Thứ 2,17/06/2024,

アクセス中: 8,972
1日当たりのページのアクセス回数: 1,312
1週間当たりののページのアクセス回数: 15,513
1か月当たりのページのアクセス回数: 253,241
1年間当たりのページのアクセス回数: 2,300,723
ページのアクセス回数 : 39,781,353

Yên Thế thực hiện Chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030

|
ページビュー:
font-size: A- A A+
Đọc bài viết
Để nâng cao chất lương dịch vụ kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn, năm 2024, huyện Yên Thế triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp tích cực trong công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ).

Huyện Yên Thế đặt ra những mục tiêu nhằm bảo đảm đầy đủ, đa dạng, kịp thời, an toàn, thuận tiện, có chất lượng các dịch vụ KHHGĐ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân, góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 trên địa bàn huyện. Phấn đấu 100% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được tiếp cận thuận tiện với các biện pháp tránh thai hiện đại, hỗ trợ sinh sản, dự phòng vô sinh tại cộng đồng; tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại duy trì ở mức 70% đến năm 2030 và giảm 2/3 số vị thành niên có thai ngoài ý muốn; Trên 75% cơ sở cung cấp dịch vụ KHHGĐ đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định, bao gồm cả khu vực ngoài công lập vào năm 2025, đạt 90% năm 2030; Duy trì 100% cấp xã triển khai cung ứng các biện pháp tránh thai phi lâm sàng thông qua đội ngũ nhân viên y tế - dân số thôn, bản, tổ dân phố; Duy trì cung cấp dịch vụ KHHGĐ, thực hiện các biện pháp tránh thai lâm sàng tại tuyến huyện; hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến dưới; Trên 85% Trạm Y tế đủ khả năng cung cấp các biện pháp tránh thai theo quy định vào năm 2025, đạt 95% năm 2030; 100% cấp xã thường xuyên tổ chức tuyên truyền, vận động người dân thực hiện KHHGĐ, sử dụng biện pháp tránh thai vào năm 2025 và duy trì đến năm 2030; Trên 70% cấp xã thường xuyên tổ chức tuyên truyền về hệ lụy của phá thai, nhất là đối với vị thành niên, thanh niên vào năm 2025 và duy trì đến năm 2030.

Để đạt được các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, năm 2024 huyện Yên Thế tập trun hoàn thiện cơ chế chính sách về cung cấp phƣơng tiện tránh thai, dịch vụ kế hoạch hoá gia đình tại địa phương. Triển khai thực hiện các quy định về cung cấp phương tiện tránh thai, dịch vụ KHHGĐ; thực hiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích thực hiện dịch vụ KHHGĐ, chăm sóc sức khoẻ sinh sản hiện hành trên địa bàn huyện. Ban hành kế hoạch, văn bản chỉ đạo thực hiện Chương trình; giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan, ban, ngành; ban hành cơ chế đẩy mạnh xã hội hóa cung ứng phương tiện tránh thai, dịch vụ KHHGĐ, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, phòng tránh vô sinh, dự phòng ung thư vú, ung thư cổ tử cung; có biện pháp điều chỉnh kịp thời, phù hợp với điều kiện thực tiễn trong từng giai đoạn. Nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ; xây dựng và triển khai các loại hình phòng, tránh vô sinh từ tuổi vị thành niên tại cộng đồng; tiếp nhận chuyển giao công nghệ, phát triển mạng lưới hỗ trợ sinh sản. Phổ cập dịch vụ KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản tới mọi người dân đảm bảo công bằng, bình đẳng trong tiếp cận và sử dụng dịch vụ KHHGĐ. Định kỳ đánh giá chất lượng phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ theo các hướng dẫn của Bộ Y tế; xem xét đưa các dịch vụ KHHGĐ chất lượng vào khung theo dõi giám sát đánh giá chất lượng dịch vụ y tế. Thực hiện cơ chế giám sát chất lượng của các phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ, chăm sóc sức khoẻ sinh sản tại các cơ sở y tế tư nhân; thường xuyên giám sát chất lượng dịch vụ KHHGĐ của Trạm Y tế xã, thị trấn, khu công nghiệp, cơ sở y tế tư nhân tại địa bàn quản lý. Tăng cường quản lý nhà nước đối với việc cung cấp dịch vụ KHHGĐ, chăm sóc sức khoẻ sinh sản đặc biệt là dịch vụ phá thai.

Tuyên truyền, vận động thay đổi hành vi, lồng ghép tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề và các hình thức khác để cung cấp thông tin, vận động cấp ủy, chính quyền tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và hỗ trợ nguồn lực cho chương trình nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ. Lồng ghép với các hoạt động truyền thông của các Chương trình, Đề án khác để đa dạng hóa các loại hình truyền thông, chú trọng kênh truyền thông đại chúng tại địa phương. Tiếp nhận, nhân bản và cấp phát tờ rơi, sách mỏng, băng rôn, pano... tuyên truyền về nội dung tình dục an toàn, tránh mang thai ngoài ý muốn, hệ lụy của phá thai, phòng vô sinh phù hợp với từng nhóm đối tượng. Thường xuyên cung cấp thông tin thông qua hệ thống loa truyền thanh xã. Tư vấn trực tiếp tại cộng đồng. Tăng cường áp dụng công nghệ hiện đại, internet, mạng xã hội trong tuyên truyền, vận động về KHHGĐ. Đẩy mạnh truyền thông phòng tránh mang thai ngoài ý muốn, vô sinh, các bệnh lây truyền qua đường tình dục và bình đẳng giới trong các cụm công nghiệp thông qua nói chuyện chuyên đề, hội thảo, pano, áp phích, khẩu hiệu, tờ rơi... Đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, giới và giới tính trong nhà trường phù hợp với từng cấp học, lứa tuổi; trang bị cho người học các kiến thức, kỹ năng cơ bản, cơ chế hoạt động của các cơ quan sinh sản ở người, chăm sóc sức khỏe sinh sản; phòng tránh mang thai ngoài ý muốn, vô sinh và các bệnh lây truyền qua đường tình dục; bình đẳng giới trong phòng tránh mang thai ngoài ý muốn… Tăng cường tư vấn trước, trong và sau khi sử dụng dịch vụ tại các cơ sở cung cấp dịch vụ KHHGĐ. Tư vấn tại cộng đồng về phòng tránh nhiễm khuẩn đường sinh sản, phòng tránh bệnh lây qua đường tình dục, tình dục an toàn, hệ lụy của phá thai, hỗ trợ sinh sản, dự phòng vô sinh. Tăng cường, đẩy mạnh công tác truyền thông về chương trình xã hội hóa cung cấp các PTTT, hàng hóa dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, KHHGĐ, đặc biệt tại hai thị trấn của huyện.

Củng cố mạng lưới cung cấp dịch vụ KHHGĐ ở các cấp, bảo đảm cán bộ y tế từ tuyến huyện đến tuyến xã có hộ sinh trung cấp, y sỹ sản nhi thực hiện được thủ thuật dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, KHHGĐ. Khuyến khích xã hội hoá nhằm tăng đầu tư, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo cơ sở y tế tuyến huyện có khả năng cung cấp dịch vụ KHHGĐ chất lượng cao. Rà soát, bổ sung trang thiết bị để đảm bảo y tế tuyến xã đủ năng lực cung cấp các dịch vụ KHHGĐ cơ bản, ưu tiên đầu tư cho địa bàn khó khăn, mức sinh cao. Đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ y tế về kỹ năng tư vấn, thực hiện kỹ thuật dịch vụ KHHGĐ, sức khoẻ sinh sản; tập huấn về thực hiện công tác dân số, bao gồm cung ứng phương tiện tránh thai phi lâm sàng, quản lý đối tượng thực hiện... cho nhân viên y tế - dân số thôn, bản, tổ dân phố. Tăng cường hỗ trợ kỹ thuật thực hiện dịch vụ KHHGĐ từ tuyến trên cho tuyến dưới, chú trọng hỗ trợ cho tuyến y tế cơ sở. Thí điểm và mở rộng mô hình cung cấp dịch vụ KHHGĐ, sức khoẻ sinh sản đặc thù, tổ chức lồng ghép khám sức khỏe với tầm soát vô sinh, ung thư đường sinh sản,…ở cụm công nghiệp. Thí điểm và mở rộng mô hình tư vấn và cung cấp dịch vụ KHHGĐ, sức khoẻ sinh sản thân thiện, chuyên biệt cho vị thành niên, thanh niên. Phát triển dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn. Nâng cao chất lượng hoạt động các mô hình, loại hình câu lạc bộ tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân tại huyện. Đẩy mạnh hoạt động tầm soát các bệnh về đường sinh sản tại cộng đồng (vô sinh, ung thư đường sinh sản, các bệnh lây truyền qua đường tình dục,…).

Triển khai thực hiện và nâng cao chất lượng hệ thống thông tin quản lý hậu cần phương tiện tránh thai và cung cấp dịch vụ KHHGĐ (LMIS) cấp huyện. Định kỳ kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định về công tác kế hoạch thực hiện các dịch vụ; tổ chức phối hợp liên ngành tăng cường kiểm soát chất lượng trong quá trình phân phối và lưu hành phương tiện tránh thai trên thị trường. Tăng cường kiểm tra thực hiện quy trình và kiểm soát chất lượng dịch vụ KHHGĐ, sức khoẻ sinh sản tại các cơ sở y tế, bao gồm cả cơ sở y tế tư nhân. Đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ KHHGĐ, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp dịch vụ KHHGĐ, dự phòng vô sinh, tầm soát ung thư đường sinh sản... Huy động toàn bộ hệ thống y tế, dân số tham gia thực hiện xã hội hóa cung ứng phương tiện tránh thai, hàng hóa sức khoẻ sinh sản, dịch vụ KHHGĐ và các dịch vụ liên quan, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở. Chủ động, tích cực, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực KHHGĐ để tạo sự đồng thuận, ủng hộ và tranh thủ hỗ trợ kỹ thuật, tài chính của các tổ chức, cá nhân; đẩy mạnh hợp tác kỹ thuật, đào tạo, tập huấn nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ.

Trung tâm Y tế là cơ quan thường trực, phối hợp với Phòng Y tế tham mưu giúp UBND huyện hướng dẫn, tổ chức thực hiện Kế hoạch trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của kế hoạch tới các đơn vị trong ngành; phối hợp với các ban, ngành, đơn vị liên quan triển khai, giám sát thực hiện các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật bảo đảm chất lượng dịch vụ KHHGĐ. Kiểm tra, đánh giá; tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Kế hoạch báo cáo Sở Y tế và UBND huyện theo quy định. Phòng Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai giám sát thực hiện các quy định, quy chuẩn kỹ thuật bảo đảm chất lượng dịch vụ KHHGĐ; kiểm tra các cơ sở y tế ngoài công lập trên địa bàn huyện, nhằm phát hiện, đề xuất biện pháp xử lý các cơ sở vi phạm. Tạo điều kiện về cơ chế, chính sách để phát triển mạng lưới y tế ngoài công lập tham gia thực hiện kỹ thuật, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ trên địa bàn huyện.

Việt Nga