Thứ 3,21/05/2024,

User Online: 10,428
Total visited in day: 5,419
Total visited in Week: 48,844
Total visited in month: 313,144
Total visited in year: 1,828,524
Total visited: 39,309,154

Kiểm điểm người đứng đầu khi để xảy ra tình trạng phá rừng nghiêm trọng, kéo dài

|
Views:
Font size: A- A A+
Đọc bài viết
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa có văn bản yêu cầu các địa phương, các cấp, ngành tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước trong công tác quản lý và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh.
Tăng cường quản lý, bảo vệ rừng. Ảnh: BGP/Trâm Anh

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thành phố tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 249-NQ/TU ngày 01/11/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 29/12/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh. Ở những nơi có rừng, hằng tháng đưa vào chương trình công tác của các cấp ủy Đảng, chính quyền nội dung kiểm điểm, đánh giá và bàn các giải pháp bảo vệ và phát triển rừng, quản lý đất lâm nghiệp. Xây dựng kế hoạch thực hiện công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, nhất là xác định trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp của UBND cấp huyện, cấp xã theo phân cấp đã được quy định tại Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng.

Tăng cường công tác quản lý, thực hiện các biện pháp quyết liệt bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên hiện có, nhất là đối với các chủ rừng tự nhiên là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng đầu nguồn xung yếu; phòng ngừa, ngăn chặn, không để xảy ra tình trạng cháy rừng, phá rừng, mua bán, chuyển nhượng đất rừng trái phép; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và các văn bản chỉ đạo của tỉnh. Kiên quyết thu hồi đất rừng đối với các chủ rừng để xảy ra tình trạng cháy rừng, phá rừng, sử dụng đất lâm nghiệp sai mục đích, mua bán rừng tự nhiên trái phép theo quy định của pháp luật.

Khi xảy ra cháy rừng, Chủ tịch UBND huyện, thành phố phải trực tiếp chỉ đạo, huy động lực lượng theo phương châm “4 tại chỗ” (lực lượng, chỉ huy, trang thiết bị phương tiện dụng cụ và hậu cần tại chỗ) để chữa cháy kịp thời. Nếu trên địa bàn để xảy ra tình trạng phá rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp trái quy định pháp luật, cháy rừng nghiêm trọng, kéo dài mà không có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời thì Chủ tịch UBND cấp huyện phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về tình trạng vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng xảy ra trên địa bàn, phải kiểm điểm và bị xử lý trách nhiệm quản lý theo quy định của pháp luật.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu UBND tỉnh thực hiện tốt trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp công tác quản lý quy hoạch 3 loại rừng; kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác không phải lâm nghiệp; quản lý, sử dụng Quỹ bảo vệ và phát triển rừng đúng quy định của pháp luật. Chỉ đạo lực lượng kiểm lâm tham mưu cho chính quyền địa phương kiểm tra, đôn đốc thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; kịp thời phát hiện, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật;

Công an tỉnh chỉ đạo lực lượng Công an tích cực, khẩn trương điều tra các vụ việc vi phạm trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng có dấu hiệu hình sự, sớm khởi tố vụ án, khởi tố bị can để truy tố trước pháp luật; đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật, đồng thời phát huy tính giáo dục, răn đe các đối tượng vi phạm.

Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, tham mưu cho UBND các cấp theo thẩm quyền, kiên quyết thu hồi đất rừng đối với các chủ rừng cố tình vi phạm theo quy định của pháp luật.

Xem chi tiết Văn bản tại đây./.


No comments yet. Be the first.