Chủ nhật,16/06/2024,

Thống kê Thống kê

Đang truy cập: 10,066
Tổng số trong ngày: 8,201
Tổng số trong tuần: 8,200
Tổng số trong tháng: 245,928
Tổng số trong năm: 2,293,410
Tổng số truy cập: 39,774,040

Yên Dũng tăng cường các biện pháp dự phòng lây truyền HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ sang con

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Nhằm tăng cường triển khai các biện pháp dự phòng lây truyền HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ sang con, phát hiện sớm các trường hợp mắc để quản lý, điều trị, nhằm giảm tỷ lệ mắc ở trẻ em, góp phần hoàn thành mục tiêu Kế hoạch của tỉnh Bắc Giang đề ra giai đoạn 2019-2030, Huyện Yên Dũng đã xây dựng Kế hoạch hoạt động dự phòng lây truyền HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ sang con năm 2024.

Theo đó Yên Dũng hướng tới mục tiêu tỷ lệ phụ nữ có thai được khám thai ít nhất 4 lần/03 thời kỳ đạt ≥ 90%; Tỉ lệ phụ nữ đẻ được xét nghiệm sàng lọc trong thời kỳ có thai:  Xét nghiệm sàng lọc HIV đạt ≥ 70%;  Xét nghiệm sàng lọc viêm gan B đạt ≥ 70%; Xét nghiệm sàng lọc giang mai đạt ≥ 50%. Tỉ lệ phụ nữ có thai nhiễm HIV được điều trị ARV ≥ 85%; Mắc viêm gan B được điều trị ≥ 60%; Mắc giang mai được điều trị ≥ 60%; Tỉ lệ trẻ sơ sinh được tiêm vắc xin viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu ≥85%; Tỉ lệ trẻ dưới 01 tuổi được tiêm đủ 03 mũi vắc xin viêm gan B ≥ 96%; Giảm còn ≤ 50 ca nhiễm mới HIV ở trẻ sơ sinh trên 100.000 trẻ sinh sống và ≤ 50 ca giang mai bẩm sinh trên 100.000 trẻ sinh sống. Khống chế tỉ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con < 5% ở trẻ bú mẹ; < 2% ở trẻ không bú mẹ. Khống chế tỷ lệ nhiễm HbsAg ở trẻ em dưới 5 tuổi < 0,1%.

Để đạt được mục tiêu trên, Yên Dũng đẩy mạnh triển khai hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông nâng cao nhận thức của người dân, cộng đồng và cán bộ y tế về nguy cơ, hậu quả của lây truyền HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ sang con; các biện pháp dự phòng, lợi ích của việc khám thai để được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Công tác truyền thông được lồng ghép trong các hoạt động chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em đang triển khai tại các cơ sở y tế tuyến tỉnh, huyện và xã. Phối hợp với các ban ngành đoàn thể, tổ chức chính trị, xã hội đa dạng hóa các hình thức truyền thông đến đối tượng đích là phụ nữ có thai, phụ nữ tuổi sinh đẻ và người dân.

Công tác đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ y tế các tuyến về tư vấn, xét nghiệm sàng lọc, chuyển gửi, điều trị, và thực hiện các can thiệp dự phòng lây truyền HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ sang con. Tập huấn bổ sung cho cán bộ y tế, mạng lưới y tế thôn bản kiến thức chuyên môn về dự phòng lây truyền HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ sang con, kiến thức tiêm phòng viêm gan B liều sơ sinh, liều cơ bản cho cán bộ y tế làm công tác tiêm chủng.

Nâng cao chất lượng công tác sàng lọc, chẩn đoán, chăm sóc, điều trị, quản lý/theo dõi phụ nữ có thai mắc viêm gan B, HIV, giang mai. Trung tâm y tế có đầy đủ sinh phẩm xét nghiệm sàng lọc HIV, viêm gan B, giang mai cho phụ nữ có thai đến khám và điều trị. Các kỹ thuật xét nghiệm, tiêm chủng viêm gan B liều sơ sinh, liều cơ bản, kiến thức chuyên môn về dự phòng HIV, viêm gan B và giang mai lây truyền từ mẹ sang con theo hướng dẫn của Bộ Y tế được cập nhật thường xuyên. Đảm bảo khoa Phụ sản - CSSKSS và Trạm y tế xã, thị trấn có đỡ đẻ có sẵn vắc xin viêm gan B liều sơ sinh để thực hiện tốt việc tư vấn, tiêm phòng cho trẻ trong 24 giờ đầu sau sinh. Cơ số thuốc ARV để điều trị cho bà mẹ, trẻ sơ sinh kịp thời (trong trường hợp bà mẹ mới được phát hiện nhiễm HIV khi chuyển dạ) dự trữ đủ. Tăng cường tư vấn, triển khai xét nghiệm sàng lọc HIV, viêm gan B, giang mai cho phụ nữ có thai đến khám thai tại các cơ sở y tế, đảm bảo mỗi phụ nữ có thai đến khám được tư vấn, xét nghiệm 01 lần (trong 3 tháng đầu thai kỳ) sàng lọc HIV, viêm gan B, giang mai.

Nâng cao chất lượng công tác khám thai và quản lý thai nghén tại các cơ sở y tế, thực hiện đúng quy trình chuyên môn. Trong đó có nội dung tư vấn, xét nghiệm sàng lọc HIV, viêm gan B, giang mai, đảm bảo phát hiện sớm và được thực hiện các can thiệp dự phòng lây truyền từ mẹ sang con. Công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống HIV/AIDS, công tác tiêm chủng mở rộng, chuyển gửi phụ nữ có thai bị nhiễm HIV từ các cơ sở sản khoa đến các phòng khám, điều trị HIV ngoại trú của tỉnh được phối hợp nhịp nhàng.

 Công tác giám sát, hỗ trợ, kiểm tra việc tuân thủ các quy trình, hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật về công tác khám thai, tư vấn, xét nghiệm sàng lọc, công tác tiêm phòng viêm gan B (liều sơ sinh) cho trẻ tại các cơ sở sản khoa, các trạm y tế xã có đỡ đẻ, hướng dẫn chuyển gửi phụ nữ có thai, phụ nữ có thai nhiễm HIV đến các điểm điều trị ngoại trú của tỉnh được thực hiện thường xuyên.

Yên Dũng xác định công tác dự phòng lây truyền HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ sang con phải được thực hiện thường xuyên, gắn với các hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản đang triển khai tại tuyến huyện, xã. Các hoạt động truyền thông thu hút được sự tham gia, phối hợp của các đoàn thể, cơ quan truyền thông tại các địa phương. Các hoạt động can thiệp dự phòng tuân thủ về chuyên môn kỹ thuật tại Quyết định số 7130/QĐ-BYT ngày 29/11/2018 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia tiến tới loại trừ HIV, viêm gan B và giang mai lây truyền từ mẹ sang con, giai đoạn 2018-2030; Quyết định số 934/QĐ-BYT ngày 04/7/2019 của Bộ Y tế phê duyệt “Hướng dẫn kỹ thuật các can thiệp dự phòng HIV, viêm gan B và giang mai lây truyền từ mẹ sang con”.

Bích Hợp