Thứ 6,17/05/2024,

User Online: 8,162
Total visited in day: 4,222
Total visited in Week: 68,274
Total visited in month: 240,996
Total visited in year: 1,756,376
Total visited: 39,237,006

Hướng dẫn chăm sóc, quản lý tại nhà đối với phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú và trẻ sơ sinh mắc COVID-19

|
Views:
Font size: A- A A+
Đọc bài viết

Ngày 28/3/2022, Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn chăm sóc, quản lý tại nhà đối với phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú và trẻ sơ sinh mắc COVID-19. 

Theo đó, Bộ Y tế “Hướng dẫn chăm sóc, quản lý tại nhà đối với phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú và trẻ sơ sinh mắc COVID-19” được xây dựng với mục đích cung cấp các hướng dẫn về quản lý và chăm sóc đặc thù đối với các đối tượng phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú và trẻ sơ sinh nhiễm SARS-CoV-2 mức độ nhẹ tại nhà. Việc chăm sóc, quản lý tại nhà đối với phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú và trẻ sơ sinh mắc COVID-19 được thực hiện theo “Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19”, các văn bản cập nhật (nếu có) và Hướng dẫn này. 

Đối tượng sử dụng, Trạm y tế xã, phường, thị trấn; Trạm y tế lưu động; Trung tâm y tế quận, huyện, phòng khám; Trung tâm vận chuyển cấp cứu và các cơ sở được phân công tham gia công tác quản lý phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú và trẻ sơ sinh mắc COVID-19 tại nhà; Nhân viên y tế, người tham gia quản lý phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú và trẻ sơ sinh mắc COVID-19 tại nhà. Phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú mắc COVID-19 và người chăm sóc tại nhà. 

 Đối với phụ nữ có thai: Chưa có chỉ định chấm dứt thai kỳ, chưa có dấu hiệu chuyển dạ;  Không có một trong các dấu hiệu cấp cứu hoặc bất thường sản khoa: Đau bụng liên tục và/hoặc tăng dần; Ra máu âm đạo; Ra nước ối; Ngất hoặc co giật; Phù mặt, chân, tay; Đau đầu, nhìn mờ; Không có cử động thai (đối với thai > 20 tuần) hoặc cử động thai yếu hơn bình thường; Hoặc có bất kỳ dấu hiệu bất thường khác.

Đối với trẻ sơ sinh: Không có triệu chứng hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ; Không có một trong các dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh: Bú ít hoặc bỏ bú; Ngủ li bì khó đánh thức; Các dấu hiệu suy hô hấp: tần số thở > 60 lần/phút ở 2 lần đếm khác nhau, thở rên, thở khò khè, thở rít, phập phồng cánh mũi, rút lõm lồng ngực, có cơn ngưng thở trên 20 giây, SpO2<96%; Co giật hoặc co cứng; cử động bất thường; Thân nhiệt: Sốt >38°C, không giảm sau khi dùng thuốc hạ sốt, hoặc sốt không cải thiện sau 48 giờ; hạ thân nhiệt dưới 36°C sau khi đã ủ ấm; Mắt sưng đỏ hoặc có mủ; rốn sưng đỏ hoặc chảy mủ; Dấu hiệu mất nước: mắt trũng, môi khô, da nhăn nheo, tiểu ít; Vàng da xuất hiện trước ngày tuổi, đặc biệt là vàng da xuất hiện trong 24 giờ sau sinh; Vàng da kéo dài trên 14 ngày; Vàng da lan nhanh đến bụng, đùi, chân trong những ngày đầu sau sinh; Vàng lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân; Vàng da tăng nhanh; Vàng da kèm phân bạc màu; Tiêu hóa: Nôn liên tục, bụng chướng, tiêu chảy, phân có máu; Tình trạng bất thường khác của trẻ.

Tai đây

Trần Huân