Thứ 2,29/04/2024,

Thống kê Thống kê

Đang truy cập: 9,889
Tổng số trong ngày: 964
Tổng số trong tuần: 24,461
Tổng số trong tháng: 366,369
Tổng số trong năm: 1,479,410
Tổng số truy cập: 38,960,040

Hội nghị trực tuyến Đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin COVID - 19 và công tác phòng chống dịch bệnh

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết

 

Ngày 2/8/2022 Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị trực tuyến Đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin COVID - 19 và công tác phòng chống dịch bệnh do Quyền Bộ trưởng Đào Hồng Lan chủ trì.

Tại điểm cầu Bắc Giang, tham dự và chủ trì Hội nghị có ông Từ Quốc Hiệu, Giám đốc Sở Y tế, cùng các lãnh đạo, chuyên viên một số phòng liên quan; lãnh đạo, trưởng các khoa, phòng của Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Sản Nhi, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật.

 

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Quyền Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho biết, hiện dịch COVID-19 cơ bản được kiểm soát tốt trên phạm vi cả nước. Các hoạt động kinh tế, xã hội đã dần trở lại bình thường và đạt được kết quả tương đối toàn diện. Bệnh Đậu mùa khỉ và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi khác được theo dõi chặt chẽ, bám sát diễn biến của tình hình dịch và chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó để ngăn chặn sự xâm nhập và hạn chế lây lan trong nước. Các bệnh truyền nhiễm lưu hành trong nước như Cúm mùa, Sốt xuất huyết, Tay chân miệng vẫn cơ bản được kiểm soát với nhiều giải pháp quyết liệt được thực hiện trong thời gian qua…Tuy nhiên, công tác phòng chống dịch thời gian qua vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Tốc độ tiêm vắc xin COVID-19 ở một số địa phương hiện nay vẫn chưa đạt tiến độ theo yêu cầu, nhất là tiêm mũi 3, mũi 4 cho người trên 18 tuổi và tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi. Tình trạng né tránh tiêm vắc xin ở một bộ phận người dân. Công tác truyền thông, vận động, khuyến khích người dân tham gia công tác phòng, chống dịch, nhất là công tác tiêm chủng vắc xin chưa hiệu quả; nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch chưa được đảm bảo; tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế ở nhiều nơi gây ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch...

Tại Hội nghị các đại biểu đã được nghe Báo cáo tình hình dịch bệnh và các biện pháp đã triển khai; những tồn tại, khó khăn và đề xuất các giải pháp; Tình hình tiêm chủng phòng COVID-19, những tồn tại và giải pháp; Báo cáo về triển khai hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh Đậu mùa khỉ và tăng cường công tác điều trị sốt xuất huyết, tay chân miệng; Công tác truyền thông phòng chống dịch COVID-19, Đậu mùa khỉ, Sốt xuất huyết, Tay, chân, miệng và truyền thông công tác tiêm phòng COVID-19.

Trong Báo cáo về công tác phòng chống dịch 7 tháng đầu năm tại Hội nghị, TS Nguyễn Lương Tâm- Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết số ca mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi đã ghi nhận ở nhiều quốc gia. Riêng dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, khó lường và đã bùng phát trở lại tại một số quốc gia với sự xuất hiện của Omicron và các biến thể BA.4, BA.5, BA.2.75, BA.2.12.1. Trong 3 tuần gần đây, số ca nhập viện và số ca tử vong đã gia tăng trở lại. Tại Việt Nam, 7 tháng đầu năm cả nước ghi nhận hơn 9 triệu ca mắc COVID-19 (chiếm 83,9% tổng số ca mắc), gần 11 nghìn ca tử vong (0,1%). Từ cuối tháng 3, dịch có xu hướng giảm mạnh và hiện vẫn đang được cơ bản kiểm soát tốt trên phạm vi cả nước. Biến thể phụ BA.4, BA.5 của Omicron đã được ghi nhận trong nước. Số ca mắc mới trong tuần vừa qua tăng 48% so với tuần trước đó và dự báo số ca mắc sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Trước đà lây lan của dịch bệnh ở các nước trên thế giới, Bộ Y tế đã đánh giá nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam của bệnh Đậu mùa khỉ và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi khác là hiện hữu. Các bệnh truyền nhiễm lưu hành trong nước như Sốt xuất huyết, Tay chân miệng, Cúm… đang trong mùa cao điểm bùng phát dịch, làm tăng nguy cơ dịch chồng dịch.

Tại Hội nghị Quyền Bộ trưởng Đào Hồng Lan đề nghị các địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chủ động, quyết liệt trong phòng, chống dịch bệnh; UBND tỉnh, thành phố tăng cường chỉ đạo tổ chức triển khai hiệu quả Nghị quyết 38/NQ-CP của Chính phủ. Chủ động, sẵn sàng đáp ứng các tình huống dịch có thể xảy ra, không để bất ngờ, bị động; Các cơ sở điều trị thực hiện tốt việc phân tuyến, phân luồng khám, sàng lọc bệnh, tập trung đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tiêm vaccine COVID-19 theo chỉ đạo của Chính phủ, hoàn thành sớm nhất kế hoạch đề ra; đặc biệt chú trọng việc tiêm vaccine mũi 3, mũi 4 cho từng nhóm đối tượng, tiêm vaccine cho trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi theo hướng dẫn của Bộ Y tế và không để vaccine không được sử dụng kịp thời, gây lãng phí; Theo dõi chặt chẽ sự xuất hiện của các biến thể mới của COVID-19, bệnh Đậu mùa khỉ và các bệnh truyền nhiễm khác.