Thứ 3,18/06/2024,

User Online: 5,799
Total visited in day: 9,484
Total visited in Week: 36,307
Total visited in month: 274,035
Total visited in year: 2,321,517
Total visited: 39,802,147

Ngành Y tế tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát về an toàn thực phẩm

|
Views:
Font size: A- A A+
Đọc bài viết
Nhằm nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) và phòng, chống ngộ độc thực phẩm (NĐTP) trên địa bàn tỉnh, Sở Y tế Bắc Giang đã chỉ đạo các đơn vị trong ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chỉ đạo các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý triển khai tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát về ATTP và phòng, chống NĐTP.

Sở Y tế đã quán triệt, triển khai đến các đơn vị trong ngành nghiêm túc thực hiện nội dung tại Thông báo số 684/TB-BYT ngày 04/6/2024 của Bộ Y tế về Kết luận của Đồng chí Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế - Ủy viên Thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm (ATTP) tại Hội nghị trực tuyến tăng cường công tác bảo đảm an toàn và phòng chống ngộ độc thực phẩm (NĐTP); Công văn số 3113/BYT-ATTP ngày 07/6/2024 của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm; Công văn số 2896/UBND-TH ngày 04/6/2024 của UBND tỉnh về việc nghiên cứu tiếp thu, giải quyết các đề xuất, kiến nghị tại Báo cáo của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Công văn số 2912/UBND-KGVX ngày 04/6/2024 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát về ATTP. Các đơn vị tiếp tục tham mưu, chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả các văn bản của Sở Y tế đã ban hành trong những tháng đầu năm 2024 về hướng dẫn triển khai công tác quản lý nhà nước về ATTP thuộc lĩnh vực y tế, quản lý quảng cáo thực phẩm và phòng, chống NĐTP.

Các đơn vị y tế chủ động phối hợp với các cơ quan truyền thông các cấp triển khai thường xuyên, liên tục công tác tuyên truyền các biện pháp bảo đảm ATTP trong sản xuất, chế biến, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm an toàn và thực hành tốt 10 nguyên tắc, khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về chế biến thực phẩm an toàn, để người tiêu dùng, người lao động thấy sức khỏe là vốn quý, tự chủ động tìm hiểu, nâng cao kiến thức về bảo đảm ATTP và biện pháp phòng, chống NĐTP, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, thói quen trong lựa chọn và sử dụng thực phẩm, tuyệt đối không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo an toàn. Tuyên truyền để chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở thấy sức khỏe của người lao động là tài sản, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, cho cơ sở, từ đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc đảm bảo tốt khẩu phần ăn của người lao động. Phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể trong công tác bảo đảm ATTP và phòng, chống NĐTP tại các cơ quan, doanh nghiệp, trường học và trong cộng đồng. Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong từng đơn vị chấp hành quy định pháp luật về ATTP, thực hành chế biến và sử dụng thực phẩm bảo đảm an toàn.

Bên cạnh đó, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm, giám sát, hướng dẫn về ATTP đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố trên địa bàn và theo phân cấp quản lý; đẩy mạnh việc nhân rộng mô hình “Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống” bảo đảm ATTP; kiên quyết không để các cơ sở thực phẩm không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP (đối với cơ sở thuộc đối tượng phải cấp), không đảm bảo điều kiện ATTP mà vẫn hoạt động. Chú trọng thực hiện việc kiểm soát điều kiện ATTP đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố về điều kiện cơ sở, trang thiết bị, con người, nguyên liệu thực phẩm, nguồn nước sử dụng; đẩy mạnh việc lấy mẫu nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, mẫu thức ăn của các cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể, nhà hàng ăn uống, cửa hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín và cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố để kiểm nghiệm, đánh giá chỉ tiêu ATTP theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về ATTP theo quy định và thông tin rộng rãi kết quả xử lý để cảnh báo cho người tiêu dùng thực phẩm.

Thực hiện giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm đối với các nhóm thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành y tế; kịp thời cảnh báo, khuyến cáo đến người tiêu dùng áp dụng các biện pháp phòng ngừa đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn. Triển khai giám sát chất lượng nguồn nước sạch sử dụng cho mục đích ăn uống, vệ sinh của con người theo quy định của Bộ Y tế và Quyết định số 78/2021/QĐ-UBND ngày 27/12/2021 của UBND tỉnh ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. - Các đơn vị có tổ chức khoa dinh dưỡng, tiết chế; tổ chức kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống (căng tin, bếp ăn, nhà hàng ăn uống …), do đơn vị tự tổ chức, quản lý hay đấu thầu, ký hợp đồng, thuê khoán… phải triển khai quản lý, kiểm soát chặt chẽ về điều kiện bảo đảm ATTP theo quy định của pháp luật.

Tăng cường triển khai các hoạt động phòng, chống NĐTP và các bệnh truyền qua thực phẩm. Tiếp tục củng cố, duy trì có hiệu quả giám sát NĐTP và các bệnh truyền qua thực phẩm trong hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm của ngành y tế Thành lập/kiện toàn, duy trì các tổ cấp cứu cơ động; đội (tổ) phòng, chống dịch và xử lý môi trường cơ động; đội (tổ) điều tra NĐTP, truy xuất nguồn gốc thực phẩm... Xây dựng phương án và chủ động bố trí nhân lực, phương tiện, thuốc, vật tư, hóa chất… để sẵn sàng và kịp thời tổ chức tiếp nhận, cấp cứu, điều trị, truy xuất nguồn gốc thực phẩm (theo quy định tại khoản 4 Điều 41 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ), điều tra xác định nguyên nhân và khắc phục hậu quả vụ NĐTP. Khi có vụ NĐTP xảy ra, phải triển khai xử lý theo quy định và Hướng dẫn số 4735/HD-BCĐLN ngày 21/8/2023 của Ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP tỉnh; tiến hành đình chỉ ngay hoạt động của cơ sở gây ra vụ NĐTP, yêu cầu khắc phục đúng quy định trước khi hoạt động trở lại và xử lý vi phạm theo quy định.

Sở Y tế cũng đề nghị Phòng Y tế các huyện, thị xã, thành phố chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu UBND huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo, triển khai tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát về ATTP và phòng, chống NĐTP trên địa bàn theo nội dung chỉ đạo tại Thông báo số 684/TB-BYT của Bộ Y tế; Công văn số 2896/UBND-TH và Công văn số 2912/UBND-KGVX của UBND tỉnh.

Hoàng Quang