Thứ 6,10/05/2024,

Thống kê Thống kê

Đang truy cập: 9,574
Tổng số trong ngày: 12,394
Tổng số trong tuần: 85,966
Tổng số trong tháng: 146,748
Tổng số trong năm: 1,662,128
Tổng số truy cập: 39,142,758

Chăm sóc sức khỏe sinh sản “Thời Covid-19 – Những điều cần biết

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết

Trước diễn biến ngày càng phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp (Covid-19)do chủng mới của virút Corona (n-CoV), một vấn đề xã hội được nhiều người quan tâm là dịch bệnh Covid-19 có thể mang lại những ảnh hưởng gì cho việc chăm sóc sức khỏe sinh sản của con người.

Ảnh minh họa

 

Kể từ khi ca dương tính đầu tiên được phát hiện, Chính phủ Việt Nam đã có chương trình hành động quyết liệt để ngăn chặn dịch Covid-19. Tính đến sáng ngày 14/4/2020, số ca dương tính ở Việt Nam đã tăng lên 265 ca. Dịch bệnh Covid-19 có thể ngăn cản các đối tượng trong độ tuổi sinh sản tiếp cận tới các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản thiết yếu do hệ thống y tế đang dốc toàn lực cho việc phòng, chống dịch. Nhiều trường hợp dương tính với vi rút Corona được phát hiện gần đây tại Hà Nội có liên quan đến các cơ sở y tế. Việc tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp kiểm soát phòng ngừa lây nhiễm Covid-19 ở giai đoạn này có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm bảo đảm cho việc mang thai và sinh con an toàn. Phụ nữ mang thai nhiễm Covid-19 phải được ưu tiên điều trị sớm vì sức khỏe của họ có nguy cơ bị ảnh hưởng xấu do lây nhiễm Covid-19.

Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có gần 500 nghìn người, trong đó có hơn 200 nghìn cặp vợ chồng có nhu cầu áp dụng biện pháp tránh thai mới và hàng nghìn phụ nữ đang mang thai. Việc giãn cách xã hội cũng dẫn tới tâm lý băn khoăn, e ngại của các đối tượng: Hạn chế ra khỏi nhà có bao gồm việc đi khám thai, làm dịch vụ kế hoạch hóa gia đình (nạo hút thai, đặt dụng cụ tử cung) hay mua sắm hàng hóa sức khỏe sinh sản (phương tiện tránh thai: bao cao su, viên uống tránh thai...) hay không? Các cơ sở y tế có tiếp nhận bệnh nhân (khách hàng) đến chăm sóc sức khỏe sinh sản như: Khám thai định kỳ, khám sàng lọc trước sinh, kế hoạch hóa gia đình, điều trị bệnh phụ khoa...vào thời điểm này?

Dù dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp song hoạt động khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập đều hoạt động bình thường.Tuy nhiên, trong trường hợp sức khoẻ ổn định, không có dấu hiệu bất thường, bà mẹ mang thai không cần thiết đi khám thai theo định kỳ để phòng tránh việc lây nhiễm chéo dịch bệnh. Trong trường hợp có dấu hiệu bất thường (ra máu cửa mình, đau bụng, phù chân, tay, đặc biệt là phù mặt, đau đầu nhiều, hoa mắt chóng mặt, sốt cao, ra nước ối mà không đau đẻ, ngất, co giật, xanh xao mệt mỏi, đánh trống ngực, khó thở, cử động thai yếu và giảm đi, đến ngày dự kiến đẻ mà chưa đau bụng chuyển dạ...) sản phụ cần đến ngay cơ sở y tế. Ngoài ra, người có nhu cầu thực hiện kế hoạch hóa gia đình (nạo hút thai, đặt dụng cụ tử cung), điều trị bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản... được các cơ sở y tế tiếp đón, tư vấn, khám và điều trị kịp thời. Nhằm đảm bảo phòng, chống dịch bệnh Covid-19, đảm bảo cho sức khỏe của người bệnh và nhân viên y tế, khách hàng, bệnh nhân tới khám và điều trị cần tuân thủ nghiêm hướng dẫn của Bộ Y tế và cơ sở y tế: Thực hiện rửa tay và đeo khẩu trang đúng cách, tất cả bệnh nhân bao gồm cả thân nhân phải điền đầy đủ thông tin vào tờ khai y tế để sàng lọc bệnh nhân có nguy cơ trước khi đăng ký khám, chữa bệnh.

Phụ nữ có thai đang được điều trị dự phòng lây truyền HIV/AIDS từ mẹ sang con, phụ nữ mang thai tới kỳ tiêm phòng uốn ván, các đối tượng có nhu cầu về phương tiện tránh thai, hàng hóa sức khỏe sinh sản có thể liên hệ với cơ sở y tế, nơi cung cấp dịch vụ, hiệu thuốc, cộng tác viên y tế - dân số để được hướng dẫn và cung cấp đầy đủ. Hệ thống y tế - dân số vẫn duy trì hoạt động tư vấn, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho mọi đối tượng có nhu cầu và duy trì việc tiếp nhận, bảo quản, cung ứng các phương tiện tránh thai, hàng hóa sức khỏe sinh sản, thuốc thiết yếu, vật tư y tế tiêu hao theo đúng quy định.

Mỗi người dân đều có quyền được chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Chăm sóc sức khoẻ sinh sản không có nghĩa là vấn đề kế hoạch hoá gia đình hay sức khoẻ tình dục mà là sự chăm sóc toàn diện để đảm bảo chất lượng dân số về thể chất, tinh thần và trí tuệ.Trong giai đoạn hiện nay, mỗi người cần có sự nhận thức đầy đủ về chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Việc chăm sóc sức khoẻ sinh sản tốt trong mọi thời kỳ sẽ mang lại nhiều ích lợi: Làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh và tử vong mẹ, giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong trẻ sơ sinh và trẻ em; làm giảm tỷ lệ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS, giảm tỷ lệ mang thai, phá thai ở tuổi vị thành niên/thanh niên./.

Ngọc Anh - Chi cục Dân số - KHHGĐ