Thứ 2,20/05/2024,

アクセス中: 15,199
1日当たりのページのアクセス回数: 16,877
1週間当たりののページのアクセス回数: 30,329
1か月当たりのページのアクセス回数: 294,629
1年間当たりのページのアクセス回数: 1,810,009
ページのアクセス回数 : 39,290,639

Thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn 2030 tỉnh Bắc Giang

|
ページビュー:
font-size: A- A A+
Đọc bài viết

Thực hiện Kế hoạch số 28-KH/TU ngày 13/8/2021 của Tỉnh ủy về việc thực hiện Chỉ thị số 07-CT/TW ngày 06/7/2021 của Ban Bí thư về tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS, tiến tới chấm dứt dịch bệnh AIDS trước năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn 2030. . Mục tiêu chung Đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để giảm số người mới nhiễm HIV và tử vong liên quan AIDS, chấm dứt dịch AIDS tại Việt Nam vào năm 2030, giảm tối đa tác động của dịch HIV/AIDS đến sự phát triển kinh tế - xã hội.

Mục tiêu cụ thể mở rộng và đổi mới các hoạt động truyền thông, can thiệp giảm hại và dự phòng lây nhiễm HIV, tỷ lệ người có hành vi nguy cơ cao được tiếp cận dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV đạt 90% vào năm 2030. Mở rộng và đa dạng hóa các loại hình tư vấn xét nghiệm HIV, đẩy mạnh xét nghiệm HIV dựa vào cộng đồng, tự xét nghiệm; tỷ lệ người nhiễm HIV trong cộng đồng biết tình trạng HIV của mình đạt 95% vào năm 2030; giám sát chặt chẽ tình hình diễn biến dịch HIV/AIDS ở các nhóm có hành vi nguy cơ cao. Mở rộng và nâng cao chất lượng điều trị HIV/AIDS, tỷ lệ người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV của mình được điều trị thuốc kháng vi rút HIV đạt 95%; tỷ lệ người được điều trị thuốc kháng vi rút HIV có tải lượng vi rút dưới ngưỡng ức chế đạt 95%; loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2030. Củng cố và tăng cường năng lực hệ thống phòng, chống HIV/AIDS từ tuyến tỉnh đến tuyến cơ sở; bảo đảm nguồn nhân lực cho công tác phòng, chống HIV/AIDS; bảo đảm tài chính cho phòng, chống HIV/AIDS.

Tiếp tục tuyên truyền Chỉ thị số 54-CT/TW ngày 31 tháng 11 năm 2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa IX) và Thông báo kết luận số 27-TB/TW ngày 09 tháng 5 năm 2011 về việc sơ kết Chỉ thị số 54-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới; Luật Phòng, chống HIV/AIDS các văn bản quy phạm pháp luật khác. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư” tại 209/209 xã, phường, thị trấn có người nhiễm đạt 100%.  Phối hợp với Báo, Đài địa phương chuyển tải kiến thức và các hoạt động về phòng, chống HIV/AIDS đến người dân thông qua các loại hình truyền thông đặc biệt là ở giai đoạn phòng chống dịch bệnh COVID-19 còn nhiều diễn biến phức tạp. Thông qua “Tháng Cao điểm chiến dịch phòng lây truyền mẹ con” và “Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS” để tăng cường truyền thông quảng bá các dịch vụ dịch vụ TVXN, điều trị ARV, điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone và các dịch vụ tiện ích khác có liên quan như cung cấp BCS, BKT…  Tổ chức các lớp hội thảo, nói chuyện chuyên đề và tập huấn cho cán bộ từ tuyến tỉnh đến xã, phường, thị trấn làm công tác phòng, chống HIV/AIDS có đầy đủ kiến thức, kỹ năng trong triển khai thực hiện đặt hiệu quả cao về công tác phòng, chống HIV/AIDS, điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại cộng đồng dân cư.

Mở rộng độ bao phủ, đa dạng hóa các dịch vụ và nâng cao chất lượng chương trình can thiệp giảm tác hại theo hướng cung cấp các gói can thiệp toàn diện cho người TCMT, phụ nữ mại dâm, MSM và bạn tình của họ, cụ thể: Tiếp tục thực hiện chương trình tiếp cận cộng đồng và chương trình trao đổi BKT cho người TCMT trên toàn tỉnh thông qua hoạt động của nhân viên TCCĐ, CTV, điểm giảm hại, các nhà thuốc tây….  Củng cố và nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên TCCĐ thông qua đào tạo và đào tạo lại hàng năm, tăng cường giám sát, hỗ trợ kỹ thuật.  Phát triển mô hình truyền thông thông qua cộng tác viên là đối tượng đích nhằm tăng tính chi phí hiệu quả.  Điều phối mạng lưới nhân viên TCCĐ, cộng tác viên đảm bảo độ bao phủ về địa bàn và đối tượng.  Vận động các doan nghiệp, chủ cơ sở, nhà máy,… sử dụng lao động là người TCMT đang điều trị Methadone. Tiếp tục thực hiện chương trình TCCĐ và chương trình BCS cho nhóm PNMD trên toàn tỉnh.  Củng cố và nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên TCCĐ thông qua đào tạo và đào tạo lại hàng năm, tăng cường giám sát, hỗ trợ kỹ thuật. Phát triển mô hình truyền thông thông qua cộng tác viên là đối tượng đích nhằm tăng tính chi phí hiệu quả. Điều phối mạng lưới nhân viên TCCĐ, cộng tác viên đảm bảo độ bao phủ về địa bàn và đối tượng. Mở rộng chương trình tiếp cận cộng đồng và chương trình BCS cho nhóm MSM. Đa dạng hóa các hình thức truyền thông thông qua tạp chí, internet, tư vấn qua điện thoại… để tăng sự tiếp cận đối với nhóm MSM. Quản lý nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục: Hoàn thiện quy trình chuyển gửi, phiếu chuyển gửi, hồ sơ liên quan đối với các dịch vụ điều trị NKLTQĐTD và TVXN để tăng số lượng khách hàng được tiếp cận với dịch vụ.  Phối hợp với các đơn vị trong việc triển khai, quản lý, giám sát các NKLTQĐTD, đặc biệt sự phối kết hợp với các cơ sở phòng khám tư nhân có triển khai các dịch vụ khám và điều trị các NKLTQĐTD.  Nâng cao chất lượng hệ thống chuyển tuyến, chuyển tiếp giữa hoạt động TCCĐ với các phòng TVXN, cơ sở điều trị HIV/AIDS, Methadone, STI trên địa bàn tỉnh.  Kết hợp linh hoạt giữa mô hình khám và chữa trị các NKLTQĐTD với các dịch vụ TVXN để tăng số lượng khách hàng được tiếp cận dịch vụ. 

Tiếp tục thực hiện tư vấn xét nghiệm HIV theo các quy trình, quy định Bộ Y tế làm thuận lợi nhất để lồng ghép hòa vào mạng lưới cơ sở y tế quản lý, nhằm tăng cường quản lý người nhiễm HIV và kết nối mạng lưới TVXN với chương trình can thiệp giảm tác hại, chăm sóc điều trên địa bàn tỉnh. Thực hiện tư vấn hỗ trợ điều trị, đặc biệt tư vấn xét nghiệm CD4 đối với khách hàng có kết quả HIV dương tính. Thực hiện giám sát và hỗ trợ kỹ thuật thường xuyên cho hoạt động tư vấn và xét nghiệm tuyến dưới về: báo cáo, ghi chép, sổ sách, sinh phẩm, quản lý số liệu TVXN theo quy định. Đảm bảo cơ sở vật chất, nhân lực và sinh phẩm xét nghiệm HIV theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế. Thực hiện các Test nhanh HIV tại cộng đồng.

Quản lý điều phối chương trình chăm sóc điều trị HIV/AIDS: Thành lập nhóm kỹ thuật với sự tham gia của Sở Y tế và các đơn vị tuyến tỉnh nhằm đảm bảo chất lượng các hoạt động chăm sóc và điều trị tại các đơn vị.  Quản lý bệnh nhân đang điều trị ARV tại từng PKNT để có lộ trình thực hiện chỉ tiêu. Thường xuyên giám sát công tác thực hiện hồ sơ bệnh án, sổ sách, báo cáo, thuốc, vật tư theo đúng quy định. Nâng cao chất lượng các báo cáo về chăm sóc và điều trị HIV/AIDS, đặc biệt là các chỉ số cảnh báo sớm kháng thuốc tại các phòng khám ARV huyện/TP. Điều trị HIV/AIDS: Tiếp cận điều trị: Cung cấp gói dịch vụ điều trị và chăm sóc phù hợp từng địa phương theo quy định; quy định việc điều trị, chăm sóc tại nhà và giới thiệu người nhiễm HIV tiếp cận với dịch vụ điều trị HIV/AIDS mới nhất của Bộ Y tế ban hành. Nâng cao chất lượng các xét nghiệm hỗ trợ cho chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS: Sử dụng các trang thiết bị sẵn có của hệ thống y tế hiện hành để phục vụ cho chẩn đoán và điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội bao gồm xét nghiệm cơ bản và xét nghiệm chẩn đoán tác nhân gây nhiễm trùng cơ hội; củng cố và điều phối việc thực hiện xét nghiệm CD4 phục vụ công tác điều trị HIV/AIDS. Đẩy mạnh xét nghiệm theo dõi để sớm đưa bệnh nhân tiếp cận điều trị ARV theo hướng dẫn mới nhằm tăng độ bao phủ về ARV. Tiếp tục xét chọn bệnh nhân nghi thất bại điều trị để xét nghiệm đo tải lượng vi rút và duy trì việc xét nghiệm chẩn đoán sớm cho trẻ dưới 18 tháng tuổi. Điều trị Lao/HIV: Nâng cao chất lượng phối hợp giữa 2 chương trình Lao và HIV/AIDS: Giao ban định kỳ hàng quý giữa hai chương trình; đảm bảo chuyển tuyến bệnh nhân Lao/HIV theo quy định; thống nhất trách nhiệm của từng chương trình trong việc phối hợp dự phòng, điều trị và chăm sóc các vấn đề liên quan đến HIV và Lao. Tăng cường công tác tầm soát lao trong số người nhiễm HIV và tầm soát HIV trên bệnh nhân lao nhằm phối hợp can thiệp điều trị kịp thời. Điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp: Chú trọng công tác quản lý bệnh nhân, hạn chế tối đa các trường hợp bị tai nạn không nắm rõ nguy cơ của bệnh nhân. Thực hiện chuyển tiếp các trường hợp phơi nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp đến các đơn vị quản lý sức khỏe lao động. Phối hợp kiểm tra, giám sát hoạt động dự phòng phổ cập trong các cơ sở y tế. Quản lý: lập kế hoạch, điều phối thuốc ARV, thuốc nhiễm trùng cơ hội và sinh phẩm theo đúng quy định. Giám sát, hỗ trợ thường xuyên nhằm tăng cường năng lực quản lý, sử dụng và báo cáo tình hình sử dụng thuốc, sinh phẩm, vật tư tại các cơ sở y tế, nhất là tuyến huyện. Cải thiện chất lượng điều trị: Tăng cường giám sát HIV kháng thuốc tại các cơ sở điều trị, quản lý các trường hợp điều trị ARV không tuân thủ uống thuốc theo quy định Chăm sóc, hỗ trợ: Lồng ghép hoạt động chăm sóc, hỗ trợ và hoạt động chăm sóc điều trị HIV/AIDS từ tuyến tỉnh đến huyện/TP, bao gồm phát triển mạng lưới chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư. - Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội, các đoàn thể, các Hội của từng địa phương trong việc hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS được hưởng việc làm và chế độ chính sách phù hợp theo quy định. Củng cố hệ thống chuyển tuyến, chuyển tiếp người nhiễm HIV:  Duy trì việc chuyển gửi bệnh nhân đã điều trị ARV ổn định giữa các PKNT trên địa bàn phù hợp điều kiện của bệnh nhân theo quy định. Rà soát danh sách các trường hợp nhiễm HIV trên địa bàn chưa tiếp cận dịch vụ chăm sóc, điều trị HIV/AIDS để tăng cường tư vấn, giới thiệu bệnh nhân gia đình người bệnh tiếp cận phòng khám ngoại trú gần nhất, hưởng các dịch vụ kịp thời, bao gồm điều trị ARV, PrEP, Methadone.  Phối hợp với các cơ sở tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện thực hiện công tác tư vấn hỗ trợ điều trị, xét nghiệm CD4 đối với khách hàng có kết quả dương tính. Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ sở y tế; Trung tâm 05 - 06 trại giam và các phòng khám ngoại trú, cơ sở điều trị lao, điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục; điều trị lây truyền HIV từ mẹ sang con để đảm bảo bệnh nhân HIV/AIDS được tiếp tục theo dõi và điều trị liên tục. Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con: Thực hiện tháng cao điểm Chiến dịch phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con trên địa bàn tỉnh, truyền thông cho phụ nữ độ tuổi sinh đẻ nhằm tăng sự tiếp cận sớm làm xét nghiệm HIV.  Các cơ sở cung cấp dịch vụ dự phòng lây truyền từ mẹ sang con toàn diện: phối hợp với Trạm Y tế cơ sở chịu trách nhiệm tư vấn và xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai; Cung cấp thuốc ARV dự phòng cho mẹ, con sau khi sinh; đồng thời tư vấn cách nuôi dưỡng bằng sữa ăn thay thế cho trẻ sinh từ mẹ nhiễm HIV; Chuyển tiếp trẻ sinh từ mẹ nhiễm HIV đến các cơ sở nhi khoa và mẹ đến cơ sở điều trị và chăm sóc HIV/AIDS người lớn. Thực hiện tốt nhóm hỗ trợ kỹ thuật về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con bao gồm cán bộ của chương trình phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.

Kiện toàn và tăng cường năng lực mạng lưới cán bộ phòng chống HIV/AIDS từ tỉnh đến xã, phường và được đào tạo, tập huấn đảm bảo mỗi cán bộ được tập huấn về HIV/AIDS, Methadone 01 lần/năm. Thực hiện các nghiên cứu khoa học ứng dụng trong công tác phòng, chống HIV/AIDS. Thực hiện giám sát trọng điểm, lồng ghép giám sát trọng điểm huyết thanh học HIV/STI với giám sát hành vi. Tổ chức giám sát ca bệnh, điều tra dịch tễ học đối với từng trường hợp nhiễm HIV tại cộng đồng thông qua mạng lưới cán bộ chương trình AIDS xã, phường, thị trấn. Tổng hợp, phân tích số liệu giám sát để đưa ra nhận định xu hướng dịch; báo cáo và phản hồi các số liệu HIV/AIDS. Tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về giám sát, theo dõi và đánh giá, sử dụng số liệu trong việc ra quyết định cho cán bộ các tuyến. Xây dựng nội dung và định kỳ giám sát, hỗ trợ, kiểm soát số liệu nhằm tăng cường chất lượng hoạt động cho tuyến huyện, thành phố và xã, phường, thị trấn.