Thứ 3,18/06/2024,

Thống kê Thống kê

Đang truy cập: 6,188
Tổng số trong ngày: 9,317
Tổng số trong tuần: 36,140
Tổng số trong tháng: 273,868
Tổng số trong năm: 2,321,350
Tổng số truy cập: 39,801,980

Hướng dẫn quốc gia về sàng lọc và quản lý đái tháo đường thai kỳ

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết

Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết tương do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin hoặc cả hai. Theo Hội Nội tiết Hoa Kỳ (Endocrine Society) đái tháo đường thai kỳ là tình trạng liên quan đến tăng glucose huyết tương của mẹ và làm tăng nguy cơ các kết cục sản khoa bất lợi. Theo Liên đoàn Đái tháo đường thế giới, năm 2017 có khoảng 425 triệu người bị đái tháo đường trên thế giới ở độ tuổi từ 20 đến 79 tuổi, dự kiến đến năm 2045 có khoảng 700 triệu người bị đái tháo đường.

Nghiên cứu ở một số cơ sở của Việt Nam cho thấy tỉ lệ phụ nữ mang thai mắc đái tháo đường thai kỳ ở thành phố Hồ Chí Minh có xu hướng tăng dần trong những năm qua, từ 2,1% năm 1997 lên 4% năm 2007, 11% năm 2008 và khoảng 20% trong năm 2017. Theo khảo sát của các bệnh viện chuyên khoa sản trên toàn quốc, trong giai đoạn từ năm 2001-2004, tỉ lệ phát hiện bệnh đái tháo đường thai kỳ vào khoảng 3%-4%, tuy nhiên đến năm 2017, tỉ lệ này đã tăng lên mức 20% trên tổng số thai phụ được khám tại các bệnh viện/cơ sở y tế chuyên khoa.

Đái tháo đường thai kỳ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của bà mẹ cũng như của thai nhi; người mẹ có thể mắc các bệnh lý như tăng huyết áp- sẽ đe dọa đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi, bệnh lý võng mạc, bệnh lý mạch vành và nhiễm trùng tiết niệu, tăng nguy cơ tiền sản giật - sản giật và nguy cơ bị đái tháo đường thực sự trong tương lai.... Phần lớn các nghiên cứu chỉ ra rằng bất thường bẩm sinh tăng gấp 3 lần ở những thai nhi có mẹ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ trước đó mà không được kiểm soát tốt.

Nhằm nâng cao kiến thức cho cán bộ y tế về dự phòng và kiểm soát đái tháo đường thai kỳ cũng như thống nhất sử dụng trong toàn quốc, năm 2018, Bộ Y tế tổ chức biên soạn “Hướng dẫn quốc gia về dự phòng và kiểm soát đái tháo đường thai kỳ” với sự tham gia của các giáo sư, bác sĩ đầu ngành đang công tác trong lĩnh vực thai phụ khoa, nội tiết và dinh dưỡng. Với tiến bộ khoa học kỹ thuật, khuyến cáo cập nhật từ các hiệp hội chuyên ngành trong và ngoài nước, Bộ Y tế đã triển khai cập nhật Hướng dẫn quốc gia về dự phòng và kiểm soát đái tháo đường thai kỳ

Ngày 29/5/2024, Bộ Y tế ra Quyết định số 1470/QĐ-BYT về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn quốc gia về sàng lọc và quản lý đái tháo đường thai kỳ”, được áp dụng tại các cơ sở khám, chữa bệnh trong phạm vi toàn quốc, sử dụng thay thế Quyết định số 6173/QĐ-BYT ngày 12/10/2018 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Hướng dẫn quốc gia dự phòng và kiểm soát đái tháo đường thai kỳ.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đề nghị các đơn vị nghiên cứu tài liệu nêu trên, triển khai áp dụng trong công tác khám, chữa bệnh, quản lý thai nghén, chăm sóc phụ nữ trước sinh, trong và sau sinh theo chức năng nhiệm vụ được giao.

Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh mạn tính thường gặp. Theo Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế, năm 2021 có khoảng 538 triệu người mắc đái tháo đường trên thế giới ở độ tuổi 20 đến 79 tuổi, và dự kiến đến năm 2045 sẽ có khoảng 700 triệu người mắc đái tháo đường. Tương tự ĐTĐ trong dân số chung, tỷ lệ lưu hành của đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) cũng tăng theo thời gian.

Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á đang phát triển với dân số khoảng 100,3 triệu người (theo kết quả sơ bộ Điều tra Biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 1/4/2023 - Tổng cục Thống kê) và có tỷ lệ đái tháo đường týp 2 ngày càng tăng. Năm 2021, tỉ lệ đái tháo đường ở người trưởng thành là 7,1%.

Cùng với bệnh đái tháo đường, ĐTĐTK cũng ngày càng tăng do tui sinh đẻ tăng, phụ nữ ngày càng thừa cân, béo phì và ít vận động. Tỉ lệ ĐTĐTK thay đổi tùy thuộc vào dân số nghiên cứu, tiêu chí chọn mẫu, tiêu chuẩn chẩn đoán. Tại Việt Nam, trong một số nghiên cứu tại các vùng miền khác nhau, tỉ lệ này tăng nhanh từ 3,9% vào năm 2004 đến 20,3% năm 2012 và 20,9% năm 2017.

Khoảng 50% phụ nữ mắc đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) sẽ tiến triển thành ĐTĐ týp 2 trong vòng 5-10 năm sau sinh và chỉ có 31,1% được chẩn đoán. Trong số bệnh nhân được chẩn đoán, chỉ có 28,9% được điều trị.

Chi tiết xem tại đây

Việt Nga