Thứ 2,20/05/2024,

User Online: 12,183
Total visited in day: 21,681
Total visited in Week: 35,133
Total visited in month: 299,433
Total visited in year: 1,814,813
Total visited: 39,295,443

Kế hoạch Phòng, chống bệnh không lây nhiễm và các bệnh mạn tính khác giai đoạn 2021-2025

|
Views:
Font size: A- A A+
Đọc bài viết

Thực hiện Kế hoạch số 1363/KH-UBND ngày 26/3/2015 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh mạn tính không lây nhiễm khác, giai đoạn 2015-2025. Sở Y tế xây dựng Kế hoạch phòng, chống bệnh không lây nhiễm và các bệnh mạn tính khác, giai đoạn 2021-2025. Mục đích nhằm tiếp tục triển khai công tác Quản lý, điều trị ngoại trú bệnh không lây nhiễm và một số mạn tính tỉnh Bắc Giang trong những năm tiếp theo nhằm hạn chế số người mắc bệnh trong cộng đồng, ngăn chặn tàn tật, tử vong sớm và giảm quá tải tại các cơ sở điều trị.

Mục tiêu chung tiếp tục củng cố, phát triển mô hình quản lý và điều trị ngoại trú bệnh không lây nhiễm và một số bệnh mạn tính. Tăng cường quản lý về số lượng người bị mắc các bệnh không lây nhiễm trong cộng đồng; Khống chế tốc độ gia tăng, tiến tới giảm tỷ lệ người mắc bệnh tại công đồng, hạn chế bệnh tật và tử vong sớm do mắc các bệnh không lây nhiễm. Nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng, chống các bệnh không lây nhiễm và một số bệnh mạn tính. 

Công tác Lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường công tác tham mưu các cấp uỷ Đảng, chinh quyền, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo triển khai và theo dõi, đôn đốc, kiểm tra đối với công tác xây dựng và thực hiện công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm và các bệnh mạn tính khác tại địa phương, đợn vị thuộc phạm vi quản lý. Quán triệt triển khai thực hiện luật phòng, chống tác hại thuốc lá, Luật Phòng, chống tác hại rượu bia… Tăng cường sự phối hợp với các ban ngành chức năng trong quản lý và thanh, kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm. Công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe nghiên cứu xây dựng và cung cấp các chương trình, tài liệu truyền thông về phòng, chống bệnh không lây nhiễm phù hợp với từng phương thức truyền thông và các nhóm đối tượng. Vận động cộng đồng, xây dựng các mô hình nâng cao sức khoẻ phù hợp với từng nhóm đối tượng; phát động các phong trào toàn dân thực hiện lối sống tăng cường sức khoẻ, gắn với phòng, chống các bệnh không lây nhiễm. Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như Đài phát thanh truyền hình, Báo giấy, báo điện tử, Cổng thông tin điện tử, mạng xã hội, điện thoại thông minh…bằng nhiều nội dung, hình thức như: Toạ đàm, phóng sự, chuyên mục, TV Spot, Radio spot…giúp nâng cao nhận thức của người dân từ đó thay đổi hành vi của cộng đồng về bệnh không lây nhiễm và một số bệnh mạn tính. Tuyên truyền trực tiếp bằng tổ chức khác buổi truyền thông trực tiếp về phòng, chống bệnh không lây nhiễm phù hợp với từng phương thức truyền thông và các nhóm đối tượng.

Công tác dự phòng triển khai các hoạt động can thiệp phòng chống các yếu tố nguy cơ như phòng, chống tác hại thuốc lá, lạm dụng đồ uống có cồn, đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, giảm ăn muối, tăng cường hoạt động thể lực tại các cơ quan, cơ sở giáo dục và cộng đồng. Phát hiện sớm, quản lý và tư vấn điều trị dự phòng đối với người thừa cân, béo phì tăng huyết áp, tăng đường huyết, rối loạn mỡ máu và có nguy cơ tim mạch. Thực hiện mô hình nâng cao sức khỏe phòng, chống bệnh không lây nhiễm. Triển khai hiệu quả công tác tiêm vắc xin phòng ung thư; đảm bảo trẻ dưới 1 tuổi được tiêm đủ liều vắc xin viêm gan B. Mở rộng triển khai dịch vụ tiêm phòng HPV để phòng ung thư cổ tử cung, viêm gan B, viêm gan C và loại vắc xin khác. Công tác khám sàng lọc, phát hiện sớm . Triển khai biện pháp khám sàng lọc phù hợp, hiệu quả để tăng cường phát hiện sớm và quản lý điều trị các bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản. Phối hợp lồng ghép khám, phát hiện bệnh không lây nhiễm trong các hoạt động khám sức khoẻ định kỳ, quản lý sức khoẻ tại các trường học, cơ quan, doanh nghiệp. Tăng cường các biện pháp khám sàng lọc cơ hội, nhất là trong hoạt động khám, lập hồ sơ sức khỏe điện tử người dân.

Tiếp tục duy trì mạng lưới quản lý, điều trị bệnh không lây nhiễm từ tuyến tỉnh đến tuyến xã hiện có; từng bước mở rộng mạng lưới quản lý bệnh không lây nhiễm và bệnh mạn tính khác trên toàn tỉnh bao gồm cả y tế công lập và ngoài công lập. Tuyến tỉnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh phấn đấu thành lập thêm một số trung tâm chuyên sâu như: Trung tâm can thiệp tim mạch; Trung tâm Hô Hấp; Trung tâm các bệnh nhiệt đới, Trung tâm đột quỵ…Xem xét thành lập Bệnh viện Lão khoa trên cơ sở Khoa Lão học của Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Bệnh viện Ung bướu triển khai hệ thống xạ trị sau điều trị iod phóng xạ; bệnh nhân ung thư sau phẫu thuật, sau hóa trị liệu và chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư… Bệnh viện Nội tiết triển khai quản lý bệnh nhân tiền Đái tháo đường, Đái tháo đường thai kỳ; Phát triển chuyên ngành ngoại khoa để phẫu thuật, điều trị các biến chứng của bệnh không lây nhiễm. Các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh còn lại tùy theo tình hình có thể thành lập khoa hoặc đơn vị quản lý, điều trị ngoại trú độc lập hoặc trực thuộc khoa có liên quan. Bệnh viện Phổi quản lý bệnh COPD/HPQ; Bệnh viện tâm thần quản lý bệnh tâm thần; Bệnh viện Sản Nhi quản lý bệnh máu mãn tính, Tự kỷ, Hen trẻ em… Bệnh viện Y học Cổ truyền; Phục hồi Chức năng lý bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, cơ xương khớp, COPD/HPQ…

Tuyến huyện các Trung tâm y tế huyện tùy theo tình hình có thể thành lập khoa hoặc đơn vị quản lý, điều trị ngoại trú độc lập hoặc trực thuộc khoa có liên quan. Triển khai quản lý bệnh lý tuyến giáp tại các huyện còn lại, đảm 100% các huyện đủ điều kiện quản lý, điều trị bệnh lý tuyến giáp. Mở rộng quản lý về số lượng bệnh nhân các bệnh đã đang quản lý, đồng thời bổ sung quản lý các bệnh không lây nhiễm chưa được quản lý như: Bệnh lý tuyến giáp, cơ xương khớp, đái tháo đường thai kỳ, tiền đái tháo đường, thừa cân, béo phì, chạy thận chu kỳ và các bệnh lý mãn tính khác. Tất cả các Trung tâm Y tế huyện thành lập đơn vị quản lý, điều trị ngoại trú các bệnh: Đái tháo đường, Tiền Đái tháo đường, Đái tháo đường thai kỳ, bệnh lý tuyến giáp; tăng huyết áp; bệnh COPD, hen phế quản; loét dạ dày tá tràng; … Trung tâm Y tế thành phố Bắc Giang khi được bổ sung chức năng khám, chữa bệnh tiến hành triển khai quản lý bệnh không lây nhiễm và các bệnh mãn tính khác.

Tuyến xã  tăng cường phát hiện, điều trị, quản lý tại Trạm Y tế xã và cộng đồng cho người mắc bệnh không lây nhiễm và các bệnh mạn tính khác, bảo đảm cung cấp dịch vụ quản lý, theo dõi và chăm sóc liên tục cho người bệnh. Tiếp tục duy trì và tăng cường số lượng bệnh nhân THA được quản lý, điều trị tại Trạm Y tế xã/phường/thị trấn. Mở rộng số xã đủ điều kiện quản lý các bệnh nhân ĐTĐ, COPD/HPQ người lớn. Tăng cường triển khai quản lý bệnh không lây nhiễm tại TYT xã theo Quyết định số 5904/QĐ-BYT của Bộ Y tế về ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và quản lý một số bệnh không lây nhiễm tại trạm y tế xã”. Triển khai quản lý bệnh tiền ĐTĐ theo Quyết định số 3087/QĐ-BYT ngày 16/7/2020 về ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tiền đái tháo đường”. Các cơ sở y tế ngoài công lập tùy theo điều kiện của đơn vị mà có thể thành lập các đơn vị quản lý bệnh tăng huyết áp; đái tháo đường; bệnh COPD/HPQ; loét dạ dày tá tràng...

Trên cơ sở thực trạng đội ngũ cán bộ hiện có tại các cơ sở y tế và yêu cầu đặt ra phục vụ cho công tác quản lý, điều trị ngoại trú bệnh không lây nhiễm và một số bệnh mạn tính, hằng năm ngành y tế có kế hoạch đào tạo cán bộ y tế có đủ trình độ để phục vụ cho công tác quản lý, điều trị ngoại trú các bệnh này tại các cơ sở y tế bằng các hình thức sau: Tiếp tục gửi các bác sĩ, kỹ thuật viên, điều dưỡng đào tạo phát triển kỹ thuật mới, chuyên khoa mới ở các bệnh viện trung ương để tăng cường cán bộ cho các chuyên khoa đã hình thành và phát triển các chuyên khoa mới. Phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới, Tổng hội Y học, Hội Tim mạch, Hội Hô hấp, Hội Đái tháo đường, Quỹ sức khỏe tim mạch... các bệnh viện trung ương, các trường đại học y dược, ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống các bệnh không lây nhiễm để tổ chức các tập huấn, đào tạo, các buổi hội thảo khoa học, cập nhật kiến thức cho các cán bộ tham gia đề án về dự phòng, phát hiện sớm, điều trị và quản lý các bệnh không lây nhiễm và một số bệnh mạn tính. Đào tạo và bổ sung các bác sĩ cho trung tâm y tế tuyến huyện và y tế xã nhằm đảm bảo đủ nguồn lực thực hiện nhiệm vụ thông qua các hình thức đào tạo như đào tạo liên thông, liên kết đào tạo với các trường đại học Y dược trên toàn quốc... Ưu tiên đào tạo lại cho cán bộ y tế xã, y tế cơ quan, doanh nghiệp, y tế thôn thông quan chương trình đào tạo toàn diện và lồng ghép phòng, chống bệnh không lây nhiễm nhằm đảm bảo cung cấp dịch vụ dự phòng, quản lý điều trị và chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh không lây nhiễm tại trạm y tế và cộng đồng. Nghiên cứu có cơ chế khuyến khích cán bộ y tế xã tham gia các hoạt động phát hiện sớm, giám sát và quản lý điều trị các bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng. Các cơ sở y tế ngoài công lập có kế hoạch và chủ động thực hiện các hình thức đào tạo để nâng cao trình độ cho cán bộ y tế bảo đảm đáp ứng yêu cầu, nghiệp vụ theo quy định của cấp có thẩm quyền. 

Tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin, áp dụng phần mềm quản lý bệnh không lây tại các đơn vị y tế có quản lý, điều trị ngoại trú các bệnh không lây nhiễm, để quản lý, thống kê các bệnh không lây nhiễm có hệ thống tránh bỏ sót, tránh trùng lặp đồng thời dự báo được bệnh không lây nhiễm trong tương lai. Triển khai tích hợp phần mềm bệnh không lây nhiễm, hồ sơ sức khỏe người dân với báo cáo thống kê y tế, giảm tải cho tuyến y tế cơ sở và tạo điều kiện cho cán bộ y tế, người dân theo dõi sức khỏe quản lý các bệnh không lây nhiễm.

Việt Nga