giáo viên phụ trách nuôi ăn bán trú, chủ cơ sở, người trực tiếp chế biến thực phẩm, người cung ứng thực phẩm tại các trường tham gia mô hình đảm bảo ATTP ăn tập thể.

Để công tác bảo đảm ATTP đối với các trường có bếp ăn bán trú trên địa bàn huyện thực hiện tốt công tác ATTP. Ban Chỉ đạo ATTP huyện đặc biệt là Phòng Giáo dục huyện đã tổ chức cuộc thi cô nuôi dưỡng giỏi năm 2024 nhân dịp tháng hành động ATTP. Qua cuộc thi cho thấy, các bếp ăn tại trường học đều có ý thức thực hiện các quy định về vệ sinh ATTP và đảm bảo đầy đủ, đa dạng các thức ăn đảm bảo đủ khẩu phần ăn và cân bằng các nhóm cho trẻ.

Các trường học đều có quyết định thành lập bếp ăn bán trú, thành lập Ban Vệ sinh ATTP, tổ giám sát vệ sinh ATTP và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên. 100% các trường mầm non tự nấu ăn bán trú; các trường tiểu học và THCS đều ký hợp đồng cung cấp dịch vụ với các đơn vị có đủ năng lực cung cấp dịch vụ ăn uống....

Bữa ăn của các trẻ mầm non được các cô nuôi dưỡng luôn thay đổi đảm bảo đa dạng và đầy đủ các nhóm thực phẩm

Tuy nhiên, công tác quản lý Nhà nước về vệ sinh ATTP vẫn còn những “điểm nghẽn”. Sự phối hợp của các cấp, các ngành trong công tác quản lý ATTP chưa thật sự chặt chẽ, thường xuyên; sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể trong giám sát, tuyên truyền, vận động, phát hiện, tố giác vi phạm ATTP còn hạn chế. Công tác quản lý Nhà nước về ATTP tại một số xã, phường, thị trấn còn hạn chế, đặc biệt là chế biến thực phẩm đối với đối tượng sản xuất nhỏ lẻ, thời vụ, kinh doanh thức ăn đường phố, kinh doanh thực phẩm tại cổng trường; việc kiểm soát, ngăn chặn các sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo ATTP... hiệu quả chưa cao. Xử lý vi phạm về ATTP còn khiêm tốn, nhất là tại các xã, thị trấn.

Nguyên nhân do nguồn kinh phí hỗ trợ đảm bảo vệ sinh ATTP chưa đáp ứng yêu cầu; nguồn huy động xã hội hóa công tác bảo đảm vệ sinh ATTP còn khó khăn. Công tác thẩm định cơ sở đủ điều kiện ATTP vẫn còn nhiều hạn chế và khó khăn do chưa có máy móc, thiết bị phục vụ. Hệ thống văn bản pháp luật về ATTP nhiều và thay đổi liên tục nên công tác cập nhật văn bản, triển khai các nội dung tại cấp huyện, xã còn chậm và khó khăn do cán bộ kiêm nhiệm nhiều lĩnh vực. đặc biệt là tuyến xã, thị trấn, chưa quan tâm đầu tư công tác bảo đảm ATTP, thiếu tính chủ động cho các hoạt động phối hợp, công tác kiểm tra, giám sát ở cấp xã chưa thực sự hiệu quả, chưa có xử lý vi phạm.

Trong tháng hành động Ban chỉ đạo liên ngành ATTP huyện tiến hành kiểm tra công tác quản lý nhà nước về ATTP các xã, thị trấn, Ban chỉ đạo liên ngành ATTP các xã, thị trấn tăng cường kiểm tra, giám sát về bảo đảm ATTP tại các bếp ăn tập thể ở cụm công nghiệp, trường học trên địa bàn, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện , xã và các tổ chức chính trị - xã hội tăng cường tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên hưởng ứng các hoạt động bảo đảm ATTP trong Tháng hành động; phòng ngừa dịch bệnh trên đàn vật nuôi và các sự cố về ATTP; thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm. Tăng cường triển khai xây dựng, nhân rộng các mô hình bảo đảm ATTP gắn với phong trào thi đua trong các tổ chức chính trị - xã hội; phổ biến kiến thức, hướng dẫn thực hành đúng cho nhân dân, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm về liên kết sản xuất đảm bảo ATTP theo chuỗi./.

 

Ngô Hiền-Trung tâm Y tế Lạng Giang