Thứ 7,22/06/2024,

User Online: 4,261
Total visited in day: 3,213
Total visited in Week: 73,694
Total visited in month: 311,422
Total visited in year: 2,358,904
Total visited: 39,839,534

Trung tâm Y tế huyện Hiệp Hòa: Chủ động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm ở người

|
查看数次:
font-size: A- A A+
Đọc bài viết

Để chủ động triển khai công tác phòng, chống dịch, bệnh trên địa bàn huyện, Trung tâm Y tế Hiệp Hòa xây dựng kế hoạch chủ động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm ở người năm 2024 nhằm đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh, công tác y tế sẵn sàng đáp ứng khi dịch bệnh bùng phát đặc biệt là dịch Covid-19; thảm họa, tai nạn thương tích xảy ra trên địa bàn huyện. Phấn đấu không để xảy ra ngộ độc thực phẩm; phòng, chống chủ động tích cực các bệnh lây qua đường tiêu hóa, hô hấp và các dịch bệnh khác nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, góp phần phát triển kinh tế, xã hội. Giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm, khống chế kịp thời dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra, nếu có dịch phải được phát hiện kịp thời và không để lan rộng, hạn chế thấp nhất số mắc và tử vong.

Để công tác phòng, chống dịch, bệnh trên địa bàn huyện được triển khai có hiệu quả, Trung tâm Y tế huyện tăng cường phối kết hợp chặt chẽ với các ban, ngành có liên quan tham mưu cho UBND cấp huyện, xã trong công tác chỉ đạo, xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn huyện. Kiện toàn và duy trì hoạt động của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp, đẩy mạnh hoạt động của các tiểu ban phòng, chống dịch. Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm tại các tuyến. Đặc biệt đối với dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi. Tham mưu UBND huyện công bố dịch khi có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn, công bố hết dịch khi đủ điều kiện theo Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg ngày 28/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Lập dự toán kinh phí đề nghị UBND các cấp hỗ trợ kinh phí chi cho các hoạt động: giám sát, xử lý ổ dịch, mua thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị…để phục vụ công tác phòng, chống dịch kịp thời. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm theo Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ Y tế.

Đồng thời, Trung tâm đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe. Phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể tăng cường công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe về các biện pháp phòng chống dịch, bệnh lây truyền qua đường hô hấp và các bệnh truyền nhiễm theo mùa; vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường. Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin trong chương trình TCMR…bằng nhiều hình thức như: Truyền thông trực tiếp qua hội họp, sinh hoạt câu lạc bộ, trên Đài truyền thanh huyện phố và hệ thống loa truyền thanh của thôn, tổ dân phố; cấp tờ rơi đến hộ gia đình, trường học… Tuyên truyền vận động nhân dân tiêm chủng các loại vắc xin ngoài Chương trình tiêm chủng mở rộng để nâng cao miễn dịch, chủ động phòng các bệnh truyền nhiễm hiện có vắc xin phòng bệnh. Hướng dẫn người dân thực hiện đầy đủ các khuyến cáo của Bộ Y tế trong việc phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm. Tăng tần suất tuyên truyền các khuyến cáo các bệnh truyền nhiễm mới nổi như: Covid-19, đậu mùa khỉ, sốt xuất huyết, tay chân miệng, VNNB, dại…

Thực hiện tốt công tác điều tra dịch tễ các ca bệnh, tăng cường công tác giám sát bệnh chủ động, giám sát trọng điểm theo các chỉ số giám sát cảnh báo, để có biện pháp phòng, chống dịch chủ động. Phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh đầu tiên để có biện pháp xử lý ca bệnh, khoanh vùng xử lý ổ dịch triệt để và điều trị kịp thời, không để lây lan ra cộng đồng. Củng cố và duy trì hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm tại các tuyến. Bảo đảm trực dịch hàng ngày, duy trì, củng cố, bổ sung cập nhật số điện thoại tiếp nhận thông tin giám sát 24/24h. Phối hợp tốt giữa hệ thống Y tế dự phòng và điều trị trên địa bàn trong công tác điều trị, giám sát, phát hiện, ghi nhận và thông báo ca bệnh, bảo đảm không có ca bệnh bị bỏ sót hoặc báo cáo muộn từ các cơ sở. Tăng cường công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, sử dụng nước sạch, … Chuẩn bị đầy đủ hóa chất, vật tư, trang thiết bị y tế, thuốc, phương tiện,… khi nguy cơ và có dịch xảy ra. Sẵn sàng đáp ứng cho công tác phòng, chống và xử lý dịch. Phối hợp tổ chức tập huấn về kỹ năng giám sát, xử lý ổ dịch cho 100% cán bộ làm công tác phòng, chống dịch trên địa bàn toàn huyện. Tăng cường năng lực xét nghiệm, bổ sung hóa chất, sinh phẩm, test chẩn đoán nhanh, thiết bị xét nghiệm,… và tổ chức tập huấn về công tác xét nghiệm cho tuyến dưới khi có nhu cầu theo quy định.

Bên cạnh đó, đơn vị phối hợp tổ chức tập huấn về chẩn đoán, phác đồ điều trị các bệnh truyền nhiễm gây dịch cho các cơ sở điều trị trên địa bàn theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Tăng cường nhân lực, vật lực, trang thiết bị y tế, khu buồng cách ly để phục vụ cho công tác chẩn đoán, điều trị, cấp cứu bệnh nhân khi có dịch xảy ra để đạt mục tiêu giảm tử vong. Củng cố đội cấp cứu cơ động với đầy đủ vật tư hóa chất, thuốc, phương tiện, trang thiết bị,… sẵn sàng đáp ứng khi có dịch bệnh xảy ra và hỗ trợ kịp thời cho các cơ sở khi có yêu cầu. Sẵn sàng thành lập khu điều trị và cách ly ngay tại vùng dịch khi có dịch xảy ra ở các cơ sở.

Về công tác phối hợp liên ngành, trong năm 2024, Trung tâm Y tế huyện Hiệp Hòa tăng cường phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành liên quan trong triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh. Phối hợp với ngành Giáo dục và đào tạo trong phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm gây dịch xảy ra tại các trường học; đảm bảo công tác y tế học đường; vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, vệ sinh trong an toàn thực phẩm,... Phối hợp với ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong phòng chống các bệnh lây truyền từ động vật, gia súc, gia cầm, thủy cầm sang người (Bệnh dại, Cúm A/H5N1, Cúm A/H7N9,...). - Phối hợp với Đài truyền thanh huyện để đưa thông tin về tình hình dịch bệnh trên địa bàn và các cơ sở; tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh cho nhân dân. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh tại các cơ sở trên địa bàn. Thực hiện chế độ khai báo, thông tin và báo cáo bệnh truyền nhiễm theo Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ Y tế.

Trung tâm Y tế các huyện phối hợp với Phòng Y tế và các đơn vị có liên quan tham mưu cho UBND huyện kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch; xây dựng kế hoạch kinh phí phòng, chống dịch chủ động ở người năm 2024 trình UBND huyện phê duyệt; hướng dẫn các Trạm Y tế các xã, thị trấn lập kế hoạch dự trù kinh phí đề nghị UBND xã, phường, trị trấn hỗ trợ cho công tác phòng, chống dịch. Phối hợp với ngành Giáo dục và các ngành liên quan trên địa bàn tăng cường công tác tuyên truyền phòng chống dịch, bệnh truyền nhiễm trong nhà trường, giám sát dịch tễ, chủ động phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh đầu tiên, để xử lý, cách ly và điều trị kịp thời, không để lan rộng ra cộng đồng. Kiện toàn lại các đội/tổ phòng, chống dịch của đơn vị, chuẩn bị đầy đủ thuốc, trang thiết bị hồi sức cấp cứu, phòng hộ cá nhân và các phương tiện cần thiết để sẵn sàng tiếp nhận, cấp cứu và điều trị bệnh nhân, chuẩn bị các phương án để thu dung, điều trị bệnh nhân; có kế hoạch mở rộng các cơ sở thu dung, điều trị bệnh nhân theo từng tình huống dịch để tránh hiện tượng quá tải. Thực hiện nghiêm ngặt việc phân luồng khám bệnh, cách ly khu điều trị; thực hiện kiểm soát nhiễm khuẩn tại khoa điều trị, phòng chống lây nhiễm chéo, xử lý các vật dụng bị ô nhiễm và chất thải của bệnh nhân theo quy định. Rà soát, cập nhật và bổ sung hướng dẫn chẩn đoán, điều trị các bệnh truyền nhiễm theo hướng dẫn của Bộ Y tế; TTYT huyện điều trị các trường hợp thông thường, hạn chế chuyển viện tránh lây lan rộng ra cộng đồng.  Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, hỗ trợ cho Trạm Y tế và các đoan vị y tế tư nhân trên địa bàn triển khai thực hiện các hoạt động phòng, chống dịch; điều tra, xử lý ổ dịch theo quy định của Bộ Y tế; lấy mẫu, gửi mẫu xét nghiệm theo đúng quy định. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm quy định tại Thông tư số 54/2015/TT-BYT của Bộ Y tế.

Trạm Y tế xã, thị trấn xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động phòng, chống dịch, bệnh chủ động ở người năm 2024; kiểm tra củng cố cơ số thuốc phòng, chống dịch để sẵn sàng ứng phó khi có dịch xảy ra. Tham mưu cho UBND xã/thị trấn kiện toàn Ban Chỉ đạo, các tổ phòng, chống dịch cơ động của xã, thị trấn; xây dựng kế hoạch, hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm ở người năm 2024 trên địa bàn. Tổ chức hoạt động truyền thông giáo dục phòng chống bệnh truyền nhiễm trên địa bàn. Điều tra, giám sát dịch, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh đầu tiên để cách ly, xử lý, chuyển tuyến kịp thời; hướng dẫn y tế thôn bản triển khai công tác tuyên truyền, điều tra và giám sát dịch bệnh. Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo và khai báo dịch, bệnh truyền nhiễm quy định tại Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Về kinh phí triển khai được sử dụng kinh phí thường xuyên, nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để thực hiện các hoạt động phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn.  Khi có dịch bệnh xảy ra, các Trạm Y tế chủ động sử dụng vật tư, hóa chất, trang thiết bị y tế của đơn vị và đồng thời lập dự toán chi tiết về nhu cầu kinh phí cho hoạt động phòng chống dịch trên địa bàn, báo cáo trình UBND các xã/thị trấn hỗ trợ để phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn.

Đặng Luyến