Chủ nhật,16/06/2024,

User Online: 7,837
Total visited in day: 3,611
Total visited in Week: 3,610
Total visited in month: 241,338
Total visited in year: 2,288,820
Total visited: 39,769,450

Bắc Giang triển khai có hiệu quả các hoạt động dự phòng lây truyền HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ sang con trên địa bàn tỉnh

|
Views:
Font size: A- A A+
Đọc bài viết
Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được phát triển khỏe mạnh, không bị mắc các bệnh có thể phòng tránh được, trong đó có các bệnh lây truyền từ mẹ sang con. Tuy nhiên, hàng năm, trên thế giới vẫn còn số lượng không nhỏ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ. Sở Y tế Bắc Giang chỉ đạo triển khai có hiệu quả các hoạt động dự phòng lây truyền HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ sang con trên địa bàn tỉnh.

Trong năm 2024, ngành Y tế tiếp tục tăng cường triển khai các biện pháp dự phòng lây truyền HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ sang con, thông qua các hoạt động truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân, cộng đồng và cán bộ y tế về nguy cơ, hậu quả mắc bệnh và các biện pháp dự phòng lây truyền sang con. Tăng cường xét nghiệm sàng lọc nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai cho phụ nữ có thai, phát hiện sớm các trường hợp mắc để quản lý, điều trị, nhằm giảm tỷ lệ mắc ở trẻ em, góp phần hoàn thành mục tiêu Kế hoạch của tỉnh Bắc Giang đề ra giai đoạn 2019-2030. Sở Y tế yêu cầu công tác dự phòng lây truyền HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ sang con phải được thực hiện thường xuyên, gắn với các hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản đang triển khai tại tuyến tỉnh, huyện, xã, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị. Các hoạt động truyền thông thu hút được sự tham gia, phối hợp của các đoàn thể, cơ quan truyền thông tại các địa phương. Các hoạt động can thiệp dự phòng tuân thủ về chuyên môn kỹ thuật tại Quyết định số 7130/QĐ-BYT ngày 29/11/2018 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia tiến tới loại trừ HIV, viêm gan B và giang mai lây truyền từ mẹ sang con, giai đoạn 2018-2030; Quyết định số 934/QĐ-BYT ngày 04/7/2019 của Bộ Y tế phê duyệt “Hướng dẫn kỹ thuật các can thiệp dự phòng HIV, viêm gan B và giang mai lây truyền từ mẹ sang con”.

Để các hoạt động dự phòng lây truyền HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ sang con trên địa bàn tỉnh được triển khai có hiệu quả, ngay từ đầu năm ngành Y tế đã đề ra những chỉ tiêu cụ thể, tỷ lệ phụ nữ có thai được khám thai ít nhất 4 lần trong 03 thời kỳ đạt ≥ 90%. Tỉ lệ phụ nữ đẻ được xét nghiệm sàng lọc trong thời kỳ có thai: Xét nghiệm sàng lọc HIV và xét nghiệm sàng lọc viêm gan B đạt ≥ 70%;  Xét nghiệm sàng lọc giang mai đạt ≥ 50%. Tỉ lệ phụ nữ có thai nhiễm HIV được điều trị ARV ≥ 85%; mắc viêm gan B được điều trị ≥ 60%; mắc giang mai được điều trị ≥ 60%. Tỉ lệ trẻ sơ sinh được tiêm vắc xin viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu ≥ 85%; tỉ lệ trẻ dưới 01 tuổi được tiêm đủ 03 mũi vắc xin viêm gan B ≥ 96%.  Giảm còn ≤ 50 ca nhiễm mới HIV ở trẻ sơ sinh trên 100.000 trẻ sinh sống và ≤ 50 ca giang mai bẩm sinh trên 100.000 trẻ sinh sống. Ngành Y tế khống chế tỉ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con < 5% ở trẻ bú mẹ; < 2% ở trẻ không bú mẹ; khống chế tỷ lệ nhiễm HbsAg ở trẻ em dưới 5 tuổi < 0,1%.

Trong năm 2024, ngành Y tế tập trung triển khai hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông nâng cao nhận thức của người dân, cộng đồng và cán bộ y tế về nguy cơ, hậu quả của lây truyền HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ sang con; các biện pháp dự phòng, lợi ích của việc khám thai để được phát hiện sớm, điều trị kịp thời; lồng ghép công tác truyền thông trong các hoạt động chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em đang triển khai tại các cơ sở y tế tuyến tỉnh, huyện và xã. Tăng cường phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng tại địa phương để cải tiến nội dung, đa dạng hóa các hình thức truyền thông; nâng cao năng lực truyền thông trực tiếp cho đội ngũ người cung cấp dịch vụ ở các tuyến, kết hợp giữa truyền thông tại cộng đồng và truyền thông tại cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em tại các đơn vị. Phối hợp với các ban ngành đoàn thể, tổ chức chính trị, xã hội đa dạng hóa các hình thức truyền thông đến đối tượng đích là phụ nữ có thai, phụ nữ tuổi sinh đẻ và người dân. Chú trọng công tác đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ y tế các tuyến về tư vấn, xét nghiệm sàng lọc, chuyển gửi, điều trị và thực hiện các can thiệp dự phòng lây truyền HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ sang con. Tiếp tục rà soát, tập huấn bổ sung cho cán bộ y tế, mạng lưới y tế thôn bản kiến thức chuyên môn về dự phòng lây truyền HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ sang con, kiến thức tiêm phòng viêm gan B liều sơ sinh, liều cơ bản cho cán bộ y tế làm công tác tiêm chủng. Thường xuyên cập nhật công tác thống kê báo cáo cho cán bộ làm công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản tại các tuyến.

Nâng cao chất lượng công tác sàng lọc, chẩn đoán, chăm sóc, điều trị, quản lý/theo dõi phụ nữ có thai mắc viêm gan B, HIV, giang mai. Các cơ sở y tế khám chữa bệnh có đầy đủ sinh phẩm xét nghiệm sàng lọc HIV, viêm gan B, giang mai cho phụ nữ có thai đến khám và điều trị; cập nhật thường xuyên cho cán bộ y tế về kỹ thuật xét nghiệm, tiêm chủng viêm gan B liều sơ sinh, liều cơ bản, kiến thức chuyên môn về dự phòng HIV, viêm gan B và giang mai lây truyền từ mẹ sang con theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Đảm bảo các cơ sở sản khoa và Trạm y tế xã có đỡ đẻ có sẵn vắc xin viêm gan B liều sơ sinh để thực hiện tốt việc tư vấn, tiêm phòng cho trẻ trong 24 giờ đầu sau sinh; dự trữ đủ cơ số thuốc ARV để điều trị cho bà mẹ, trẻ sơ sinh kịp thời (trong trường hợp bà mẹ mới được phát hiện nhiễm HIV khi chuyển dạ). Tăng cường tư vấn, triển khai xét nghiệm sàng lọc HIV, viêm gan B, giang mai cho phụ nữ có thai đến khám thai tại các cơ sở y tế, đảm bảo mỗi phụ nữ có thai đến khám được tư vấn, xét nghiệm 01 lần (trong 3 tháng đầu thai kỳ) sàng lọc HIV, viêm gan B, giang mai. Nâng cao chất lượng công tác khám thai và quản lý thai nghén tại các cơ sở y tế, thực hiện đúng quy trình chuyên môn, trong đó có nội dung tư vấn, xét nghiệm sàng lọc HIV, viêm gan B, giang mai, đảm bảo phát hiện sớm và được thực hiện các can thiệp dự phòng lây truyền từ mẹ sang con. Liên kết chặt chẽ công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống HIV/AIDS, công tác tiêm chủng mở rộng, chuyển gửi phụ nữ có thai bị nhiễm HIV từ các cơ sở sản khoa đến các phòng khám, điều trị HIV ngoại trú của tỉnh. Tăng cường giám sát hỗ trợ, kiểm tra việc tuân thủ các quy trình, hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật về công tác khám thai, tư vấn, xét nghiệm sàng lọc, công tác tiêm phòng viêm gan B (liều sơ sinh) cho trẻ tại các cơ sở sản khoa, các trạm y tế xã có đỡ đẻ; điều trị dự phòng lây truyền HIV, viêm gan B, giang mai cho phụ nữ có thai tại cơ sở điều trị và phòng khám, điều trị HIV ngoại trú. Thực hiện tốt công tác ghi chép, thống kê, báo cáo các chỉ số về công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản theo quy định tại Thông tư 37/2019/TT-BYT ngày 30/12/2019 của Bộ Y tế về chế độ báo cáo thống kê ngành y tế, để có số liệu chính xác về công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản và dự phòng lây truyền HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ sang con tại các địa phương, đơn vị.

Ngay từ đầu năm, Phòng Nghiệp vụ Y, Sở Y tế chủ động tham mưu với Giám đốc Sở Y tế Kế hoạch hoạt động dự phòng lây truyền HIV, viêm gan B và giang mai từ mẹ sang con năm 2024. Kiểm tra, giám sát, đôn đốc các đơn vị trong ngành tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh chủ trì, phối hợp với Phòng Nghiệp vụ Y và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch. Tăng cường các hoạt động truyền thông trên phương tiện thông tin đại chúng; truyền thông, tư vấn tại cộng đồng về dự phòng lây truyền HIV, viêm gan B và giang mai từ mẹ sang con. Tổ chức đào tạo, tập huấn bổ sung cho cán bộ y tế các tuyến, y tế thôn bản kiến thức dự phòng HIV, viêm gan B, giang mai lây truyền từ mẹ sang con; công tác quản lý thai nghén, cập nhật kiến thức chăm sóc phụ nữ có thai trước, trong và sau sinh; tiêm chủng viêm gan B liều sơ sinh. Hướng dẫn Trung tâm y tế tuyến huyện triển khai tư vấn, xét nghiệm sàng lọc HIV, viêm gan B, giang mai cho phụ nữ có thai tại cộng đồng, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh để can thiệp dự phòng kip thời. Phối hợp chặt chẽ với các cơ sở sản khoa, tiếp nhận và điều trị dự phòng cho phụ nữ mang thai bị nhiễm HIV; cung cấp đủ cơ số thuốc điều trị ARV cho Bệnh viện Sản Nhi và Trung tâm Y tế tuyến huyện để điều trị dự phòng cho các trường hợp phát hiện nhiễm HIV khi chuyển dạ đẻ. Giám sát, hỗ trợ về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý công tác dự phòng lây truyền HIV,viêm gan B, giang mai từ mẹ sang con, tiêm phòng viêm gan B cho trẻ trong 24 giờ sau sinh tại các cơ sở sản khoa; công tác thống kê, báo cáo kết quả thực hiện.

Bệnh viện Sản Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tiếp tục cập nhật kiến thức chuyên môn cho cán bộ y tế về dự phòng lây truyền HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ sang con; về điều trị dự phòng cho phụ nữ có thai bị nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai; về tiêm vắc xin phòng viêm gan B liều sơ sinh cho trẻ trong 24 giờ đầu; tuân thủ tốt quy trình, hướng dẫn Bộ Y tế về công tác chăm sóc trước, trong và sau sinh cho phụ nữ. Đảm bảo đầy đủ sinh phẩm và các điều kiện cần thiết để tăng cường tư vấn, xét nghiệm sàng lọc HIV, viêm gan B, giang mai cho phụ nữ có thai đến khám bệnh, phát hiện sớm các trường hợp mắc để can thiệp, điều trị dự phòng kịp thời; thực hiện tốt tiêm vắc xin phòng viêm gan B cho trẻ trong 24 giờ đầu sau sinh tại bệnh viện; dự trữ đủ cơ số thuốc ARV tại phòng sinh, điều trị dự phòng cho bà mẹ và trẻ (trường hợp mới được phát hiện nhiễm HIV khi chuyển dạ). Liên kết chặt chẽ công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống HIV/AIDS, tiêm chủng mở rộng, công tác chuyển gửi phụ nữ mang thai bị nhiễm HIV từ các cơ sở sản khoa đến các phòng khám điều trị HIV ngoại trú của tỉnh. Thực hiện nghiêm công tác báo cáo kết quả về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh để tổng hợp, báo cáo Sở Y tế và Bộ Y tế theo quy định.

Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố, các KCN đưa các chỉ tiêu về dự phòng lây truyền HIV, viêm gan B, giang mai vào kế hoạch triển khai công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản hàng năm của địa phương, giao chỉ tiêu đến tuyến xã để phấn đấu thực hiện. Phối hợp với các cơ quan truyền thông, các ban ngành, các đơn vị liên quan tại địa phương, tổ chức truyền thông về dự phòng lây truyền HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ sang con, lồng ghép với công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản. Triển khai tập huấn cho cán bộ y tế về kỹ thuật xét nghiệm, tiêm chủng viêm gan B liều sơ sinh, cập nhật kiến thức chuyên môn về các can thiệp dự phòng HIV, viêm gan B và giang mai lây truyền từ mẹ sang con. Đảm bảo đầy đủ sinh phẩm và các điều kiện xét nghiệm sàng lọc HIV, viêm gan B, giang mai cho phụ nữ có thai đến khám; các cơ sở sản khoa và Trạm y tế xã có đỡ đẻ luôn có sẵn vắc xin viêm gan B để tiêm phòng cho trẻ trong 24 giờ đầu sau sinh; dự trù cơ số thuốc ARV, kịp thời điều trị cho bà mẹ và trẻ (trong trường hợp mới được phát hiện nhiễm HIV khi chuyển dạ). Tăng cường tư vấn, triển khai xét nghiệm sàng lọc HIV, viêm gan B, giang mai cho phụ nữ mang thai tại các cơ sở y tế, đảm bảo mỗi phụ nữ có thai đến khám đều được tư vấn, xét nghiệm sàng lọc, phát hiện sớm (trong 3 tháng đầu thai kỳ) đưa vào quản lý, theo dõi, điều trị theo quy định. Nâng cao chất lượng công tác khám thai và quản lý thai nghén tại các cơ sở y tế, thực hiện đúng quy trình khám thai, trong đó có tư vấn, xét nghiệm sàng lọc HIV, viêm gan B, giang mai, phát hiện sớm và thực hiện các can thiệp dự phòng lây truyền từ mẹ sang con. Liên kết chặt chẽ công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống HIV/AIDS, tiêm chủng mở rộng, chuyển gửi phụ nữ có thai bị nhiễm HIV từ các cơ sở sản khoa đến các phòng khám điều trị HIV ngoại trú của tỉnh. Kiểm tra, giám sát, hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật đối với tuyến xã về thực hiện công tác chăm sóc trước, trong và sau sinh, dự phòng lây truyền HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ sang con.

Các Bệnh viện và Phòng khám đa khoa tư nhân thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn cho cán bộ y tế về dự phòng lây truyền HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ sang con. Tuân thủ quy trình, hướng dẫn của Bộ Y tế về công tác chăm sóc trước, trong và sau sinh. Đáp ứng đầy đủ sinh phẩm và các điều kiện cần thiết để tăng cường tư vấn, xét nghiệm sàng lọc HIV, viêm gan B, giang mai cho phụ nữ có thai đến khám. Thực hiện tốt việc chuyển gửi phụ nữ có thai bị nhiễm HIV đến các phòng khám điều trị ngoại trú HIV để được điều trị theo quy định.

Việt Nga