Thứ 7,18/05/2024,

User Online: 19,234
Total visited in day: 8,410
Total visited in Week: 87,680
Total visited in month: 260,402
Total visited in year: 1,775,782
Total visited: 39,256,412
Trang chủ - Thủ tục hành chính
Cấp Giấy phép hoạt động đối với bệnh viện thuộc Sở Y tế và áp dụng đối với trường hợp khi thay đổi hình thức tổ chức, chia tách, hợp nhất, sáp nhập
Procedure type
Hành Nghề Y
Issued agency
Sở Y tế
Process order

7.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Tổ chức nộp hồ sơ về Bộ phận Tiếp nhận & trả kết quả Sở Y tế - Trung tâm phục vụ Hành chính công tỉnh Bắc Giang, Quảng trường 3/2, thành phố Bắc Giang. Điện thoại: (0240) 3.555.760 ;

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Trong giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần;

b) Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ ghi Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả.

- Trường hợp tổ chức nộp hồ sơ qua đường bưu điện, thì trong thời hạn 03 ngày, tính từ thời điểm nhận được hồ sơ (tính theo dấu bưu điện đến), cơ quan tiếp nhận gửi cho cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo quy định ( Mẫu 09 Phụ lục XI Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016).

c) Bước 3: Đoàn thẩm định:

Thẩm định hồ sơ, kiểm tra điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, dụng cụ y tế, tổ chức nhân sự, phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh;

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, trong thời gian 40 ngày, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải xem xét, thẩm định để cấp giấy phép hoạt động đối với bệnh viện;

+ Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động chưa hợp lệ thì thực hiện như sau:

+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động để hoàn chỉnh hồ sơ. Văn bản thông báo phải nêu cụ thể là bổ sung những tài liệu nào, nội dung nào cần sửa đổi;

. Khi nhận được văn bản yêu cầu hoàn chỉnh hồ sơ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề nghị phải bổ sung, sửa đổi theo đúng những nội dung đã được ghi trong văn bản và gửi về cơ quan tiếp nhận hồ sơ;

. Sau 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung, sửa đổi, nếu cơ quan tiếp nhận hồ sơ không có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì phải tiến hành thẩm định cấp giấy phép hoạt động trong thời gian quy định.

. Sau 40 ngày, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản yêu cầu mà cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động không bổ sung, sửa đổi, hoặc bổ sung, sửa đổi hồ sơ nhưng không đạt yêu cầu thì phải thực hiện lại từ đầu thủ tục đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động.

- Trường hợp không cấp giấy phép hoạt động thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

 

7.2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận & trả kết quả -Sở Y tế hoặc qua đường bưu điện.

7.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ gồm:

1) Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động (Mẫu 01 Phụ lục XI, Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016);

2) Bản sao hợp lệ quyết định thành lập hoặc văn bản có tên của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài;

3) Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

4) Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (bao gồm đăng ký người hành nghề và người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề) theo mẫu (Phụ lục IV, Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016);

5) Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (Mẫu 02, Phụ lục XI, Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016);

6) Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của bệnh viện.

7) Điều lệ tổ chức và hoạt động đối với bệnh viện nhà nước thực hiện theo mẫu quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế; đối với bệnh viện tư nhân thực hiện (Mẫu 03 Phụ lục XI Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016) và phương án hoạt động ban đầu đối với bệnh viện;

8) Bản sao hợp lệ hợp đồng vận chuyển người bệnh đối với bệnh viện không có phương tiện vận chuyển cấp cứu ngoài cơ sở;

9) Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;

b) Số lượng hồ sơ:  01 (bộ).

7.4. Thời hạn giải quyết: 40 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ.

7.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

7.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

 - Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Y tế tỉnh Bắc Giang

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Y tế tỉnh Bắc Giang

7.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.

7.8. Phí thẩm định:

Phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động đối với bệnh viện: 10.500.000,VNĐ/lần

(Thông tư số 278/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính)

7.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (Mẫu 01 Phụ lục XI, Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016);

- Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (Phụ lục IV, Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016);

- Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (Mẫu 02, Phụ lục XI, Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016);

- Điều lệ tổ chức và hoạt động đối với bệnh viện tư nhân thực hiện (Mẫu 03 Phụ lục XI Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016);

- Giấy xác nhận thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (Mẫu 10 Phụ lục XI Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016);

 7.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Bệnh viện được cấp giấy phép hoạt động phải có đủ các điều kiện sau đây:

+ Bệnh viện đa khoa phải có ít nhất 30 giường bệnh trở lên; Bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện y học cổ truyền phải có ít nhất 20 giường bệnh; riêng đối với bệnh viện chuyên khoa mắt sử dụng kỹ thuật cao phải có ít nhất 10 giường bệnh.

+ Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng;

+ Đáp ứng các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành; Có đủ người hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn;

7.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23/11/2009 của Quốc hội;

- Nghị định số 87/2011/NĐ-CP ngày 27/9/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh;

- Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ Quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

- Thông tư số 278/2016/TT - BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính về Qui định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực y tế;

- Quyết định số 296/2016/QĐ-UBND ngày 25/5/2016 của UBND tỉnh về việc ban hành chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế.

(Tải file mẫu và chi tiết toàn bộ TTHC )

 

Process method
Docmument number and component
Due-dates
Process by
Result of administrative procedure
Level
4
Fees
Fees
Document template
Requirement
Legal foundation