Thứ 6,24/05/2024,

User Online: 29,394
Total visited in day: 3,456
Total visited in Week: 93,324
Total visited in month: 357,624
Total visited in year: 1,873,004
Total visited: 39,353,634

Sơn Động tăng cường phòng chống bệnh Dại

|
查看数次:
font-size: A- A A+
Đọc bài viết

Tại Sơn Động, ngày 02/5/2024, ghi nhận 01 bệnh nhân trú tại thôn Mùng, xã Dương Hưu nghi mắc Dại đang điều trị tại Bệnh viện Bãi Cháy, tỉnh Quảng Ninh. Trước tình trạng trên, để hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp chó, mèo cắn gây thương tích ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người dân, Huyện Sơn Động đã tăng cường các biện pháp phòng chống bệnh Dại trên địa bàn.

Bệnh Dại là bệnh truyền nhiễm, do vi rút dại lây từ động vật có vú sang người, dẫn đến nhiễm trùng não và thần kinh nghiêm trọng, tỷ lệ tử vong cao nếu không được xử lý y tế và tiêm vắc xin, huyết thanh kháng dại kịp thời. Theo thống kê có đến 99% số ca bệnh Dại ở người do chó nhà nhiễm vi rút Dại lây sang người qua những vết cắn hoặc cào. Bệnh Dại có thể được ngăn ngừa chủ động bằng cách tiêm phòng cho chó, tiêm vắc xin, huyết thanh kháng Dại kịp thời khi bị động vật cắn và tốt nhất là không để bị chó, mèo cắn.

Tại các xã, thị trấn, các ngành, đoàn thể, trưởng các thôn, tổ dân phố trên địa bàn thống kê tất cả các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình hiện đang nuôi chó, mèo. Từ đó yêu cầu các tổ chức, hộ gia đình phải cam kết quản lý đàn vật nuôi của mình, không để tình trạng chó thả rông ngoài đường không đeo rọ mõm, không tiêm phòng vắc xin… Phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Dịch vụ Kỹ thuật Nông nghiệp huyện tổ chức tiêm phòng vắc xin cho 100% đàn chó, mèo tại địa phương. Đồng thời tuyên truyền cho nhân dân chấp hành đầy đủ các quy định của Pháp luật về chăn nuôi chó, mèo; có trách nhiệm với cộng đồng và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu vật nuôi của mình làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người khác.

Các trạm Y tế xã, thị trấn tuyên truyền cho nhân dân hiểu biết về bệnh Dại, đặc biệt là mùa Hè nóng bức là điều kiện thuận lợi để vi rút dại phát triển; Khi bị động vật cắn, nhất là chó cắn, điều đầu tiên phải thực hiện là rửa vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước sạch ngay lập tức. Chỗ vết cắn, trầy xước hãy làm sạch hoàn toàn với cồn 70% rượu/ethanol hoặc povidone-iodine (nếu có) hoặc có thể làm sạch bằng xà phòng, chất tẩy rửa,… ít nhất 15 phút, băng bó đơn giản, đến ngay cơ sở y tế gần nhất để xử lý vết thương và tiêm vắc xin, huyết thanh kháng Dại theo đúng quy định của Bộ Y tế; “Tuyệt đối không được điều trị bằng thuốc Nam” tại nhà.

 Phòng Y tế, Trung tâm Y tế huyện có nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc các địa phương, đơn vị thực hiện tốt công tác tuyên truyền, thường xuyên giám sát dịch tễ trên địa bàn để kịp thời xử lý khử khuẩn và xử lý ca bệnh, hạn chế tối đa những ca mắc do bệnh Dại trên địa bàn huyện.

Bích Hợp