Thứ 3,21/05/2024,

アクセス中: 8,368
1日当たりのページのアクセス回数: 4,243
1週間当たりののページのアクセス回数: 47,668
1か月当たりのページのアクセス回数: 311,968
1年間当たりのページのアクセス回数: 1,827,348
ページのアクセス回数 : 39,307,978

Lặng thầm điều dưỡng viên

|
ページビュー:
font-size: A- A A+
Đọc bài viết
Tôi giữ nguyên ấn tượng về những người điều dưỡng đã gặp ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang. Đó là một phụ nữ nhẹ nhàng, lúc nào cũng nở nụ cười ngay cả khi bệnh nhân cáu gắt; một anh chàng chịu khó, cẩn thận, làm việc như con thoi bất chấp thời gian; một người tuy đã lớn tuổi nhưng lúc nào cũng đi sớm về muộn chỉ mong sao cho bệnh nhân sớm bình phục.
       Tôi giữ nguyên ấn tượng về những người điều dưỡng đã gặp ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang. Đó là một phụ nữ nhẹ nhàng, lúc nào cũng nở nụ cười ngay cả khi bệnh nhân cáu gắt; một anh chàng chịu khó, cẩn thận, làm việc như con thoi bất chấp thời gian; một người tuy đã lớn tuổi nhưng lúc nào cũng đi sớm về muộn chỉ mong sao cho bệnh nhân sớm bình phục. 
Điều dưỡng viên Chu Thị Liêm đo huyết áp cho bệnh nhân.
 
       Tiếp xúc với họ, tôi nhận thấy đây là công việc lặng thầm và cực nhọc, ngoài cái tâm, cái tình còn rất cần sự chịu khó, kiên trì, yêu nghề. Tuy nhiên, công việc vất vả đó không phải ai cũng hiểu và cảm thông. 
Làm dâu trăm họ
       Khoa Lão học những ngày giáp Tết, tại một buồng bệnh, 4 bệnh nhân cao tuổi đang được điều trị tích cực. Trên người họ là mớ dây kim truyền chằng chịt. Nhẹ nhàng đến cạnh bệnh nhân Trịnh Văn Âu (79 tuổi) ở thôn Yên Khê, xã Song Khê (TP Bắc Giang), điều dưỡng viên Chu Thị Liêm nở nụ cười tươi, ân cần hỏi thăm bệnh tình. Ông Âu bị bệnh về tim mạch, sau 4 ngày điều trị tại khoa, sức khoẻ đã tiến triển tốt. “Nhập viện, cả gia đình tôi lo lắng không biết thể trạng bệnh như thế này năm nay bố tôi có được ăn Tết ở nhà không. Nhờ y bác sĩ tận tình, thuốc men chu đáo, sự tư vấn, động viên hàng ngày của điều dưỡng viên nên ông đã đỡ nhiều” - con gái ông Âu cho biết. Vài hôm sau, ông Âu được xuất viện.
       Cuối giờ chiều, khi công việc đã bớt tất bật, trong căn phòng dành riêng cho ca trực rộng chỉ vài mét vuông kê một chiếc giường đơn và một cái bàn nhỏ không có ghế, Chu Thị Liêm trải lòng về nghề mà mình gắn bó 15 năm qua. Làm điều dưỡng viên ở bệnh viện, chị đã quen với tất cả những công việc nặng nhọc, vất vả, vui có, buồn có, cay đắng ngọt bùi cũng đều trải qua. Công việc hằng ngày là nhận bệnh nhân tại phòng tiếp đón, sau đó lấy các mẫu xét nghiệm cần thiết, điện tim, kiểm tra các dấu hiệu sinh tồn của người bệnh. Hướng dẫn các thủ tục hành chính như báo bảo hiểm, các chế độ cho bệnh nhân, phổ biến nội quy khoa, phòng, đeo vòng danh tính, xếp giường, trải ga, đưa bệnh nhân về phòng... Thông thường mỗi bệnh nhân điều trị từ 7-10 ngày, trường hợp nặng điều trị cả tháng.
       Ở nhiều ngành nghề, máy móc công nghệ hiện đại có thể thay thế được con người trong một số khâu. Thế nhưng máy móc không thể thay thế được vai trò của điều dưỡng viên ngành y. Mũi tiêm bớt đau, vết mổ mau liền sẹo, chế độ ăn đủ dinh dưỡng, những lời động viên đúng lúc đúng chỗ, tư vấn chuẩn xác… dành cho người bệnh và người nhà bệnh nhân là những liều thuốc vô giá”  (Bà Nguyễn Thị Minh, Trưởng phòng Điều dưỡng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh).
Bình thường, mỗi người đã một tâm tính nhưng đối với bệnh nhân, nhất là người cao tuổi, ngoài đa bệnh lý thì họ luôn mang tâm lý bi quan, nóng nảy, suy đoán tiêu cực. Chẳng hạn như mình ốm đau con cháu chắc gì đã muốn chăm sóc; mình già rồi tiền đâu để chữa trị, sống chỉ khổ thêm thôi... Khủng hoảng tâm lý kéo theo tính khí thất thường, dễ cáu gắt hoặc tự ái của người già gây ra tình trạng mệt mỏi, chán ăn làm cho sức khỏe bị suy giảm nhanh, đã thế người nhà bệnh nhân không phải ai cũng hiểu được khiến cho công việc của điều dưỡng càng trở nên khó khăn hơn. Vì thế, nghề này được ví như làm dâu trăm họ, đòi hỏi điều dưỡng viên phải nhanh ý, biết cách xoay xở trong mọi tình huống. Nhiều khi mệt mỏi, ức chế lắm nhưng vẫn phải nhẹ nhàng, tươi cười để đạt mục đích cuối cùng là chăm sóc người bệnh tốt nhất.
         Vào những ngày thứ Bảy, Chủ nhật đặc biệt là ngày lễ thì việc trực của điều dưỡng viên càng phải tăng cường. Tại Khoa Ngoại tổng hợp, bệnh nhân nhập viện, ra viện liên tục, vì vậy, nhân viên y tế ở đây phải làm việc với cường độ rất cao. Điều dưỡng viên Nguyễn Thị Diệp Anh (SN 1973) mỗi tuần 2 buổi trực đêm, với đặc thù của khoa, năm nào chị cũng có vài ngày trực Tết. Trung bình mỗi ngày có khoảng chục ca mổ cộng với 50 bệnh nhân nằm điều trị thường xuyên, khi trực chỉ có 2 điều dưỡng viên thì công việc áp lực đến nhường nào. Riêng ca đêm căng thẳng nhất vì kéo dài từ 20 giờ đến 7 giờ sáng. Vừa tiếp nhận bệnh nhân, điều dưỡng viên còn xử trí, sơ cứu. 
        Không chỉ thế, họ còn như chuông báo động, liên tục túc trực, theo dõi diễn biến của bệnh nhân để thông báo kịp thời đến bác sĩ. “Đêm hôm có trường hợp nhập viện vì uống rượu đâm nhau trọng thương lộ hết nội tạng... Khi ấy, điều dưỡng viên vừa khênh cáng, vừa chạy, vừa cấp cứu, vì vậy là nữ giới nhưng chúng tôi không thể yểu điệu thục nữ được, lúc nào cũng phải nhanh, khỏe” - chị Diệp Anh kể. Chuyện ăn uống thất thường của điều dưỡng viên cũng thành bình thường. 
Chăm sóc bệnh nhân như người thân 
       Chăm sóc sức khỏe cho người bệnh là công việc quan trọng nhất của điều dưỡng viên, họ gần như làm thay người nhà, thời gian làm việc bất kể lúc nào. Chỉ vài từ vậy thôi nhưng đó là cả núi công việc vô cùng nặng nhọc phải làm hằng ngày. Là người đầu tiên tiếp xúc với bệnh nhân cũng như gắn bó với họ đến khi xuất viện, các điều dưỡng viên trực tiếp cung cấp thông tin tới bác sĩ mọi diễn biến về sức khỏe bệnh nhân, vì vậy họ gần bệnh nhân cả ngày lẫn đêm, hơn cả người nhà, sẵn sàng có mặt trong mọi tình huống khi có yêu cầu. 
      Theo quy định, điều dưỡng viên nữ khi sinh con đủ 12 tháng phải đi trực bình thường, vì thế hầu như chị em nào cũng cần đến sự hỗ trợ của ông bà hoặc thuê người giúp việc. Chị Chu Thị Liêm kể có nhiều ca trực phải thức trắng đêm. Đôi khi mệt mỏi quá nằm ngả lưng nhưng lúc nào cũng trong tư thế bật dậy, thấp thỏm không yên. Đối với những bệnh nhân bình thường thì đỡ hơn chứ với ca nặng, không tự sinh hoạt được như bị tai biến liệt nhiều năm, cứng khớp, ngoài việc tiêm truyền, theo dõi, tư vấn, tất cả mọi thứ đều phải có sự hỗ trợ của điều dưỡng viên. 
      Có trường hợp nằm viện dài ngày, hơi thở có mùi khó chịu, thậm chí có những vùng loét do nằm lâu, điều dưỡng viên vẫn kiên nhẫn vệ sinh răng miệng, lau chùi, thay rửa, đóng bỉm, đặt ống xông, thậm chí mỗi ngày 6 lần cho bệnh nhân ăn qua đường xông vì người thân khó có thể làm được. Lại có bệnh nhân tinh thần không ổn định, khi đau là chửi mắng, la ó, người nhà có khi còn khó chịu, ngãng ra nhưng điều dưỡng viên vẫn nhẹ nhàng, ân cần.
Hạnh phúc nhất là được trân trọng, cảm thông
      Bệnh viện Đa khoa tỉnh hiện có 306 điều dưỡng viên, chiếm gần 50% quân số của cả đơn vị. Điều đó cho thấy vai trò rất quan trọng của đội ngũ này. Công việc vất vả, áp lực, thu nhập hạn chế nhưng chia sẻ với chúng tôi, các điều dưỡng viên đều có chung suy nghĩ rằng được bệnh nhân, người nhà tin tưởng, trân trọng đó là niềm hạnh phúc nhất. Điều dưỡng viên Ngô Xuân Hậu (SN 1980) ở Khoa Gây mê hồi sức cho biết: Dù làm việc vất vả, yêu cầu cẩn trọng, liên tục đi sớm về khuya nhưng chỉ cần thấy bệnh nhân hồi phục nhanh sau mổ, ổn định là anh lại có thêm niềm vui, động lực để tiếp tục công việc.
 
Điều dưỡng viên Ngô Xuân Hậu thăm hỏi bệnh nhân Nguyễn Văn Quyết, xã Tiên Hưng (Lục Nam) bị mổ sọ não do tai nạn giao thông.
 
       Còn chị Diệp Anh phấn khởi kể, vừa rồi, chị chăm sóc một bệnh nhân nữ 101 tuổi bị áp xe gan. Tuổi cao vậy nhưng cụ vẫn minh mẫn. Xuất viện đúng vào ngày Tết ông Công ông Táo, trước mặt rất nhiều bệnh nhân, cụ chủ động nắm tay chị rồi nhắc tên: "Cảm ơn Diệp Anh đã ân cần chăm sóc, động viên cụ, cụ nhất định sẽ để tuổi cho Diệp Anh". “Thấy bệnh nhân khỏe, người nhà bệnh nhân hiểu được công việc, cảm ơn là chúng tôi mừng lắm” - chị Diệp Anh tâm sự.
 

コメントはありません コメントをする