User Online: 16,668
Total visited in day: 4,352
Total visited in Week: 24,590
Total visited in month: 38,506
Total visited in year: 2,085,988
Total visited: 39,566,618

Chủ động triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Bắc Giang

|
Views:
Font size: A- A A+
Đọc bài viết
Để chủ động triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) và phòng chống ngộ độc thực phẩm (NĐTP) trên địa bàn thành phố, Trung tâm Y tế thành phố Bắc Giang đã chỉ đạo các khoa, phòng, trạm y tế phường, xã theo chức năng, nhiệm vụ tăng cường chỉ đạo, triển khai công tác bảo đảm ATTP và phòng chống NĐTP.

Khoa Y tế công cộng - An toàn thực phẩm phối hợp với phòng Văn hóa Thông tin và cơ quan chức năng tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng các kiến thức, quy định của pháp luật về bảo đảm ATTP và phòng chống ngộ độc thực phẩm cho các cơ quan, đơn vị có tổ chức bếp ăn, người sản xuất, kinh doanh tiếp xúc thực phẩm, người tiêu dùng thực phẩm. Đặc biệt trong dịp Tháng hành động đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thời gian từ 15/4/2024 đến 15/5/2024, trong các dịp Lễ, hội, mùa hè... Tiếp tục triển khai các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về tăng cường công tác QLNN về ATTP và tăng cường phòng, chống ngộ độc thực phẩm như: Công văn số 2209/UBND-KGVX ngày 26/5/2020 của UBND tỉnh về việc triển khai Chỉ thị 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Chính phủ; Công văn số 821/UBND-KGVX ngày 28/02/2023 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc tăng cường công tác bảo đảm ATTP đối với bếp ăn tập thể; Hướng dẫn số 3960/BCĐLN-KGVX ngày 09/12/2016 của BCĐLN về ATTP tỉnh về việc triển khai QLNN về ATTP; Công văn số 3365/BCĐLNKGVX ngày 25/10/2016 của BCĐLN về ATTP tỉnh về việc tăng cường phòng, chống ngộ độc thực phẩm và các văn bản tăng cường triển khai phòng chống ngộ độc thực phẩm của Sở Y tế về việc tăng cường công tác phòng, chống ngộ độc rượu; phòng chống ngộ độc do độc tố tự nhiên... Tăng cường triển khai tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật, thực hành đúng về ATTP và các biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm trên các phương tiện thông đại chúng; trong đó chú trọng triển khai phổ biến kiến thức, phòng chống ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn, hóa chất. Tuyên truyền và hướng dẫn biện pháp chế biến, bảo quản, sử dụng bảo đảm an toàn đối với các thực phẩm truyền thống hoặc theo tập quán của địa phương, nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, thói quen không bảo đảm ATTP trong lựa chọn, chế biến, bảo quản và sử dụng thực phẩm; chỉ sử dụng các sản phẩm thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm đóng hộp đã hết hạn sử dụng, bị phồng, bẹp, biến dạng, hoen gỉ, không còn nguyên vẹn hoặc có mùi vị, màu sắc thay đổi khác thường… Đồng thời, Khoa Y tế công cộng - An toàn thực phẩm cử cán bộ tham gia đoàn kiểm tra liên ngành, duy trì đoàn kiểm tra, giám sát chuyên ngành về ATTP đánh giá việc chấp hành các quy định về ATTP của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Tập trung kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý như: thức ăn chế biến sẵn; các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố, các bếp ăn tập thể; cơ sở có sản phẩm thực phẩm; cơ sở sản xuất, kinh doanh nước uống đóng chai, nước đá dùng liền; nước giải khát, rượu, bia... Tiếp tục tuyên truyền việc chấp hành các quy định về phòng chống dịch: sát khuẩn tay, phun hóa chất khử trùng khu vực nhà ăn, phòng ăn, khu vực sơ chế, chế biến thực phẩm, đeo khẩu trang trong giao tiếp. Đề xuất xử lý các vi phạm về ATTP theo quy định. Tăng cường công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm, dịch bệnh truyền qua đường thực phẩm; chuẩn bị sẵn sàng phương án, lực lượng thường trực, phương tiện, vật tư… phục vụ công tác điều tra, thống kê, xử lý khi xảy ra sự cố về ATTP trên địa bàn theo Hướng dẫn số 699/HD-SYT ngày 08/6/2015 về triển khai xử trí vụ ngộ độc thực phẩm. Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về BCĐLN ATTP thành phố Bắc Giang.

Khoa KSDB/HIV-XN tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, triển khai hoạt động giám sát, chủ động phát hiện sớm, xử lý kịp thời triệt để ổ dịch, không để dịch bùng phát.Chuẩn bị đầy đủ cơ số hóa chất, máy phun hóa chất... sẵn sàng ứng phó khi dịch xảy ra. Phối hợp với các khoa, phòng, trạm y tế làm tốt công tác báo cáo dịch theo hệ thống và trực dịch theo quy định. Xây dựng lịch thường trực chống dịch tại cơ quan đơn vị.

Đối với các Trạm Y tế phường, xã trên địa bàn thành phố cần chủ động tham mưu cho UBND, Ban chỉ đạo liên ngành về ATTP xây dựng kế hoạch, kiện toàn đoàn (tổ) kiểm tra Liên ngành triển khai công tác kiểm tra cơ sở kinh doanh thực phẩm, cơ sở dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố theo phân cấp quản lý. Triển khai giám sát tình hình ngộ độc thực phẩm trên địa bàn; khi khám, điều trị các trường hợp nghi ngờ ngộ độc thực phẩm phải khai báo ngay với cơ quan, đơn vị có thẩm quyền để điều tra, xử lý theo quy định. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền về ATTP đối với nhân dân, người tiêu dùng trên các phương tiện loa, đài truyền thanh đến các thôn, tổ, khu phố. Không sử dụng thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thực phẩm có nhiều phẩm màu...Kịp thời phát hiện và báo cáo với cơ quan chức năng các cơ sở có dấu hiệu vi phạm. Xử lý các vi phạm về ATTP theo quy định. Tăng cường công tác giám sát ngộ độc thực phẩm, dịch bệnh truyền qua đường thực phẩm tại cộng đồng; chuẩn bị sẵn sàng phương án, lực lượng thường trực, phương tiện, vật tư… báo cáo kịp thời và xử lý khi xảy ra sự cố về ATTP trên địa bàn. Báo cáo kết quả thực hiện về Trung tâm Y tế thành phố theo quy định.

Việt Nga