User Online: 16,160
Total visited in day: 7,255
Total visited in Week: 27,493
Total visited in month: 41,409
Total visited in year: 2,088,891
Total visited: 39,569,521

Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng, chống các sự cố về an toàn thực phẩm

|
Views:
Font size: A- A A+
Đọc bài viết

 

Để tăng cường việc chấp hành quy định pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) và chủ động phòng, chống các sự cố về ATTP, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) tỉnh Bắc Giang đề nghị các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc Chi cục ATVSTP quản lý theo phân công, phân cấp tăng cường công tác bảo đảm ATTP và phòng, chống các sự cố về ATTP.

Trong những tháng đầu năm 2024, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, tỉnh Vĩnh Phúc... đã xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm làm nhiều người mắc, do sử dụng thực phẩm tại các nhà hàng, cửa hàng ăn uống, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể và cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín không bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng thực phẩm; để chủ động phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm (gọi chung là các sự cố về ATTP), Sở Y tế tỉnh Bắc Giang đã ban hành Công văn số 1092/SYT-NVY ngày 08/5/2024 về việc tăng cường công tác bảo đảm ATTP và phòng, chống ngộ độc thực phẩm.

Chi cục ATVSTP yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống tăng cường tuyên truyền, phổ biến nâng cao kiến thức, pháp luật, thực hành đúng về ATTP cho cán bộ, nhân viên, người lao động trong doanh nghiệp bằng nhiều hình thức, đa dạng về nội dung, chú trọng tuyên truyền qua zalo; đầu tư lắp, đặt các hình ảnh trực quan (băng rôn, khẩu hiệu, apphich, pano...) về bảo đảm ATTP tại cổng doanh nghiệp và khu vực hành chính, khu sản xuất, chế biến, phục vụ ăn uống.

Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống chấp hành đầy đủ, đúng quy định pháp luật về điều kiện bảo đảm ATTP. Chấp hành việc cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP theo quy định tại Điều 34, 36, 37 Luật ATTP; Điều 11, 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP; Khoản 3, Điều 2 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP. Chấp hành điều kiện ATTP theo quy định tại Điều 28, 29, 30 Luật ATTP; quy định tại khoản 2, Điều 2 Nghị định 155. Chủ động nghiên cứu Hướng dẫn số 312/HD-SYT ngày 10/11/2023 của Sở Y tế tỉnh Bắc Giang về việc triển khai nhân rộng mô hình “cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống” bảo đảm ATTP, để đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, áp dụng thực hiện các tiêu chí của mô hình, nhất là các điều kiện ATTP theo quy định của pháp luật. Định kỳ tự tổ chức đánh giá điều kiện bảo đảm ATTP để có biện pháp đầu tư, khắc phục kịp thời và duy trì hiện đúng quy định pháp luật về ATTP, chủ động phòng ngừa các sự cố về ATTP.

Đối với các doanh nghiệp được công nhận đạt tiêu chí mô hình bảo đảm ATTP từ năm 2019 - 2023, tiếp tục củng cố, đầu tư và duy trì thực hiện tốt các tiêu chí bảo đảm ATTP theo nội dung Hướng dẫn số 312/HD-SYT ngày 10/11/2023 của Sở Y tế tỉnh Bắc Giang; thường xuyên, định kỳ rà soát, kịp thời đầu tư và khắc phục những tiêu chí về điều kiện ATTP không đạt yêu cầu.

Đồng thời, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống cần chủ động triển khai công tác phòng, chống các sự cố về ATTP. Tổ chức quản lý, kiểm soát chặt chẽ quá trình nhập nguyên liệu thực phẩm và trong suốt quá trình chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh thực phẩm và ăn uống để phòng ngừa chủ động ô nhiễm chéo. Thành lập Tổ giám sát về ATTP để thường xuyên, đột xuất tiến hành giám sát quá trình nhập, chế biến, bảo quản, sử dụng thực phẩm, kiểm thực 3 bước, lưu mẫu thức ăn và chấp hành quy định về điều kiện ATTP; khuyến khích các doanh nghiệp chủ động lưu mẫu nguyên liệu thực phẩm (thực phẩm sống trước khi sơ chế, làm sạch và chế biến), nhất là các nhóm thực phẩm có nguy cơ như thịt tươi sống, thủy sản đông lạnh, rau củ quả… để thuận lợi cho công tác kiểm soát chất lượng nguyên liệu thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và quy trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân nếu xảy ra sự cố về ATTP. Xây dựng kế hoạch hoặc phương án xử trí các sự cố về ATTP; thực hiện đúng quy định về khai báo, phối hợp với các cơ quan chức năng trong xử lý, khắc phục hậu quả khi có sự cố ATTP xảy ra tại doanh nghiệp.

Tại Hướng dẫn số 312/HD-SYT ngày 10/11/2023 của Sở Y tế tỉnh Bắc Giang về việc Hướng dẫn triển khai nhân rộng mô hình “cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống” bảo đảm an toàn thực phẩm, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là cơ sở chế biến thức ăn bao gồm cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng-tin và bếp ăn tập thể. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được quy định tại Luật ATTP, các Nghị định của Chính phủ và Thông tư của Bộ Y tế. Từ năm 2019 đến nay, Sở Y tế và UBND các huyện, thành phố đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trong chỉ đạo triển khai xây dựng mô hình điểm, nhân rộng mô hình cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống bảo đảm ATTP, với loại hình: “Nhà hàng ăn uống”, "Cơ sở chế biến suất ăn sẵn", “Bếp ăn tập thể” tại 188 doanh nghiệp, trường học, hộ kinh doanh cá thể. Kết quả điều tra, đánh giá 178 tổ chức, cá nhân triển khai mô hình bảo đảm ATTP trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2019 - 2023 cho thấy 94,7% cơ sở thực phẩm triển khai mô hình duy trì đạt các tiêu chí ATTP (10 cơ sở thực phẩm ngừng hoạt động); kết quả triển khai nhân rộng mô hình bảo đảm ATTP đã góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm chấp hành quy định pháp luật về điều kiện bảo đảm ATTP, chủ động phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm và phòng ngừa ngộ độc thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.

Khánh Ly