Thứ 6,10/05/2024,

Thống kê Thống kê

Đang truy cập: 9,813
Tổng số trong ngày: 9,022
Tổng số trong tuần: 82,594
Tổng số trong tháng: 143,376
Tổng số trong năm: 1,658,756
Tổng số truy cập: 39,139,386

Chủ động nắm tình hình, giải quyết các vấn đề lao động, trả lương, thưởng cho người lao động dịp Tết Nguyên đán 2024

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Nhằm bảo đảm quyền lợi hợp pháp chính đáng và chăm lo đời sống cho người lao động, đặc biệt trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa có văn bản về việc chủ động nắm tình hình, giải quyết các vấn đề liên quan đến quan hệ lao động, việc trả lương, thưởng cho người lao động dịp Tết Nguyên đán năm 2024.
Chủ động nắm tình hình, giải quyết các vấn đề lao động, trả lương, thưởng cho người lao động dịp Tết Nguyên đán 2024. Ảnh minh họa.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường nắm bắt, hỗ trợ, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện chính sách về lao động, việc làm, tiền lương, tiền thưởng, chế độ bảo hiểm, phúc lợi xã hội. Nhất là việc thanh toán tiền lương, tiền thưởng cho người lao động trong dịp Tết Nguyên đán; kịp thời, chủ động hỗ trợ các bên giải quyết các vướng mắc, mâu thuẫn phát sinh trong quan hệ lao động nhằm hạn chế tranh chấp lao động dẫn đến ngừng việc, đình công.

Ban Quản lý các KCN tỉnh chủ động nắm tình hình và kịp thời hỗ trợ các bên giải quyết các vướng mắc, mâu thuẫn phát sinh trong quan hệ lao động, hạn chế tranh chấp lao động kéo dài dẫn đến đình công của các doanh nghiệp trong KCN, nhất là các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, phối hợp với Công đoàn các KCN bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng thường xuyên, chủ động nắm tình hình về an ninh, trật tự tại các đơn vị, doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động. Đồng thời chủ động triển khai các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các dấu hiệu hoạt động móc nối, lôi kéo, kích động công nhân, lao động đình công, ngừng việc gây phức tạp về an ninh, trật tự trên địa bàn; hỗ trợ giải quyết các vụ tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể, đình công không đúng trình tự pháp luật quy định.

Liên đoàn Lao động tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn công đoàn cơ sở thực hiện tốt chức năng đại diện người lao động trong đối thoại, thương lượng, giải quyết tranh chấp lao động, kịp thời nắm bắt tình hình tư tưởng, nguyện vọng của người lao động; chủ động đề nghị người sử dụng lao động đối thoại giải quyết kiến nghị của người lao động. Chủ động, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động, đình công (nếu có) nhằm bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội để kịp thời đưa hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại bình thường.

Hiệp Hội Doanh nghiệp tỉnh chỉ đạo các tổ chức thành viên, đồng thời vận động các thành viên trên địa bàn tỉnh chấp hành tốt các quy định của pháp luật; chủ động đối thoại, thương lượng với người lao động và đại diện tập thể người lao động để giải quyết tốt các vấn đề phát sinh trong doanh nghiệp (nếu có); nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, kiến nghị với cơ quan Nhà nước tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc.

UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác giám sát, hướng dẫn việc thực hiện pháp luật lao động, tiền lương, tiền thưởng, chế độ phúc lợi và quan hệ lao động tại các doanh nghiệp. Thường xuyên theo dõi và kịp thời hỗ trợ các bên giải quyết những vướng mắc, mâu thuẫn phát sinh trong quan hệ lao động, hạn chế không để tranh chấp lao động kéo dài dẫn đến đình công, gây ra tình trạng mất trật tự an toàn xã hội; chủ động giải quyết tranh chấp lao động, đình công trên địa bàn (nếu có) theo thẩm quyền.

Xem chi tiết Công văn tại đây./.

Diệu Hoa