User Online: 14,647
Total visited in day: 6,563
Total visited in Week: 117,923
Total visited in month: 6,562
Total visited in year: 2,054,044
Total visited: 39,534,674

Tập huấn xét nghiệm ký sinh trùng giun sán thường gặp năm 2024

|
Views:
Font size: A- A A+
Đọc bài viết

Thực hiện Kế hoạch số 81/KH-KSBT ngày 10/4/2024 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang về việc tập huấn xét nghiệm ký sinh trùng giun sán thường gặp năm 2024, từ ngày 06-17/5/2024, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC tỉnh) sẽ tổ chức 10 lớp tập huấn cho hơn gần 230 nhân viên y tế cơ sở thuộc Trung tâm Y tế cấp huyện và Trạm Y tế cấp xã.

Toàn cảnh lớp tập huấn

Tại Việt Yên, lớp tập huấn được tổ chức vào ngày 16/5/2024 với gần 20 người tham dự. Dưới sự hướng dẫn của các giảng viên ở CDC tỉnh Bắc Giang, học viên đã được giới thiệu chung về các loại giun sán thường gặp, hướng dẫn kỹ thuật xét nghiệm để chẩn đoán các bệnh giun sán; thực hành soi lam nhận biết các loại trứng giun sán thường gặp.

Đ/c Đỗ Thị Thùy, CDC tỉnh giới thiệu chung về các loại giun sán thường gặp

Trong lớp tập huấn, học viên cũng tích cực trao đổi những vướng mắc trong quá trình nhận biết các loại giun sán, được thực hành soi lam phát hiện ra các loại giun sán thường gặp,...

Các đ/c giảng viên đang hướng dẫn học viên thực hành soi lam

Sau lớp tập huấn, các học viên đã được trang bị kiến thức về xét nghiệm phát hiện các loại giun sán thường gặp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, từ đó nâng cao được kiến thức để chẩn đoán và điều trị bệnh, đồng thời nâng cao được nhận thức để truyền thông giáo dục sức khỏe tại cộng đồng.

Do đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng nóng ẩm, mưa nhiều nên Việt Nam nói chung và tỉnh Bắc Giang nói riêng là vùng có khí hậu thuận lợi cho giun sán phát triển và lây lan, đặc biệt là giun sán đường tiêu hóa.

Thông thường, người nhiễm bệnh giun sán có những biểu hiện như: đau bụng (có khi nhầm lẫn với đau dạ dày); táo bón hoặc tiêu chảy (có thể tiêu chảy kèm máu); đầy bụng khó tiêu; buồn nôn, nôn; chán ăn; tắc ruột ở trẻ nhỏ do lòng ruột bị tắc vì chứa quá nhiều giun; đau bụng dưới, đau thượng vị, đau quanh rốn; dị ứng (phát ban, nổi mề đay); thiếu máu (da xanh xao, mệt mỏi); ảnh hưởng thần kinh (kém tập trung, giảm trí nhớ, lo âu); trẻ em thì có một số triệu chứng như: nghiến răng, quấy khóc vào ban đêm, suy dinh dưỡng, bụng to, chậm lớn, ngứa hậu môn, học kém.

Để phòng ngừa bệnh giun sán mọi người nên tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần, sử dụng thuốc tẩy giun theo hướng dẫn của bác sỹ; rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; giữ vệ sinh cá nhân (cắt ngắn móng tay, móng chân); thực hiện ăn chín, uống sôi, rau sống cần rửa sạch trước khi ăn; đi giày, dép, găng tay khi tiếp xúc với đất ẩm; không để ruồi nhặng bậu vào thức ăn; không để chó, lợn, gà...tha phân gây ô nhiễm môi trường; người mắc bệnh giun, sán cần phải được khám và điều trị triệt để theo đúng phác đồ của Bộ Y tế.

Đỗ Thảo - Trung tâm Y tế thị xã Việt Yên