Chủ nhật,16/06/2024,

Thống kê Thống kê

Đang truy cập: 9,859
Tổng số trong ngày: 14,027
Tổng số trong tuần: 14,026
Tổng số trong tháng: 251,754
Tổng số trong năm: 2,299,236
Tổng số truy cập: 39,779,866

Tân Yên tăng cường phối hợp thực hiện công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng, chống ngộ độc thực phẩm

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Để tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), phòng, chống ngộ độc thực phẩm (NĐTP) trên địa bàn huyện Tân Yên, Chủ tịch UBND huyện đã chỉ đạo Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị- xã hội huyện, các cơ quan thành viên Ban chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm huyện và UBND các xã, thị trấn cần tăng cường phối hợp thực hiện công tác bảo đảm ATTP, phòng chống NĐTP.

Trước tình trạng nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn cả nước trong thời gian gần đây, Trung tâm Y tế huyện chủ động phối hợp với phòng Y tế, các phòng liên quan tham mưu UBND huyện chỉ đạo, triển khai công tác bảo đảm ATTP và phòng, chống NĐTP trên địa bàn theo chỉ đạo tại Công văn số 2289/UBND-KGVX ngày 07/5/2024 của UBND tỉnh Bắc Giang. Tăng cường tuyên truyền về nguy cơ NĐTP; phổ biến kiến thức và các biện pháp phòng ngừa NĐTP, các bệnh truyền qua thực phẩm cho Nhân dân. Chỉ đạo, hướng dẫn Trạm Y tế chủ động tham mưu cho UBND/BCĐLN về ATTP xã, thị trấn triển khai công tác đảm bảo ATTP và phòng, chống NĐTP trên địa bàn. Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, nhất là cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể, thức ăn đường phố trên địa bàn chấp hành các quy định về điều kiện bảo đảm ATTP và phòng, chống NĐTP theo quy định; phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm về ATTP và đề xuất với người có thẩm quyền xem xét, chỉ đạo kiểm tra đột xuất, ngăn chặn, xử lý vi phạm về ATTP theo quy định. Phối hợp với Phòng Y tế tham mưu, triển khai thực hiện giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm đối với các nhóm thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành trên địa bàn. Tăng cường giám sát chất lượng nguồn nước sạch sử dụng trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và ăn uống, sinh hoạt trên địa bàn; kịp thời cảnh báo, khuyến cáo đến người tiêu dùng và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn sản phẩm thực phẩm, nước uống, nước sạch không bảo đảm ATTP; thực hiện truy xuất nguồn gốc thực phẩm, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn theo quy định. Triển khai quản lý, kiểm soát chặt chẽ theo quy định của pháp luật đối với hoạt động kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống (căng tin, bếp ăn, nhà hàng ăn uống …) do đơn vị tự tổ chức hay đấu thầu, ký hợp đồng, thuê khoán; thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Y tế và pháp luật nếu để xảy ra vi phạm pháp luật về ATTP hoặc để xảy ra sự cố về ATTP thuộc trách nhiệm quản lý của đơn vị. Củng cố, duy trì việc giám sát NĐTP trong hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm của ngành y tế; chuẩn bị phương án, nhân lực, phương tiện, thuốc, vật tư, hóa chất… để sẵn sàng tiếp nhận, cấp cứu, điều trị kịp thời, triển khai điều tra, thống kê, xử lý khi xảy ra sự cố về ATTP trên địa bàn theo Hướng dẫn số 4735/HD-BCĐLN ngày 21/8/2023 của Ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP tỉnh và các văn bản pháp luật hiện hành.

Phòng Y tế huyện triển khai công tác kiểm tra, hậu kiểm, giám sát chấp hành pháp luật về ATTP đối với các cơ sở thực phẩm theo phân công, phân cấp, nhất là cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố; xử lý nghiêm các vi phạm về ATTP theo quy định. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện tăng cường hướng dẫn các địa phương đẩy mạnh sản xuất chuyên canh, thâm canh rau, quả, thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP, phát triển chăn nuôi trang trại theo tiêu chuẩn VietGAP, VietGAHP; đẩy mạnh việc xây dựng, nhân rộng mô hình sản xuất, kinh doanh nông, lâm sản và thủy sản thực phẩm bảo đảm an toàn theo chuỗi; triển khai quản lý, kiểm tra, giám sát đối với các tổ chức, cá nhân cung cấp nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt theo quy định. Thực hiện tốt công tác quản lý kiểm tra, giám sát việc kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón, thức ăn chăn nuôi, hoá chất bảo quản nông sản thực phẩm và các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành; đẩy mạnh việc kiểm soát điều kiện ATTP đối với hoạt động giết mổ, kinh doanh gia súc, gia cầm. Triển khai giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm đối với sản phẩm nông, lâm sản và thuỷ sản thực phẩm trước và sau thu hoạch, kinh doanh trên thị trường; kịp thời cảnh báo, khuyến cáo đến người tiêu dùng và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn sản phẩm thực phẩm không bảo đảm ATTP; củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát dịch, bệnh trên đàn vật nuôi và kịp thời xử trí, can thiệp khi phát sinh các bệnh, dịch. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện phối hợp với đơn vị chức năng của ngành y tế trong điều tra nguyên nhân NĐTP; chủ trì thực hiện việc truy xuất nguồn gốc, thu hồi, xử lý thực phẩm gây NĐTP thuộc lĩnh vực được phân công, phân cấp quản lý theo quy định.

Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện tăng cường hướng dẫn các địa phương đẩy mạnh việc quy hoạch, phát triển các làng nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, quản lý ATTP các chợ theo phân cấp; tăng cường kết nối cung - cầu thực phẩm an toàn theo chuỗi, phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm thực phẩm an toàn. Quản lý chặt chẽ đối với hoạt động bán hàng đa cấp, kiểm soát chặt chẽ phương thức bán hàng đa cấp, thương mại điện tử đối với các sản phẩm thực phẩm theo quy định. Thực hiện việc quản lý kiểm tra, hậu kiểm, giám sát về ATTP đối với chợ, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện ích và cơ sở thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý theo phân cấp; chú trọng kiểm soát ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, bia, sản phẩm bột và tinh bột, nước giải khát không cồn, các loại trà sữa được pha chế dùng ngay trên địa bàn huyện. Đồng thời, Phòng Kinh tế và Hạ tầng tổ chức giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm đối với các nhóm thực phẩm thuộc lĩnh vực ngành quản lý; kịp thời cảnh báo, khuyến cáo đến người tiêu dùng và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn sản phẩm thực phẩm không bảo đảm ATTP; phối hợp với đơn vị chức năng của ngành y tế trong điều tra nguyên nhân NĐTP; chủ trì thực hiện việc truy xuất nguồn gốc, thu hồi, xử lý thực phẩm gây NĐTP thuộc lĩnh vực được phân công, phân cấp quản lý theo quy định.

Huyện Tân Yên tập trung tăng cường công tác truyền thông về ATTP và phòng chống NĐTP. Phòng Văn hóa và Thông tin huyện chỉ đạo các đơn vị tuyên truyền huyện, tăng cường tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, của huyện liên quan đến vấn đề an ninh, ATTP; phối hợp các đơn vị liên quan tuyên truyền, quảng bá các mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo đảm an toàn theo chuỗi; kịp thời thông tin, đăng tải những tổ chức, cá nhân chấp hành tốt công tác bảo đảm ATTP, phê phán và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về ATTP. Đặc biệt, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quản lý ATTP trong các khu du lịch, lễ hội, các sự kiện văn hoá, thể thao; vận động Nhân dân thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang gắn với bảo đảm ATTP; kiểm soát nội dung, tiến hành kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm về quảng cáo thực phẩm theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Công an huyện chỉ đạo công an các xã, thị trấn nắm chắc tình hình các thôn, tổ dân phố; tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, kinh doanh, vận chuyển, tiêu thụ thực phẩm không bảo đảm ATTP; tiến hành điều tra, xử lý hình sự đối với các vi phạm về ATTP (nếu có), xâm phạm lợi ích người tiêu dùng. Chủ động đấu tranh, phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời việc sử dụng các chất ma túy và tiền chất vào sản xuất, chế biến, kinh doanh một số loại thực phẩm (sản phẩm bánh ngọt, bánh kẹo, đồ uống không cồn...). Quản lý thị trường số 6 tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống gian lận thương mại đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, quảng cáo, bán hàng đa cấp là thực phẩm trên địa bàn huyện; kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm về ATTP; phối hợp, hỗ trợ các đơn vị chức năng cùng cấp và UBND xã, thị trấn triển khai hoạt động liên ngành trong quá trình kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm về ATTP.

Các trường học trên địa bàn huyện thường xuyên tuyên truyền, phổ biến kiến thức về ATTP và các biện pháp phòng ngừa NĐTP cho học sinh các cấp học; tăng cường phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục, hướng dẫn học sinh thực hành đúng về vệ sinh cá nhân, sử dụng thực phẩm an toàn. Đặc biệt các trường học có tổ chức bếp ăn bán trú nghiêm túc chấp hành đúng quy định pháp luật về ATTP, kiên quyết không để cơ sở kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống không đủ điều kiện ATTP hoạt động trong các trường học; chủ động kiểm soát nguồn gốc, chất lượng thực phẩm, nước uống trong trường học; duy trì Tổ giám sát ATTP của nhà trường, với sự tham gia của Ban đại diện cha mẹ học sinh để tiến hành giám sát thường xuyên, đột xuất nguyên liệu thực phẩm đầu vào và các sản phẩm thực phẩm được kinh doanh, tặng miễn phí, thức ăn, nước uống sử dụng cho giáo viên, học sinh, sinh viên. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện phối hợp với chính quyền địa phương về tình hình mua, sử dụng thực phẩm của học sinh tại các cơ sở thực phẩm ở trước cổng trường và xung quanh các trường học để tổ chức quản lý, kiểm soát theo quy định; phối hợp với cơ quan chức năng của địa phương kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định về ATTP đối với bếp ăn bán trú, kinh doanh thực phẩm, chất lượng nước uống trong trường học; xử lý kịp thời khi phát sinh NĐTP và các bệnh truyền qua thực phẩm trong trường học.

UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn theo phân cấp quản lý; tiếp tục triển khai có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của UBND huyện, BCĐLN về ATTP huyện. Thường xuyên tuyên truyền kiến thức, pháp luật về ATTP, biện pháp phòng ngừa NĐTP và các bệnh truyền qua thực phẩm để chuyển đổi hành vi, thực hành đúng về ATTP trong Nhân dân; duy trì, nâng cao hiệu quả thực hiện phối hợp vận động và giám sát bảo đảm ATTP của các tổ chức chính trị - xã hội; kịp thời đưa tin về các gương người tốt, việc tốt, cũng như phê phán và công khai các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định pháp luật về an ninh, ATTP. Tăng cường chỉ đạo, phát triển các vùng sản xuất thực phẩm an toàn; xây dựng và nhân rộng các mô hình bảo đảm ATTP, đẩy mạnh hoạt động kết nối cung - cầu thực phẩm an toàn theo chuỗi; tiếp tục duy trì triển khai có hiệu quả đề án, kế hoạch về quản lý hoạt động kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố xung quanh các khu, cụm công nghiệp, trước cổng trường và xung quanh các trường học. Tổ chức quản lý, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc chấp hành pháp luật về ATTP, vệ sinh thú y đối với cơ sở nhỏ lẻ giết mổ, thu gom sản phẩm nông, lâm sản và thủy sản thực phẩm; cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, các chợ trên địa bàn và theo phân cấp quản lý; đẩy mạnh hoạt động đấu tranh chống gian lận thương mại về ATTP, kiểm soát hoạt động quảng cáo, kinh doanh thực phẩm đa cấp; kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về ATTP, đồng thời công khai thông tin đối với các cơ sở thực phẩm, sản phẩm thực phẩm vi phạm, không bảo đảm ATTP để người tiêu dùng biết, chủ động phòng ngừa.

UBND các xã, thị trấn tăng cường củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát NĐTP, các bệnh truyền qua thực phẩm trong hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm của ngành y tế trên địa bàn; chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lực lượng thường trực, phương tiện, vật tư, hóa chất; kịp thời xử trí, can thiệp khi phát sinh vụ NĐTP và các bệnh truyền qua thực phẩm; xử lý vụ NĐTP theo quy định và Hướng dẫn số 4735/HDBCĐLN ngày 21/8/2023 của BCĐLN về ATTP tỉnh về việc triển khai công tác quản lý nhà nước về ATTP thuộc lĩnh vực y tế trên địa bàn tỉnh. Tăng cường đầu tư nguồn lực triển khai công tác bảo đảm ATTP; thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, phát ngôn, báo cáo về ATTP và các sự cố về ATTP theo quy định.

Hoàng Quang