Thứ 2,20/05/2024,

User Online: 11,548
Total visited in day: 27,131
Total visited in Week: 40,583
Total visited in month: 304,883
Total visited in year: 1,820,263
Total visited: 39,300,893

Ngành Y tế tăng cường phòng, chống ngộ độc thực phẩm

|
Views:
Font size: A- A A+
Đọc bài viết
Chỉ trong thời gian ngắn, liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể. Các vụ ngộ độc tập trung chủ yếu ở các tỉnh khu vực phía Nam như Khánh Hòa, Đồng Nai, TPHCM với số lượng lên tới hàng trăm người. UBND tỉnh Bắc Giang đã có Công văn số 2289/UBND-KGVX ngày 07/5/2024 về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) và phòng, chống ngộ độc thực phẩm (NĐTP).

Sở Y tế Bắc Giang đề nghị các đơn vị trong ngành và Phòng Y tế các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch số 37/KH-SYT ngày 01/02/2024 của Sở Y tế về việc triển khai công tác quản lý nhà nước về ATTP thuộc lĩnh vực y tế trên địa bàn tỉnh; Công văn số 164/SYT-NVY ngày 16/01/2024 của Sở Y tế về việc tăng cường công tác bảo đảm ATTP, phòng chống NĐTP năm 2024; Công văn số 733/SYT-NVY ngày 27/3/2024 của Sở Y tế về việc tăng cường bảo đảm ATTP và phòng chống NĐTP năm 2024. Đồng thời, tăng cường tham mưu, triển khai thực hiện tốt công tác bảo đảm ATTP và phòng, chống NĐTP trên địa bàn.

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm phối hợp với các phòng thuộc Sở Y tế tham mưu Giám đốc Sở chỉ đạo, triển khai hiệu quả công tác quản lý nhà nước về ATTP thuộc trách nhiệm quản lý của ngành y tế. Triển khai công tác kiểm tra, hậu kiểm chấp hành pháp luật về ATTP đối với các cơ sở thực phẩm theo phân công, phân cấp, nhất là cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống theo kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt; xử lý nghiêm các vi phạm về ATTP theo quy định. Củng cố, duy trì đội điều tra vụ NĐTP và truy xuất nguồn gốc, xử lý sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn để sẵn sàng hỗ trợ các đơn vị chức năng của địa phương khi có NĐTP xảy ra theo chỉ đạo, huy động của Sở Y tế.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp với các cơ quan truyền thông tăng cường thông tin, tuyên truyền về nguy cơ NĐTP; phổ biến kiến thức và các biện pháp phòng ngừa NĐTP, các bệnh truyền qua thực phẩm cho nhân dân. Tăng cường giám sát chất lượng nguồn nước sạch sử dụng trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và ăn uống, sinh hoạt; kịp thời cảnh báo, khuyến cáo và hướng dẫn nhân dân các biện pháp phòng ngừa khi nguồn nước sử dụng không bảo đảm theo quy định. Củng cố, duy trì đội phòng chống dịch cơ động, đội xử lý môi trường để sẵn sàng hỗ trợ các đơn vị chức năng của địa phương khi có NĐTP xảy ra theo chỉ đạo, huy động của Sở Y tế.

Trung tâm Y tế các huyện/thị xã/thành phố/các khu công nghiệp tỉnh chủ động phối hợp với phòng Y tế/phòng chức năng thuộc Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh tham mưu UBND huyện/thị xã/thành phố/Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh chỉ đạo, triển khai công tác bảo đảm ATTP và phòng, chống NĐTP trên địa bàn theo chỉ đạo tại Công văn số 2289/UBND-KGVX ngày 07/5/2024 của UBND tỉnh Bắc Giang. Chỉ đạo, hướng dẫn Trạm y tế chủ động tham mưu cho UBND/BCĐLN về ATTP xã, phường, thị trấn triển khai công tác đảm bảo ATTP và phòng, chống NĐTP trên địa bàn. Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, nhất là cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể, thức ăn đường phố trên địa bàn chấp hành các quy định về điều kiện bảo đảm ATTP và phòng, chống NĐTP theo quy định; phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm về ATTP và đề xuất với người có thẩm quyền xem xét, chỉ đạo kiểm tra đột xuất, ngăn chặn, xử lý vi phạm về ATTP theo quy định. Phối hợp với phòng Y tế tham mưu, triển khai thực hiện giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm đối với các nhóm thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành trên địa bàn. Tăng cường giám sát chất lượng nguồn nước sạch sử dụng trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và ăn uống, sinh hoạt trên địa bàn; kịp thời cảnh báo, khuyến cáo đến người tiêu dùng và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn sản phẩm thực phẩm, nước uống, nước sạch không bảo đảm ATTP; thực hiện truy xuất nguồn gốc thực phẩm, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn theo quy định.

Các đơn vị triển khai quản lý, kiểm soát chặt chẽ theo quy định của pháp luật đối với hoạt động kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống (căng tin, bếp ăn, nhà hàng ăn uống …) do đơn vị tự tổ chức hay đấu thầu, ký hợp đồng, thuê khoán; thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Y tế và pháp luật nếu để xảy ra vi phạm pháp luật về ATTP hoặc để xảy ra sự cố về ATTP thuộc trách nhiệm quản lý của đơn vị. Củng cố, duy trì việc giám sát NĐTP trong hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm của ngành y tế; chuẩn bị phương án, nhân lực, phương tiện, thuốc, vật tư, hóa chất… để sẵn sàng tiếp nhận, cấp cứu, điều trị kịp thời, triển khai điều tra, thống kê, xử lý khi xảy ra sự cố về ATTP trên địa bàn theo Hướng dẫn số 4735/HD-BCĐLN ngày 21/8/2023 của Ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP tỉnh và các văn bản pháp luật hiện hành.

Ngoài ra, các đơn vị khác trong ngành tăng cường phổ biến kiến thức và các biện pháp phòng ngừa NĐTP, các bệnh truyền qua thực phẩm cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị. Quản lý, kiểm soát chặt chẽ theo quy định của pháp luật đối với các hoạt động kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống (căng tin, bếp ăn, nhà hàng ăn uống…) do đơn vị tự tổ chức hay đấu thầu, ký hợp đồng, thuê khoán; thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Y tế và pháp luật nếu để xảy ra vi phạm pháp luật về ATTP hoặc để xảy ra sự cố về ATTP thuộc trách nhiệm quản lý của đơn vị. Bệnh viện tuyến tỉnh chuẩn bị đủ thuốc, vật tư, nhân lực, phương tiện để sẵn sàng tiếp nhận, cấp cứu, điều trị kịp thời khi có vụ NĐTP, dịch bệnh xảy ra và hỗ trợ cho tuyến dưới.

Phòng Y tế các huyện, thị xã, thành phố chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu cho UBND huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo, triển khai tăng cường công tác bảo đảm ATTP và phòng, chống NĐTP trên địa bàn theo chỉ đạo tại Công văn số 2289/UBND-KGVX ngày 07/5/2024 của UBND tỉnh.

Hoàng Quang