Thứ 6,10/05/2024,

Thống kê Thống kê

Đang truy cập: 9,762
Tổng số trong ngày: 9,725
Tổng số trong tuần: 83,297
Tổng số trong tháng: 144,079
Tổng số trong năm: 1,659,459
Tổng số truy cập: 39,140,089

BỆNH LÝ SỎI TIẾT NIỆU Ở TRẺ EM

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Sỏi đường tiết niệu trẻ em gặp nhiều nhất ở thận, tiếp theo là sỏi niệu quản, sỏi bàng quang ít gặp hơn nhưng lại có các triệu chứng rất đặc hiệu như tiểu khó, tiểu ngắt quãng (do sỏi cản trở đường ra của nước tiểu) và đi tiểu nhiều lần do cổ bàng quang bị kích thích.
Ngày 16/01/2018, bé Hoàng Viết L. 08 tuổi, ( Tiên Lục, Lạng Giang) , nhập viện trong tình trạng bí tiểu cấp. Khai thác bệnh sử cho thấy bé có các dấu hiệu rối loạn dòng tiểu từ lâu: hay tiểu buốt, tiểu dắt, Đi khám nhiều nơi và được chẩn đoán viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu nhiều lần nhưng điều trị không hiệu quả.
Qua thăm khám, làm siêu âm hệ niệu và X-quang bụng, các bác sĩ khoa Ngoại Thận – Tiến Niệu – Nam Học BVĐK Tỉnh Bắc Giang phát hiện bé bị sỏi nhiều viên ở cả hai thận kích thước nhỏ 3mm và có 01 viên sỏi bàng quang kích thước 10mm nằm sát cổ bang quang cản trở đường ra của nước tiểu đặc biệt ở tư thế đứng tiểu.
 
Hình 1. Phim chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị trước mổ.
Bệnh nhi được chọn phương pháp nội soi bàng quang tán sỏi bằng năng lượng laser – đây là một phương pháp ít xâm lấn, hiện đại nhất hiện nay cho các sỏi vị trí bàng quang.
Bằng việc soi bàng quang bằng một ống soi rất nhỏ (chỉ 2,7mm) sau đó đưa que tán mang năng lượng laser, tiếp cận sỏi và tán vụn như những hạt cát mịn rồi hút ra ngoài qua một kênh đặt cạnh máy tán. Ca mổ thuận lợi, chỉ mất khoảng 20 phút, thời gian gây mê rất ngắn. Hiện bé ổn định, hết đau, tiểu được, dòng tiểu đã thông thoáng, cho ra viện sau 2 ngày hậu phẫu.
 
Hình 2: Hinh ảnh tán sỏi bằng năng lượng laser
 
 
NGUYÊN NHÂN GÂY SỎI TIẾT NIỆU Ở TRẺ

Khác với người lớn, sỏi bàng quang nói chung và sỏi tiết niệu nói riêng ở trẻ em là một bệnh khá hiếm gặp, tỷ lệ này chỉ khoảng 7,2 đến 14,2 trường hợp trong 100.000 trẻ (dưới 18 tuổi), và chiếm khoảng 0,15% trên tổng số các bệnh nhân mắc sỏi đường niệu. Căn nguyên chủ yếu được các nghiên cứu nhắc tới bao gồm hai yếu tố nôi sinhngoại sinh.
Nguyên nhân nội sinh bao gồm các yếu tố về di truyền, cơ địa và các bệnh chuyển hóa, Theo tác giả Hoobe B. (2008) trong cuốn Urolithiasis and nephrocalcinosis in childhood, khoảng 40% trẻ mắc sỏi tiết niệu có tiền sử gia đình gợi ý đến các rối loạn về di truyền. Và nguy cơ có sỏi tiết niệu tăng gấp đôi ở những cá thể có bố mẹ, hay anh chị em ruột mắc bệnh lý này.
Nguyên nhân ngoại sinh bao gồm các yếu tố về: môi trường sống, lối sống, điều kiện kinh tế xa hội. Bỏ qua yếu tố di truyền thì hiện nay số trẻ em mỗi năm phải đến viện điều trị vì bệnh sỏi thận ngày càng tăng. Thủ phạm chính là do chế độ ăn uống và lối sống hiện nay.
Theo tác giả người Ấn Độ Ajay P. Sharma trong cuốn Epidemiology of Pediatric Urolithisis (2010). Ăn nhiều thức ăn nhanh, có quá nhiều muối, và các chất điều vị, ít uống nước lọc, hay sử dung các loại nước uống công nghiệp,..đều làm tăng nguy cơ tạo sỏi. Chế độ sinh hoạt hiện nay, nhiều trẻ lười vận động,(ngồi chơi điện tử hay xem vô tuyến nhiều giờ liền…) đều là những nguyên nhân làm hình thành nhanh sỏi thận ở trẻ em, nhất là những trẻ có sẵn các bệnh lý rối loạn chuyển hóa. Cũng theo tác giả này, cả bênh lý suy dinh dưỡng và béo phì đều làm tăng nguy cơ tạo sỏi  ở trẻ, trong đó trẻ suy dinh dưỡng hay gặp sỏi có bản chất là sỏi ammonium ở vị trí bàng quang còn trẻ béo phì hay gặp sỏi ở đường niệu trên là thận và niệu quản có bản chất là sỏi calcium
Ngoài ra, các trẻ thường bị nhiễm trùng đường tiểu, có bất thường những chỗ hẹp tự nhiên của đường tiết niệu (hẹp khúc nối bể thận - niệu quản, hẹp khúc nối bàng quang - niệu quản) hay những bệnh lý gây cản trở sự tống xuất nước tiểu như bàng quang thần kinh... cũng là điều kiện thuận lợi để tạo sỏi thường có bản chất là sỏi amoomium, struvite hay carbonate apatite
 
TRIỆU CHỨNG SỎI TIẾT NIỆU Ở TRẺ
Triệu chứng thường gặp của sỏi đường tiết niệu là đau vùng hông lưng, tiểu ít, tiểu máu, đặc biệt là nếu gia đình có tiền sử bị bệnh sỏi thận. Ở trẻ nhỏ thì trẻ dễ kích thích, quấy khóc, ói, thường xuyên nhiễm trùng tiểu biểu hiện qua triệu chứng la khóc mỗi lần đi tiểu. Đôi khi bệnh sỏi thận ở trẻ chỉ phát hiện tình cờ qua siêu âm bụng.
Sỏi đường tiết niệu trẻ em gặp nhiều nhất ở thận, tiếp theo là sỏi niệu quản, sỏi bàng quang ít gặp hơn nhưng lại có các triệu chứng rất đặc hiệu như tiểu khó, tiểu ngắt quãng (do sỏi cản trở đường ra của nước tiểu) và đi tiểu nhiều lần do cổ bàng quang bị kích thích.
 
XỬ TRÍ SỎI BÀNG QUANG Ở TRẺ
Trước đây đối với các bệnh lý sỏi bàng quang các bác sĩ thường phải mổ mở bàng quang lấy sỏi. Tuy nhiên với việc áp dụng phương pháp mới nội soi bàng quang tán sỏi bằng năng lượng laser  bệnh nhi sẽ không phải chịu đau đớn, không có sẹo, tránh được nhiều biến chứng sau mổ, thời gian nằm viện ngắn và chi phí không cao.
 
KHUYẾN CÁO
-      Sỏi tiết niệu ở trẻ em là bệnh lý ít gặp nhưng các bậc cha mẹ không nên chủ quan mà cần đưa trẻ tới khám chuyên khoa tiết niệu khi trẻ có các biểu hiện rối loạn dòng tiểu hoặc đau thắt lưng hông dai dẳng.
-      Ngoài các căn nguyên nội sinh tạo sỏi, hoàn toàn có thể phòng bệnh cho trẻ bằng việc tác động vào các căn nguyên ngoại sinh cụ thể là việc thay đổi chế độ ăn và chế độ sinh hoạt của trẻ một cách hợp lý.
-      Hiện trong nước nói chung và tại BVĐK tỉnh Bắc Giang nói riêng đã có các phương pháp hiện đại ít xâm lấn để xử lý các bệnh lý sỏi tiết niệu một cách an toàn tối ưu cả đối với trẻ nhỏ.
    Bs.HoàngVănChúc– Bs.ĐoànTiếnDương.

Chưa có lời bình nào. Hãy là người đầu tiên.