Thứ 3,07/05/2024,

Thống kê Thống kê

Đang truy cập: 13,462
Tổng số trong ngày: 2,660
Tổng số trong tuần: 28,904
Tổng số trong tháng: 89,686
Tổng số trong năm: 1,605,066
Tổng số truy cập: 39,085,696

Bị dị ứng son môi phải làm sao? Hướng dẫn xử lý an toàn và hiệu quả

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết

Nhiều loại son kém chất lượng gây ra tình trạng dị ứng. Tuy đây là trường hợp không quá lạ lẫm, nhưng nếu gặp phải, bạn cần biết cách xử lý để không để lại hậu quả đáng tiếc.

Có rất nhiều người dị ứng với son môi

Dị ứng son môi là gì? Dấu hiệu nhận biết 

Dị ứng son môi là tình trạng da môi trở nên bất thường sau khi tiếp xúc với một hoặc nhiều loại chất lạ nào đó có trong son môi. Hiện tượng dễ nhận biết đó chính là:

  • Cảm giác ngứa xuất hiện 
  • Môi sẽ bị thâm và xỉn màu theo thời gian nếu không được xử lý. 
  • Môi sẽ bị khô kèm theo đó là nứt nẻ.
  • Hiện tượng sưng, viêm xuất hiện. 
  • Nặng hơn là các mụn nước bắt đầu xuất hiện li ti xung quanh môi. 
  • Vài ngày sau các mụn nước chảy dịch và bong tróc. 
  • Môi sẽ ngày càng yếu dần. 
  • Thậm chí tình trạng môi bị kích ứng nặng sẽ dẫn đến các bệnh liên quan đến dạ dày. 

Có 2 loại dị ứng đó là dị ứng cấp tính và dị ứng mãn tính. Trong đó dị ứng cấp tính sẽ diễn ra ngay sau khi sử dụng dụng son môi. Bạn sẽ có cảm giác bất thường, ngứa hoặc khó chịu. Tình trạng nặng có thể lan ra vùng da xung quanh. 

Trong khi đó dị ứng mãn tính sẽ xuất hiện trễ hơn. Có thể là sau 1 ngày sử dụng son môi. Tình trạng sẽ kéo dài nhiều giờ liền hoặc trong nhiều ngày nếu bạn vẫn tiếp tục sử dụng loại son môi đó. Hiện tượng này rất dễ khiến bạn không nghĩ son môi là nguyên nhân. Do đó hãy cẩn thận trong việc lựa chọn và sử dụng son môi cho bản thân. 

Môi sưng và ngứa là dấu hiệu của dị ứng son môi

Một số nguyên nhân gây nên dị ứng môi

Nếu bị dị ứng son môi, thì nguyên nhân hàng đầu chính là bạn sử dụng son môi kém chất lượng. Hoặc da kích ứng với 1 loại chất nào đó có trong son môi. Có rất nhiều dòng son chứa nhiều chất hóa học. Một số loại chất dễ gây kích ứng như: hương liệu, nước hoa, thành phần chất bảo quản, chất làm mềm, tinh chất dầu, chất làm dày môi, chất tạo độ lì, màu nhuộm, …. Bên cạnh đó một số nguyên nhân khác như: 

Cơ địa nhạy cảm 

Đối với những làn môi quá nhạy cảm, thì việc dị ứng son môi thường xuyên xảy ra. Hiện nay dù à sử dụng các dòng son có thương hiệu, nhưng do tính chất của son thì nhiều bạn vẫn bị kích ứng với một số thành phần có trong son. Chưa kể, với độ nhạy cảm này thì chỉ cần sử dụng 1 lần với dòng son trôi nổi không có nguồn gốc, môi bạn sẽ dễ dị ứng nhanh chóng. 

Do đó để đảm bảo không dị ứng, hãy quan tâm đến việc đọc thành phần trước khi mua. 

Dị ứng có thể do cơ địa

Sử dụng son môi quá hạn sử dụng 

Son quá hạn sử dụng thì các chất thành phần cũng sẽ bị biến đổi, nhất là các chất hóa học. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến khiến môi bị dị ứng. Hạn sử dụng của son sau khi mở nắp thường sẽ là 1 năm. Sau khi thấy son có chút dấu hiệu khác lại so với bình thường, là người có làn da nhạy cảm, hãy cẩn thận khi sử dụng, hoặc đừng chần chừ mà  thay cho mình một cây son mới. 

Hướng dẫn xử lý tình trạng dị ứng son môi 

Nếu gặp trường hợp da môi bị dị ứng sau khi sử dụng son trang điểm, tùy vào biểu hiện, hãy xử lý theo các cách sau: 

  • Nếu môi chỉ bị ngứa ngay sau khi dùng son, bạn đừng bỏ qua điều này, thay vào đó hãy cẩn thận dùng nước tẩy trang và lâu sạch vết son môi để giúp da môi dịu và không khiến tình trạng dị ứng trở nặng. Lưu ý không được dùng tẩy trang chứa cồn hay các hoạt chất dễ gây kích ứng. Nếu không có bạn hãy dùng nước ấm hoặc nước muốii sinh lí để làm sạch môi. 
  • Trong trường hợp cảm giác ngứa vẫn không hết sau khi tẩy trang, bạn hãy ra nhà thuốc để được kê đơn chống dị ứng. Hãy nêu rõ tình trạng của mình và chỉ được uống thuốc khi đã được dược sĩ kê đơn. 
  • Trong quá trình môi lành, hãy dùng đá lạnh để chườm vào vết thương để giảm ngứa và giảm sưng nếu có. Ngoài ra, việc chườm đá còn giúp làm sạch hoặc cầm máu nếu môi quá khô và nứt nẻ nhiều. 
  • Đối với việc vết thương sưng lớn và không có dấu hiệu giảm, hãy đến ngay trung tâm y tế để được chẩn đoán và thực hiện theo hướng dẫn. 

Tẩy son môi ngay sau khi thấy ngứa

Lưu ý: Đối với da đang bị dị ứng, tuyệt đối không được sử dụng bất kỳ loại mỹ phẩm nào trên da môi để tránh việc kích ứng trở nặng, kể cả son dưỡng. 

Trên đây là hướng dẫn cách xử lý dị ứng son môi phải làm sao. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trên bài viết, bạn đã có các kiến thức hữu ích và ứng dụng thành công vào thực tế. Dị ứng son môi không quá phổ biến sau khi trang điểm cá nhân nhưng việc biết cách xử lý sẽ giúp ích rất nhiều trong cuộc sống của chúng ta.

Nguồn: TK

Bài viết trên chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.