Chủ nhật,19/05/2024,

アクセス中: 23,423
1日当たりのページのアクセス回数: 2,503
1週間当たりののページのアクセス回数: 2,502
1か月当たりのページのアクセス回数: 266,802
1年間当たりのページのアクセス回数: 1,782,182
ページのアクセス回数 : 39,262,812

Lục Nam chỉ đạo công tác An toàn thực phẩm sau Tết và mùa Lễ hội Xuân 2021 gắn với công tác phòng, chống Covid-19.

|
ページビュー:
font-size: A- A A+
Đọc bài viết

Tết Nguyên đán Tân Sửu đến và qua đi; sau Tết là mùa Lễ hội diễn ra trên phạm vi toàn huyện nhiều Lễ hội kèm theo hàng nghìn lượt khách tham dự. Đây cũng là thời điểm tiêu thụ thực phẩm lớn nhất trong năm, nhất là các thực phẩm thịt, cá, trứng, bánh kẹo, rượu bia, nước giải khát…Để đảm bảo an toàn thực phẩm sau Tết Nguyên đán Tân Sửu và Lễ hội Xuân 2021 phục vụ nhân dân vui xuân và tham gia Lễ hội an toàn, đảm bảo sức khỏe, phát triển cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, đồng thời đảm bảo phòng chống Covd-19 an toàn, hiệu quả, Trung tâm Y tế huyện Lục Nam phối hợp với Phòng Y tế huyện tham mưu cho Ban chỉ đạo liên ngành  an toàn thực phẩm huyện chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện tốt các nhiệm vụ:

 

Chế biến thực phẩm phục vụ khu cách ly phòng chống covid -19

  tại cơ sở 2 thị trấn Đồi Ngô-Lục Nam.

 

          Phổ biến kế hoạch triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán và Lễ hội Xuân năm 2021 lồng ghép với công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn huyện. Huy động Trung tâm Văn hóa-TT huyền và các cơ quan ban ngành của huyện tham gia truyền thông về bảo đảm an toàn thực phẩm cho nhà quản lý, người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dung về sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo pháp luật, quản lý an toàn thực phẩm tại nơi diễn ra Lễ hội; quản lý thực phẩm theo đặc thù địa phương; kịp thời công khai các trường hợp vi phạm quy định an toàn thực phẩm, phổ biến các cơ sở, cá nhân, các địa chỉ sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn cho cộng đồng gắn với các biện pháp phòng chống Covid-19 thực hiện 5k bao gồm: Khẩu trang-Khử khuẩn-khoảng cách-không tập trung-khai báo y tế.

          Huy động mọi nguồn lực, mọi hình thức, phương tiện truyền thông thích hợp để phổ biến các quy định về an toàn thực phẩm, kiến thức về an toàn thực phẩm; Huy động toàn xã hội tham gia phòng ngừa, đấu tranh với việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng; phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, kịp thời cảnh báo nguy cơ mất an toàn thực phẩm trong dip sau tết, cũng như Lễ hội xuân 2021.

          Trung tâm văn hóa-TT-DLTT huyện cũng như các xã, thị trấn trong huyện tăng cường các hoạt động tuyên truyền các văn bản pháp luật, chỉ đạo của Chính phủ, các văn bản liên quan đế công tác quản lý an toàn thực phẩm. Nêu cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp, người đứng đầu các đơn vị, cơ quan trong việc quản lý an toàn thực phẩm tại địa phương, cơ sở. Khẩn trương tiến hành thành lập các đoàn thanh tra/kiểm tra liên ngành tại các cấp, từ huyện đến các xã, thị trấn.

          Đối với người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm tuyên truyền, phổ biến các quy định về điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc, xuất sứ rõ rang, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến được phép sử dụng, đúng liều lượng, đúng đối tượng theo quy định trong sản xuất, chế biến thực phẩm. Nêu gương các điển hình tiên tiến về mô hình sản xuất, kinh doanh, các sản phẩm, chuỗi thực phẩm an toàn, các sản phẩm truyền thống của địa phương nhằm quảng bá, khích lệ sản xuất sản phẩm an toàn, mang đậm nét truyền thống, đặc sản địa phương. Công khai các cơ sở, cá nhân bị phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm nhằm cảnh cáo, răn đe, ngăn chặn các hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm trái pháp luật.

           Đối với người tiêu dùng thực phẩm: các cơ quan chức năng đặc biệt là ở địa phương tăng cường công tác tuyên truyền hướng dẫn người dân chọn mua thực phẩm, cách chế biến thực phẩm an toàn; Không mua thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh mất vệ sinh không đảm bảo an toàn; Không mua sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc, có dấu hiệu ôi, thiu, mốc, hỏng.

          Huy động đài phát thanh, truyền hình huyện cũng như hệ thống truyền thanh của xã, thị trấn dành nhiều thời gian, thời lượng phát song tuyên truyền về an toàn thực phẩm; tập trung chuyển tải thông điệp “An toàn thực phẩm trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 cũng như các lễ hội đầu năm”. Viết bài phổ biến kiến thức về an toàn thực phẩm Tết, Lễ hội. Tổ chức tọa đàm, đối thoại trực tiếp lồng ghép các hội nghị, truyền thanh về an toàn thực phẩm, phổ biến các nội dung của Luật và các văn bản hướng dẫn liên quan để nâng cao hiệu quả thực thi các nội dung của Luật.

          Tăng cường truyền thông trực tiếp qua đội ngũ cán bộ y tế, giáo dục, nông nghiệp phát triển nông thôn, các ban ngành, đoàn thể với các hình thức dễ tiếp thu như hướng dẫn thực hành theo nhóm, nói chuyện, hội thảo, hội diễn, hội thi quần chúng, hội thi cộng tác viên tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm… Ngoài ra, đưa vào thảo luận và có nghị quyết về đảm bảo an toàn thực phẩm trong các đợt sinh hoạt của các cấp ủy đảng, chính quyền gắn với việc phòng chống Covid-19.

          Đặc biệt, cần huy động sự hưởng ứng tham gia của các tổ chức, cá nhân doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm và các tổ chức, đoàn thể bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cùng tham gia vào các hoạt động truyền thông, tuyên truyền đảm bảo an toàn thực phẩm sau Tết Nguyên đán Tân sửu và Lễ hội Xuân 2021 gắn với việc phòng chống Covid-19./.

                                                              Nguyễn Thị Tấm- Trung tâm Y tế Lục Nam