Chủ nhật,19/05/2024,

アクセス中: 19,821
1日当たりのページのアクセス回数: 4,755
1週間当たりののページのアクセス回数: 4,754
1か月当たりのページのアクセス回数: 269,054
1年間当たりのページのアクセス回数: 1,784,434
ページのアクセス回数 : 39,265,064

Triển khai hiệu quả công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong giai đoạn 2016-2019

|
ページビュー:
font-size: A- A A+
Đọc bài viết
Để đạt được mục tiêu chung về “Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP) thuộc trách nhiệm của ngành y tế, góp phần bảo vệ sức khỏe, quyền lợi người tiêu dùng và đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới”, trong giai đoạn 2016-2019, ngành Y tế Bắc Giang đã chủ động triển khai có hiệu quả các hoạt động chuyên môn trong công tác đảm bảo ATVSTP.

Công tác thông tin, truyền thông và giáo dục kiến thức, pháp luật về ATTP từng bước được tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả với nhiều hình thức phong phú. Trong 4 năm (2016-2019), trên địa bàn tỉnh đã tổ chức triển khai được 472 lễ/hội nghị phát động Tháng hành động vì ATTP, huy động hơn 30 nghìn lượt người tham gia; tổ chức 3.000 hội thảo, hội nghị, tập huấn, nói chuyện chuyên đề về ATTP cho hơn 42 nghìn lượt người. Bên cạnh đó, các hoạt động phối hợp tuyên truyền trên hệ thống thông tin đại chúng cũng được tăng cường với trên 78 nghìn lượt bài tuyên truyền được đăng tải trên các kênh phát thanh, truyền hình tỉnh, huyện, xã; hơn 120 nghìn lượt trên hệ thống loa đài thôn bản, cùng hàng trăm bài báo. Việc chú trọng đẩy mạnh các hoạt động truyền thông đã góp phần cải thiện, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi bảo đảm ATTP trên địa bàn tỉnh, nhất là đối với các nhà lãnh đạo quản lý; người sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm.

Ban Chỉ đạo Liên ngành ATTP thanh tra đột xuất bếp ăn tại hai trường mầm non trên địa bàn huyện Lạng Giang

Cùng với đó, công tác đào tạo, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, thanh tra về ATTP và tập huấn kiến thức, kỹ năng truyền thông được tăng cường triển khai. Trong giai đoạn này, từ nguồn kinh phí đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm, các đơn vị trong ngành đã tổ chức được 251 lớp tập huấn cho trên 7.700 lượt cán bộ tham dự. Qua đó, đã góp phần nâng cao năng lực quản lý, hiệu lực quản lý nhà nước trong kiểm tra, giám sát về ATTP cho cán bộ là thành viên Ban chỉ đạo liên ngành (BCĐLN) về ATTP và cán bộ làm công tác ATTP trong ngành y tế, đạt mục tiêu thực hiện Chiến lược quốc gia ATTP giai đoạn 2016-2020 của ngành y tế đề ra, 100% cán bộ làm công tác ATTP của ngành được tập huấn, bồi dưỡng kịp thời chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng trong tình hình mới.

Từ năm 2018 thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên, Chi cục ATVSTP tham mưu Sở Y tế chỉ đạo đơn vị trong ngành duy trì và thực hiện hoàn thành việc điều tra, phân loại cơ sở thực phẩm theo phân cấp quản lý. Hiện đã hoàn thành việc thống kê, điều tra, phân loại cơ sở thực phẩm thuộc Ngành Y tế quản lý năm 2019. Tổng số cơ sở thực phẩm hiện có là: 4.962 cơ sở, trong đó cấp xã là 2.215 cơ sở (chiếm 44,6%), trong đó: loại A: 546 cơ sở , loại B: 1.484 cơ sở, loại C: 185 cơ sở; cấp huyện 2.440 cơ sở (chiếm 49,2%), trong đó: loại A: 796 cơ sở , loại B:1.579 cơ sở, loại C:65 cơ sở; cấp tỉnh 307 cơ sở (chiếm 6,2%), trong đó: loại A: 97cơ sở , loại B: 193 cơ sở, loại C:17 cơ sở. Với việc điều tra, phân loại cơ sở thực phẩm đã giúp các đơn vị trong ngành ở các cấp lập được sổ theo dõi quản lý; hằng năm chủ động xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP theo quy định đối với cơ sở thực phẩm theo phân cấp quản lý.

Bên cạnh đó, công tác thanh tra, kiểm tra về ATTP cũng được chú trọng, tại các cấp, mỗi năm thành lập trung bình 253 đoàn/tổ kiểm tra về ATTP. Trong giai đoạn 2016-2019, toàn tỉnh đã tiến hành kiểm tra 16.701 cơ sở thực phẩm, tỷ lệ đạt vệ sinh 79,8%, phát hiện xử lý 678 cơ sở với số tiền xử phạt vi phạm hành chính là 1.516,8 triệu đồng. Công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm và xử lý vi phạm về ATTP đã có chuyển biến khá rõ nét trong xử lý các hành vi vi phạm tại các cấp, góp phần hạn chế, cải thiện các hành vi vi phạm, nâng cao chất lượng công tác đảm bảo ATTP.

Hàng năm, hoạt động giám sát chủ động mối nguy ô nhiễm thực phẩm bằng test nhanh và trong Labo đã được duy trì triển khai, góp phần quan trọng trong việc định hướng chỉ đạo, quản lý cơ sở thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; đồng thời khuyến cáo, cảnh báo cho người tiêu dùng chủ động áp dụng các biện pháp an toàn trong lựa chọn, mua, sử dụng thực phẩm. Trong 4 năm, toàn tỉnh đã tiến hành kiểm nghiệm bằng test nahnh 6.966 mẫu thực phẩm; xét nghiệm định lượng 581/672 (86,4%) mẫu thực phẩm đạt yêu cầu về chất lượng.

Trong giai đoạn 2021-2025, ngành Y tế Bắc Giang sẽ tiếp tục nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về ATTP thuộc trách nhiệm của ngành y tế; góp phần bảo vệ sức khỏe, quyền lợi người tiêu dùng và đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới. Mục tiêu đặt ra 100% người quản lý (bao gồm lãnh đạo đơn vị quản lý nhà nước và đơn vị tham gia quản lý ATTP; lãnh đạo cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và kinh doanh dịch vụ ăn uống); trên 98% người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; trên 90% người tiêu dùng thực phẩm có kiến thức và thực hành đúng về ATTP. Ngành Y tế sẽ tập trung tăng cường năng lực hệ thống quản lý ATTP; cải thiện tình trạng bảo đảm ATTP đối với cơ sở thực phẩm và hạn chế tình trạng ngộ độc thực phẩm cấp tính.

Việt Nga