Thứ 5,02/05/2024,

Thống kê Thống kê

Đang truy cập: 10,983
Tổng số trong ngày: 8,186
Tổng số trong tuần: 89,695
Tổng số trong tháng: 29,264
Tổng số trong năm: 1,544,644
Tổng số truy cập: 39,025,274

CÔNG TÁC TIÊM CHỦNG ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN NHIỄM HIV

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết

 

1. ĐỐI VỚI TRẺ NHIỄM VÀ TRẺ PHƠI NHIỄM VỚI HIV

Trẻ phơi nhiễm và nhiễm HIV được tiêm chủng theo lịch như mọi trẻ khác, trừ một số vắc xin sau:

1.1 Vắc xin BCG

Chỉ định tiêm vắc xin BCG cho:

- Tất cả trẻ sinh từ mẹ không rõ tình trạng nhiễm HIV theo lịch tiêm chủng.

- Tất cả trẻ sinh từ mẹ nhiễm HIV nhưng chưa được xác định tình trạng HIV và không có dấu hiệu lâm sàng nhiễm HIV, bất kể trẻ có được dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con hay không. Trì hoãn tiêm vắc xin BCG cho trẻ có các biểu hiện lâm sàng nghi nhiễm HIV cho đến khi khẳng định tình trạng nhiễm HIV.

- Trì hoãn tiêm vắc xin BCG cho trẻ sơ sinh được khẳng định nhiễm HIV cho đến khi trẻ được điều trị ARV ổn định (CD4 > 25% với trẻ dưới 5 tuổi và CD4 ≥ 200 TB/mm3 đối với trẻ từ 5 tuổi trở lên).

Lưu ý:

Theo dõi trẻ sau tiêm vắc xin BCG để phát hiện bệnh do tiêm BCG: Loét vị trí tiêm, viêm hạch, bệnh BCG lan tỏa (suy mòn, gan lách hạch to).

1.2. Các vắc xin khác

2.1. Các vắc xin sống: Sởi, quai bị, rubella, thủy đậu, bại liệt uống.

- Vắc xin sởi: Tiêm vắc xin sởi cho trẻ nhiễm HIV không có triệu chứng. Cân nhắc tiêm vắc xin sởi cho trẻ có triệu chứng nhiễm HIV nhưng không bị suy giảm miễn dịch nặng. Liều tiêm đầu tiên bắt đầu từ tháng thứ 6, hai liều tiếp được tiêm theo lịch tiêm chủng.

- Vắc xin quai bị, rubella, thủy đậu, bại liệt uống: Không sử dụng vắc xin quai bị, rubella, thủy đậu, bại liệt uống cho trẻ nhiễm HIV có suy giảm miễn dịch nặng. Khi trẻ được điều trị ARV ổn định tiếp tục tiêm cho trẻ theo lịch như trẻ không nhiễm HIV.

2.2. Các vắc xin khác không phải là vắc xin sống: Trẻ phơi nhiễm và nhiễm HIV được chỉ định như mọi trẻ khác.

2. ĐỐI VỚI NGƯỜI LỚN NHIỄM HIV

Tiêm chủng các vắc xin cho người lớn nhiễm HIV theo Bảng 27.

Bảng 27. Lịch tiêm chủng cho người lớn nhiễm HIV

 

Cúm

Bạch hầu- Ho gà- Uốn ván

Thủy đậu

Vắc xin phế cầu

Vắc xin não mô cầu

Sởi, quai bị, Rubella

Thương hàn

HPV (nữ giới 16 - 26 tuổi)

Viêm gan A

Viêm gan B

HiB

Tả

CD4 <200 TB /mm 3

Tiêm 1 mũi hàng năm

Cứ 10 năm tiêm nhắc lại 1 mũi

Trì hoãn

Tiêm 1 mũi

Tiêm theo lịch

Trì hoãn

Tiêm 1 mũi, nhắc lại 3 năm 1 lần

Tiêm 3 mũi: 0, 2, 6 (tháng)

2 mũi, cách nhau 12-18 tháng

Tiêm 3 mũi: 0,1,6

Cân nhắc tiêm 1- 3 mũi

Uống 2 liều, cách nhau 14 ngày

CD4 ≥200 TB /mm3

Tiêm 2 mũi theo lịch

Tiêm 1 hoặc 2 mũi

- Trường hợp phải trì hoãn tiêm vắc xin sống, có thể tiếp tục tiêm phòng sau khi người bệnh được điều trị ARV ổn định.

- Các vắc xin khác: tiêm phòng như người không nhiễm HIV.

- Vắc xin Covid-19: Người nhiễm HIV mắc COVID-19 có nguy cơ phải nhập viện và tử vong cao hơn so với người không nhiễm HIV. Vì vậy cần ưu tiên tiêm vắc xin Covid-19 cho người nhiễm HIV. Lịch tiêm phòng vắc xin thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Không có tương tác giữa vắc xin Covid-19 và thuốc ARV, vì vậy không ngừng điều trị thuốc ARV trước và sau khi tiêm.