Chủ nhật,19/05/2024,

アクセス中: 8,912
1日当たりのページのアクセス回数: 8,044
1週間当たりののページのアクセス回数: 8,043
1か月当たりのページのアクセス回数: 272,343
1年間当たりのページのアクセス回数: 1,787,723
ページのアクセス回数 : 39,268,353

Cứu sống bé gái bị sốc nhiễm trùng, nhiễm độc do xoắn ruột hoại tử tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang

|
ページビュー:
font-size: A- A A+
Đọc bài viết

 

Nhiều bậc phụ huynh khi thấy trẻ có dấu hiệu đau bụng, buồn nôn, nôn thì chỉ nghĩ rằng đây là tình trạng rối loạn tiêu hoá thường gặp mà không biết rằng đó có thể là một trong các dấu hiệu của bệnh xoắn ruột gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ… Mới đây, các bác sỹ Khoa Ngoại - Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang đã phẫu thuật cứu sống bé gái Nguyễn T.T. (07 tuổi, trú tại xã Yên Lư, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) nhập viện trong tình trạng nguy kịch, sốc nhiễm trùng, nhiễm độc do xoắn ruột hoại tử và phải cắt bỏ hầu như toàn bộ ruột.

Description: C:\Users\Administrator\Downloads\IMG_9036.jpg

Bé Nguyễn T.T được hồi sức tích cực sau cuộc phẫu thuật

Mẹ của cháu T.T cho biết: “Sau khi ăn tối xong tức là khoảng 14 tiếng trước khi nhập viện Sản Nhi Bắc Giang tôi thấy con khóc, kêu đau bụng cơn và buồn nôn, nôn nhiều lần, gia đình cho cháu uống nước thì cháu cũng nôn ra hết. Rất lo lắng cho tình trạng của cháu nên ngay khi trời sáng tôi đã đưa con tới cơ sở y tế địa phương để siêu âm, chụp X-quang và được các bác sỹ tuyến huyện cho chuyển tuyến tới Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang để được điều trị kịp thời”.

Khi nhập viện Sản Nhi Bắc Giang, cháu T.T ở trong tình trạng lơ mơ, da niêm mạc tái, phản xạ kém, sốc nhiễm trùng nhiễm độc nặng, không đo được huyết áp và độ bão hoà oxy trong máu chỉ còn 85%. Ngay lập tức các bác sỹ Khoa Ngoại đã cấp cứu hồi sức cho bệnh nhi, thăm khám lâm sàng thấy bụng trẻ căng chướng, bí trung - đại tiện; đồng thời chỉ định cho cháu T.T làm các xét nghiệm cấp cứu cần thiết và siêu âm, chụp X-quang bụng. Kết quả nhận thấy các chỉ số xét nghiệm huyết học, sinh hoá đều ở mức không an toàn: số lượng bạch cầu (WBC) tăng rất cao tới 23.7G/L, chỉ số bạch cầu trung tính (NEUT) tăng cao tới 86.55%; siêu âm thấy quai ruột giãn, giảm nhu động ruột, có dịch tự do trong ổ bụng. Với tình trạng bệnh nhi nguy kịch và tiên lượng nặng như vậy, các bác sỹ Khoa Ngoại đã hồi sức tích cực cho bệnh nhi, cho bé thở oxy, thiết lập đường truyền tĩnh mạch trung tâm, đặt lưu sonde dạ dày. Sau khoảng 01 tiếng hồi sức tích cực tại Khoa Ngoại, trẻ đã có tri giác, gọi hỏi có phản ứng. Dưới sự chỉ đạo của Thầy thuốc ưu tú - Bác sỹ CKII Lê Công Tước, Giám đốc Bệnh viện, các bác sỹ Khoa Ngoại đã hội chẩn với các bác sỹ Khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc thống nhất chẩn đoán xác định cháu T.T bị xoắn ruột, viêm phúc mạc toàn thể và có chỉ định phẫu thuật cấp cứu xử trí thương tổn thực thể; đồng thời chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện để hồi sức tích cực cho cháu T.T trong và sau phẫu thuật.

Khi tiến hành phẫu thuật, quan sát trong ổ bụng bệnh nhi, kíp phẫu thuật của Bác sỹ Phạm Văn Đại - Trưởng Khoa Ngoại, Bác sỹ CKI Phạm Đăng Bình - Phó Trưởng Khoa Ngoại và Bác sỹ CKII Nguyễn Văn Trà - Phó Trưởng Khoa Phẫu thuật Gây mê hồi sức nhận thấy có nhiều dịch màu đen trào ra, nhiều quai ruột tím đen, vị trí cách góc hồi manh tràng khoảng 45cm đến vị trí cách góc Treitz khoảng 90 cm các quai ruột hồi tràng và hỗng tràng bị xoắn tại gốc mạc treo gây hoại tử đen không còn khả năng hồi phục. Với tình trạng như vậy, các bác sỹ đã tiến hành hút bớt dịch ổ bụng, cắt bỏ các quai ruột hoại tử. Sau khi cắt bỏ các quai ruột hoại tử phía ruột còn lại cách góc hồi manh tràng khoảng 40cm, quai ruột còn lại phía trên cách góc Treitz khoảng 85cm, kíp phẫu thuật tiến hành làm hậu môn nhân tạo, đưa 02 đầu ruột ra ngoài vùng ngang rốn bên phải và kiểm tra cầm máu tốt. Trải qua hơn 03 giờ căng thẳng, ca phẫu thuật đã được thực hiện thành công giúp cháu bé thoát khỏi tình trạng nguy kịch.

 

Description: C:\Users\Administrator\Downloads\IMG_9038.jpg

Đoạn ruột bị hoại tử tím đen phải cắt bỏ

 

Sau phẫu thuật, bệnh nhi được chuyển về điều trị tại Khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc. Do có biểu hiện nhiễm trùng, nhiễm độc nên ngay khi về Khoa để điều trị hậu phẫu, các bác sỹ tiến hành cho trẻ thở máy xâm nhập qua ống nội khí quản, điều chỉnh thăng bằng Kiềm - Toan, cân bằng nước điện giải, dùng kháng sinh chống nhiễm khuẩn và nuôi dưỡng bé hoàn toàn theo đường tĩnh mạch. Sau 04 ngày được điều trị tích cực tại Khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc, sức khoẻ của cháu T.T tiến triển tốt và được chuyển về Khoa Ngoại để tiếp tục chăm sóc trước khi xuất viện.

 

Bác sỹ CKI Phạm Văn Đại - Trưởng Khoa Ngoại thăm khám cho cháu T.T trước khi bé xuất viện

Xoắn ruột là một dạng bệnh cấp tính gây tắc ruột. Hậu quả của xoắn ruột xảy ra nhanh và nặng nề, gây ra các rối loạn toàn thân và tại chỗ, đồng thời quai ruột và mạch máu mạc treo…. bị thắt nghẹt dễ dẫn đến hoại tử, thủng và viêm phúc mạc nếu không được xử trí kịp thời. Cứu sống bệnh nhi T.T một lần nữa đã khẳng định trình độ chuyên môn của đội ngũ y bác sỹ Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang với phương châm “Lấy người bệnh làm trung tâm” và “Tất cả vì sức khoẻ của người bệnh”.

Bác sỹ CKI Phạm Văn Đại - Trưởng Khoa Ngoại, bác sỹ trực tiếp thực hiện ca phẫu thuật cho cháu T.T thông tin thêm về ca bệnh: “Cháu T.T không phải là bệnh nhi nhỏ tuổi nhất mắc bệnh lý xoắn ruột được phẫu thuật tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang. Tuy nhiên, đây lại là ca bệnh phức tạp nhất bởi bệnh nhi nhập viện tương đối muộn khi đã có dấu hiệu sốc nhiễm trùng, nhiễm độc, mất ý thức và trong tình trạng rất nguy kịch. Nếu gia đình đưa cháu nhập viện chậm trễ chỉ khoảng 01 tiếng nữa thôi thì rất có khả năng là trẻ sẽ tử vong. Điều đáng nói là do không được đưa đến Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang điều trị ngay khi có triệu chứng nên dù đã cố gắng hết sức nhưng đội ngũ bác sỹ chúng tôi cũng không thể phẫu thuật bảo tồn được toàn bộ ruột cho trẻ vì phần lớn ruột đã bị hoại tử buộc phải cắt bỏ và phải làm hậu môn nhân tạo. Hiện tại sức khoẻ của cháu T.T đang hồi phục tốt, các bác sỹ cũng dặn dò kỹ lưỡng cho người nhà của trẻ về chế độ dinh dưỡng, chăm sóc hậu môn nhân tạo tại nhà. Dự kiến sau khoảng 02 tháng nữa chúng tôi sẽ thực hiện phẫu thuật đóng hậu môn nhân tạo để cháu có thể trở lại cuộc sống sinh hoạt tốt hơn”.

Qua đây Bác sỹ Phạm Văn Đại cũng khuyến cáo rằng: Các bậc phụ huynh hoặc người giám hộ khi thấy trẻ có dấu hiệu cấp tính của những bệnh đường tiêu hoá như nôn, đau bụng mà không rõ nguyên nhân thì gia đình cần sớm đưa trẻ tới bệnh viện chuyên khoa nhi có đội ngũ bác sỹ phẫu thuật và trang thiết bị ngoại khoa phù hợp để được điều trị kịp thời. Vì các bệnh lý đường tiêu hoá ở trẻ thường diễn biến nhanh nên trong trường hợp gia đình đã đưa trẻ tới cơ sở y tế không có chuyên khoa điều trị trong vòng 02 - 03 tiếng mà không thấy có tiến triển thì phải dừng phác đồ cũ và đưa trẻ đi điều trị ở bệnh viện chuyên khoa tuyến trên để tính mạng của trẻ không bị nguy hiểm.

Hiền Chúc - Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang