Thứ 6,17/05/2024,

アクセス中: 9,547
1日当たりのページのアクセス回数: 8,100
1週間当たりののページのアクセス回数: 72,152
1か月当たりのページのアクセス回数: 244,874
1年間当たりのページのアクセス回数: 1,760,254
ページのアクセス回数 : 39,240,884

CUNG CẤP DỊCH VỤ VÀ CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS

|
ページビュー:
font-size: A- A A+
Đọc bài viết

 

I. CUNG CẤP DỊCH VỤ

1. Nguyên tắc

- Lấy người bệnh là trung tâm.

- Cung cấp dịch vụ theo tình trạng bệnh.

- Lồng ghép và đa dạng mô hình cung cấp dịch vụ.

- Cải thiện chất lượng dịch vụ lâm sàng và cận lâm sàng; thiết lập môi trường khám bệnh thân thiện, giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với HIV.

- Giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm khác cho người bệnh và nhân viên y tế.

2. Gói dịch vụ chăm sóc và điều trị HIV:

2.1. Gói dịch vụ cơ bản

- Điều trị ARV.

- Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (PEP).

- Dự phòng, chẩn đoán và điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội.

- Dự phòng, chẩn đoán và điều trị lao, viêm gan vi rút, các bệnh đồng nhiễm thường gặp.

- Phối hợp trong điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

- Chăm sóc giảm nhẹ cho người nhiễm HIV.

- Xét nghiệm HIV cho bạn tình, bạn chích của người nhiễm HIV.

- Tư vấn bộc lộ tình trạng nhiễm HIV, chăm sóc sức khỏe sinh sản và chuyển tiếp trẻ vị thành niên đến các dịch vụ phù hợp.

- Tư vấn và chuyển gửi người bệnh đến các dịch vụ điều trị liên quan khác.

2.2. Gói dịch vụ toàn diện

Bao gồm các dịch vụ trong gói cơ bản và các dịch vụ sau:

- Phát hiện, điều trị hoặc chuyển gửi điều trị một số bệnh không lây nhiễm.

- Phát hiện, điều trị hoặc chuyển gửi chẩn đoán và điều trị các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục.

- Phát hiện và chuyển gửi dịch vụ tư vấn sức khỏe tâm thần.

- Tư vấn, chuyển gửi người bệnh đến cơ sở cung cấp dịch vụ dinh dưỡng, hỗ trợ xã hội.

- Điều trị PrEP và các biện pháp dự phòng khác.

3. Cung cấp dịch vụ cho người nhiễm HIV

Cung cấp dịch vụ điều trị cho người nhiễm HIV nên được thực hiện tại các cơ sở y tế tuyến cơ sở, gần nơi người bệnh sinh sống và cung cấp khám chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với điều trị HIV và các dịch vụ y tế khác.

Các dịch vụ điều trị thuốc ARV được cung cấp tùy thuộc vào tình trạng bệnh và tình trạng điều trị thuốc ARV của người nhiễm, bao gồm người có bệnh HIV tiến triển, người không có bệnh HIV tiến triển, người điều trị ARV chưa ổn định, người điều trị ARV ổn định.

Cơ sở y tế cung cấp dịch vụ cho người nhiễm HIV không chỉ cung cấp dịch vụ điều trị thuốc ARV mà còn cung cấp hoặc hỗ trợ người nhiễm HIV tiếp cận với các dịch vụ khác khi có nhu cầu như:

- Xét nghiệm HIV;

- Chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em;

- Sức khỏe sinh sản và tình dục, bao gồm cả biện pháp tránh thai, nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục;

- Chẩn đoán và điều trị bệnh lao;

- Quản lý điều trị các bệnh lây nhiễm, không lây nhiễm, sức khỏe tâm thần;

- Điều trị thay thế các chất gây nghiện dạng thuốc phiện;

- Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV.

Các dịch vụ điều trị HIV có thể được cung cấp tại các cơ sở y tế hoặc lưu động ngoài cơ sở y tế do nhân viên y tế thực hiện.

Có thể ứng dụng công nghệ thông tin trong chăm sóc và điều trị HIV khi đặt lịch khám, lịch nhắc hẹn khám, tư vấn cho người bệnh hoặc hội chẩn, khám bệnh, chữa bệnh từ xa.

4. Cung cấp dịch vụ cho một số nhóm đặc biệt

4.1. Trẻ phơi nhiễm với HIV

4.1.1. Quản lý điều trị trẻ phơi nhiễm với HIV (bao gồm trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV dưới 18 tháng tuổi; mẹ có kết quả xét nghiệm HIV có phản ứng) tại cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản không phải cơ sở điều trị thuốc ARV

a) Tư vấn về lợi ích, sự cần thiết của việc sử dụng thuốc ARV và chỉ định thuốc ARV cho trẻ để điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con;

b) Hướng dẫn người chăm sóc trẻ cách bảo quản, lấy thuốc ARV HIV đảm bảo đủ liều theo quy định và cách cho trẻ uống thuốc tại nhà;

c) Xét nghiệm chẩn đoán sớm nhiễm HIV cho trẻ sau sinh 0 đến 2 ngày tuổi nếu có chỉ định.

d) Giới thiệu, chuyển trẻ đến chăm sóc, điều trị tiếp tục tại cơ sở điều trị bằng thuốc ARV có quản lý điều trị trẻ nhiễm HIV, phơi nhiễm với HIV khi trẻ được 4 tuần tuổi.

4.1.2. Quản lý điều trị trẻ phơi nhiễm với HIV tại cơ sở điều trị thuốc ARV có quản lý điều trị trẻ nhiễm HIV và phơi nhiễm với HIV

a) Đánh giá tình trạng toàn thân, phát triển tâm thần, thể chất của trẻ; tư vấn dinh dưỡng và chăm sóc phù hợp;

b) Tiếp tục điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con bằng thuốc ARV;

đ) Dự phòng nhiễm trùng cơ hội bằng thuốc co-trimoxazole;

e) Tư vấn về tuân thủ điều trị, theo dõi tác dụng không mong muốn của thuốc và cách xử trí;

g) Chỉ định xét nghiệm chẩn đoán sớm nhiễm HIV ở trẻ dưới 18 tháng tuổi và xử trí theo kết quả xét nghiệm;

h) Tư vấn nuôi dưỡng trẻ, tư vấn tiêm chủng, theo dõi chặt chẽ diễn biến lâm sàng, phát hiện sớm biểu hiện

nhiễm HIV của trẻ trong tất cả các lần đến khám;

4.2. Trẻ em và trẻ vị thành niên nhiễm HIV

Dịch vụ cung cấp cho trẻ và trẻ vị thành niên nhiễm HIV có thể độc lập hoặc lồng ghép với việc cung cấp dịch vụ điều trị cho người lớn nhiễm HIV. Ngoài việc cung cấp các dịch vụ điều trị thuốc ARV cho trẻ, cần cung cấp các dịch vụ khác bao gồm:

- Tư vấn hỗ trợ tinh thần và tư vấn bộc lộ tình trạng nhiễm HIV;

- Tự chăm sóc sức khỏe bản thân;

- Sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục; bệnh lây truyền qua đường tình dục.

- Tư vấn chuyển trẻ đến điều trị tại cơ sở điều trị HIV người lớn;

Để duy trì dịch vụ chăm sóc, điều trị hiệu quả, các cơ sở cung cấp dịch vụ cho trẻ và trẻ vị thành niên thực hiện các nội dung sau:

- Huy động sự tham gia của cộng đồng, bao gồm cha mẹ, người giám hộ, người chăm sóc và các tổ chức dựa vào cộng đồng hỗ trợ trẻ tiếp cận và sử dụng dịch vụ chăm sóc y tế cần thiết cho trẻ.

- Kết nối với các dịch vụ chăm sóc y tế và các dịch vụ khác phù hợp với nhu cầu theo từng giai đoạn lứa tuổi của trẻ.

- Tôn trọng, bảo vệ và thực hiện các quyền của trẻ vị thành niên, không phân biệt đối xử, thái độ không phán xét đối với trẻ vị thành niên.

- Thiết lập môi trường cung cấp dịch vụ linh hoạt phù hợp với lịch học, riêng tư, đảm bảo tính bí mật cho trẻ.

- Cho phép trẻ tham gia vào việc lập kế hoạch và cải thiện chất lượng dịch vụ tại các cơ sở cung cấp dịch vụ.

- Theo dõi chặt chẽ quá trình điều trị của trẻ; nhanh chóng và chủ động thực hiện các biện pháp hỗ trợ trẻ quay trở lại điều trị khi trẻ bỏ điều trị.

4.3. Phụ nữ mang thai

- Thực hiện xét nghiệm tải lượng HIV, đặc biệt tại các tháng cuối của thai kỳ để đánh giá nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con và xử trí kịp thời.

- Phối hợp chặt chẽ giữa bác sĩ điều trị HIV và bác sĩ sản khoa trong điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

4.4. Người cao tuổi

- Chủ động phát hiện, điều trị hoặc chuyển gửi người bệnh cao huyết áp và tiểu đường đến các cơ sở chuyên khoa.

- Theo dõi chặt chẽ việc điều trị cao huyết áp, tiểu đường và các bệnh không lây nhiễm khác ở người nhiễm HIV.

5. Hỗ trợ tuân thủ và duy trì điều trị

- Thiết lập môi trường cung cấp dịch vụ thân thiện, an toàn, phù hợp với người bệnh.

- Tập huấn cho nhân viên y tế về kỹ năng giao tiếp, tập trung vào nhu cầu người bệnh, giảm kỳ thị và phân biệt đối xử.

- Huy động sự tham gia của cộng đồng trong hỗ trợ tuân thủ điều trị thông qua các câu lạc bộ, nhóm đồng đẳng, người nhà người bệnh…

- Áp dụng công nghệ thông tin vào việc đăng ký điều trị ARV, đăng ký lịch hẹn, nhắc lịch tái khám qua tin nhắn, tư vấn tuân thủ điều trị.

- Tìm kiếm và kết nối người bỏ trị, gián đoạn điều trị quay lại điều trị.

- Phối hợp giữa cơ sở khám chữa bệnh HIV với nhóm hỗ trợ tại cộng đồng, đơn vị vận chuyển thuốc để cung cấp thuốc cho người bệnh do tác động của COVID-19.

6. Cung cấp dịch vụ trong bối cảnh COVID-19

Đảm bảo cung cấp dịch vụ điều trị và chăm sóc HIV liên tục thông qua thực hiện các nội dung sau:

- Thiết lập các kênh thông tin phù hợp (điện thoại, tin nhắn, zalo…) giữa cơ sở điều trị HIV với người bệnh để chủ động trao đổi thông tin khi người nhiễm HIV bị cách ly, điều trị COVID-19 hoặc sống trong khu vực bị phong tỏa; khi cơ sở y tế bị phong tỏa do tác động của dịch COVID-19.

- Huy động sự tham gia của cộng đồng, nhân viên y tế, nhân viên tình nguyện, đơn vị vận chuyển trong việc cung cấp thuốc ARV và các thuốc thiết yếu khác khi người nhiễm HIV bị cách ly, sống trong khu vực bị phong tỏa hoặc khi cơ sở y tế bị phong tỏa.

- Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ sở điều trị HIV cho người bệnh với cơ sở điều trị HIV gần nơi người bệnh sinh sống để đảm bảo người bệnh tiếp tục được điều trị thuốc ARV.

- Phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở điều trị HIV với cơ sở điều trị COVID-19 trong việc duy trì điều trị thuốc ARV ở người bệnh HIV mắc COVID-19.

II. CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC VÀ ĐIỀU TRỊ HIV

1. Mục tiêu

- Đảm bảo các cơ sở y tế thực hiện tốt các quy trình và hướng dẫn quốc gia về dự phòng, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc HIV để cung cấp dịch vụ chất lượng, hiệu quả, an toàn và lấy người bệnh làm trung tâm.

- Tăng cường việc tiếp cận với các dịch vụ có chất lượng cao về tư vấn, xét nghiệm và chăm sóc điều trị HIV từ đó làm tăng tỷ lệ duy trì điều trị, giảm tỷ lệ tử vong, giảm kháng thuốc và giảm lây nhiễm HIV cho cộng đồng.

2. Nguyên tắc thực hiện

- Đo lường việc thực hiện các quy trình và hướng dẫn hiện hành về HIV dựa trên các chỉ số cải thiện chất lượng.

- Thực hiện liên tục theo thời gian.

- Sử dụng hệ thống quản lý chất lượng để đảm bảo hiệu quả và tính bền vững của chương trình.

3. Chu trình cải thiện chất lượng

- Đo lường và đánh giá các chỉ số cải thiện chất lượng bao gồm chăm sóc và điều trị HIV (HIVQUAL), các chỉ số cảnh báo sớm HIV kháng thuốc (EWI) và điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEPQUAL). Các chỉ số cải thiện chất lượng được thu thập thông qua việc chọn mẫu từ bệnh án và sổ theo dõi điều trị ARV và PrEP. Đo lường các chỉ số cải thiện chất lượng được thực hiện theo chu kỳ 6 tháng hoặc hàng năm. Xem xét kết quả các chỉ số và lựa chọn chỉ số ưu tiên cần cải thiện.

- Phân tích vấn đề tìm nguyên nhân: Sử dụng sơ đồ diễn tiến để liệt kê các nguyên nhân. Vẽ sơ đồ khung xương cá hoặc cây vấn đề để sắp xếp nguyên nhân theo một trình tự logic.

- Xác định khả năng can thiệp đối với mỗi nguyên nhân (can thiệp hoàn toàn, can thiệp một phần, không can thiệp). Đặt câu hỏi “nhưng; tại sao” để tìm nguyên nhân gốc rễ. Chọn nguyên nhân ưu tiên để can thiệp.

- Đưa ra và lựa chọn các giải pháp can thiệp phù hợp: Có khả năng thực hiện được, chấp nhận được, có hiệu lực, hiệu quả cao và có khả năng duy trì. Sử dụng bảng lựa chọn giải pháp bằng cách chấm điểm tính hiệu quả và tính khả thi. Xác định tích số bằng tính hiệu quả nhân với tính khả thi. Chọn những phương pháp thực hiện có điểm tích số cao hơn để thực hiện.

- Lập kế hoạch cải thiện chất lượng. Xác định mục tiêu cải thiện: Mục tiêu cần nêu rõ sẽ cải thiện vấn đề gì, cho đối tượng nào, ở đâu, khi nào và bao nhiêu. Xem xét các thông tin liên quan để ước lượng khả năng thay đổi vấn đề thông qua can thiệp. Đảm bảo mục tiêu đủ 05 tiêu chuẩn: đặc thù, đo lường được, thtch hợp, thực thi và thời gian thực hiện.

- Xây dựng kế hoạch cải thiện chất lượng: Liệt kê các hoạt động cần thiết để thực hiện từng biện pháp can thiệp. Xác định thời gian cần thiết để thực hiện các hoạt động. Xác định người thực hiện, người chịu trách nhiệm, người phối hợp và giám sát thực hiện. Xác định địa điểm thực hiện, nguồn lực cần thiết để thực hiện các hoạt động và dự kiến kết quả đạt được.

- Thực hiện kế hoạch cải thiện chất lượng theo kế hoạch đã xây dựng

- Đánh giá tiến trình thực hiện kế hoạch cải thiện chất lượng.

- Thực hiện theo dõi giám sát hỗ trợ đảm bảo việc thực hiện cải thiện chất lượng theo đúng kế hoạch. Sơ bộ đánh giá kết quả cải thiện chất lượng so với kế hoạch sau khi thực hiện được 1/2 thời gian của một chu kỳ cải thiện chất lượng. Điều chỉnh kế hoạch cải thiện nếu cần.

- Dựa trên kết quả thực hiện cải thiện chất lượng, các cơ sở y tế tổ chức thảo luận về kế hoạch đã thực hiện và điều chỉnh kế hoạch nếu cần thiết cho phù hợp trong giai đoạn tiếp theo.

- Sau khi kết thúc một chu trình, các cơ sở điều trị HIV, PrEP tiếp tục lựa chọn các chỉ số cần cải thiện chất lượng để thực hiện một chu trình cải thiện chất lượng tiếp theo.

Chi tiết xem tại đây