Chủ nhật,30/06/2024,

User Online: 13,660
Total visited in day: 14,493
Total visited in Week: 14,492
Total visited in month: 434,009
Total visited in year: 2,481,491
Total visited: 39,962,121

Tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động sang người

|
查看数次:
Thực hiện Công văn số 1554/SYT-NVY ngày 24/6/2024 của Sở Y tế về việc tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh. Để chủ động phòng, chống các dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người có hiệu quả, không để bùng phát thành dịch lớn và hạn chế các trường hợp tử vong, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đề nghị Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố, các Khu công nghiệp (KCN) triển khai thực hiện tốt một số nội dung:

Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tăng cường công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức của người dân về các biện pháp phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người; khuyến cáo mạnh mẽ người dân không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc; thực hiện an toàn thực phẩm trong giết mổ, chế biến gia cầm và các sản phẩm của gia cầm, không ăn tiết canh và không sử dụng gia cầm ốm, chết không rõ nguyên nhân; không tham gia, không tiếp tay cho việc vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật, đặc biệt là gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép vào địa bàn tỉnh; khi bị động vật cắn (chó, mèo…) phải đến các cơ sở y tế để được tư vấn, xử lý vết thương và tiêm vắc xin đầy đủ, tuyệt đối không sử dụng thuốc nam để điều trị.

          Phối hợp với Phòng Y tế tham mưu UBND huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch ứng phó với các bệnh lây truyền từ động vật sang người theo các kịch bản, tình huống dịch; chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện về nhân lực, thuốc, trang thiết bị, vật tư, hóa chất… để tiếp nhận, cách ly, điều trị, cấp cứu người bệnh, hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong.

          Tăng cường giám sát để phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ hoặc mắc các bệnh lây truyền từ động vật sang người như dại, cúm gia cầm… tại các cơ sở y tế, khu công nghiệp và cộng đồng, đặc biệt giám sát chặt chẽ những người giết mổ, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm sống, các trường hợp có hội chứng viêm đường hô hấp cấp tính, viêm phổi nặng do vi rút. Khi phát hiện trường hợp nghi ngờ hoặc mắc các bệnh lây truyền từ động vật sang người, lấy mẫu xét nghiệm gửi về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật để xét nghiệm chẩn đoán xác định; kịp thời thông báo, chia sẻ thông tin cho các đơn vị liên quan về các trường hợp mắc bệnh lây truyền từ động vật sang người để phối hợp điều tra, xác định nguyên nhân, xử lý và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.

          Thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình dịch bệnh trên địa bàn để có kế hoạch ứng phó kịp thời; khuyến cáo người dân đi, đến từ vùng dịch, chủ động báo cáo cho cơ sở y tế gần nhất, đồng thời tự theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày để phát hiện sớm, cách ly, điều trị kịp thời hạn chế các biến chứng và tử vong; xử lý triệt để ổ dịch theo quy định của Thông tư số 16/2013/TTLT-BYT-BNN&PTNT ngày 27/5/2013 của Bộ Y tế và Bộ NN&PTNT về Hướng dẫn phối hợp phòng, chống bệnh lây từ động vật sang người.

          Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan y tế, cơ quan thú y và chính quyền địa phương trong việc giám sát các dịch bệnh truyền nhiễm lây từ động vật sang người, nhất là tại các khu vực đã từng có dịch bệnh xuất hiện, khu vực có nguy cơ cao để phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, nghi mắc bệnh, cảnh báo và xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện; kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển, giết mổ động vật, chế biến các sản phẩm không bảo đảm yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm; xử lý nghiêm các trường hợp giấu dịch, không báo cáo dẫn đến dịch bệnh lây lan rộng, gây ảnh hưởng cho người dân và cộng đồng. Hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hoá chất khu vực chuồng nuôi và khu vực xung quanh có nguy cơ cao; khẩn trương rà soát, tổ chức tiêm vắc xin phòng các bệnh, đặc biệt đối với các bệnh nguy hiểm trên vật nuôi như (Cúm gia cầm, Lở mồm long móng, Tai xanh, Dại...) tại các địa phương, bảo đảm tỷ lệ đạt trên 80% tổng đàn tại thời điểm tiêm vắc xin.

Đỗ Phú