Chủ nhật,16/06/2024,

Thống kê Thống kê

Đang truy cập: 17,424
Tổng số trong ngày: 5,989
Tổng số trong tuần: 5,988
Tổng số trong tháng: 243,716
Tổng số trong năm: 2,291,198
Tổng số truy cập: 39,771,828

Ban Chỉ đạo liên ngành về An toàn thực phẩm thị xã Việt Yên: Tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với bếp ăn tập thể

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Để tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP) và phòng, chống ngộ độc thực phẩm (NĐTP) trên địa bàn, nhằm bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân, Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành (BCĐLN) về ATTP thị xã Việt Yên yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, thành viên BCĐLN về ATTP thị xã, UBND các xã, phường tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với bếp ăn tập thể doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể trường học.

Nhiều vụ ngộ độc tập thể xảy ra liên tiếp ở nhiều tỉnh thành. Mới nhất, ngày 15/5, gần 100 công nhân ở Đồng Nai nghi ngộ độc sau bữa ăn chiều, là vụ ngộ độc đông người thứ hai xảy ra tại tỉnh này trong vòng nửa tháng. Trước đó, hơn 550 người tại Long Khánh nhập viện sau khi ăn bánh mì, đến nay vẫn còn hai em bé tình trạng nặng phải lọc máu. Phía Bắc, ngày 14/5 hơn 350 công nhân ở Vĩnh Phúc ngộ độc tập thể, hiện chưa xác định được nguyên nhân. Tháng 4, Nha Trang liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc hàng loạt nghiêm trọng.

Để tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP) và phòng, chống ngộ độc thực phẩm (NĐTP) trên địa bàn, nhằm bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân, Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành (BCĐLN) về ATTP thị xã Việt Yên yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, thành viên BCĐLN về ATTP thị xã, UBND các xã, phường tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với bếp ăn tập thể doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể trường học.

Các cơ quan, đơn vị thuộc UBND thị xã, Trung tâm Y tế, Công an thị xã, UBND xã, phường, lãnh đạo các Trường học, các Doanh nghiệp thuộc UBND thị xã quản lý trên địa bàn, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định của pháp luật về ATTP cùng các văn bản chỉ đạo triển khai công tác bảo đảm ATTP đã triển khai. Nếu địa phương, cơ quan, đơn vị nào để xảy ra ngộ độc thực phẩm phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Phòng Y tế thị xã chỉ đạo Đoàn kiểm tra liên ngành/Chuyên ngành về ATTP thị xã tăng cường kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm đối với: 100% bếp ăn tập thể tại các Doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, Trường học theo phân cấp quản lý, đề xuất với Chủ tịch UBND thị xã xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm. Chỉ đạo các Trường học, hộ kinh doanh đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhân rộng mô hình “cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống” bảo đảm an toàn thực phẩm thị xã Việt Yên năm 2024 đảm bảo an toàn thực phẩm năm 2024 theo kế hoạch. Tổ chức các lớp tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm cho các đối tượng người quản lý bếp ăn tập thể trường học, doanh nghiệp, người trực tiếp tham gia sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn thị xã theo phân cấp quản lý. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo đúng quy định.

Trung tâm Y tế thị xã chủ trì phối hợp với Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao thị xã viết tin, bài tuyên truyền hướng dẫn kiến thức lựa chọn, bảo quản, chế biến thực phẩm an toàn và thực hành tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh trong ăn uống; thực hiện “Ăn chín, uống chín”, “Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh”; thực hiện ăn uống hợp vệ sinh bảo đảm ATTP trong tổ chức tiệc cỗ, bữa ăn gia đình, bếp ăn tập thể, kinh doanh dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố; vận động nhân dân tích cực thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang gắn với công tác bảo đảm ATTP. Chỉ đạo các Trạm Y tế xã, phường tổ chức thực hiện công tác bảo đảm ATTP tại các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố theo phân cấp quản lý. tích cực tham mưu với UBND/BCĐLNATTP địa phương triển khai các hoạt động quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm theo chỉ đạo của UBND thị xã. Tổ chức thực hiện công tác bảo đảm ATTP theo chức năng nhiệm vụ được giao. Chuẩn bi ̣đầy đủ các điều kiện về: Con người, trang thiết bị, phương tiện, thuốc, hóa chất, sẵn sàng khắc phục hậu quả khi có các sự cố về an toàn thực phẩm xảy ra trên địa bàn. Duy trì thường xuyên công tác giám sát ngộ độc thực phẩm từ thị xã đến cơ sở theo chỉ đạo của ngành.

BCĐLN về ATTP thị xã yêu cầu Trung tâm Văn hoá - Thông tin và Thể thao thị xã, UBND các xã, phường, đặc biệt các xã, phường có khu, cụm công nghiệp, có mật độ dân số cao; cơ sở thực phẩm nhiều, phát triển nhanh như phường: Nếnh, Quang Châu, Vân Trung, Tăng Tiến, Hồng Thái, Bích Động; xã Việt Tiến... tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin từ thị xã đến các xã, phường, thôn/tổ dân phố các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, các văn bản chỉ đạo của UBND thị xã về ATTP, nhằm nâng cao nhận thức và ý thức tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm đối với các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng thực phẩm.

Công an thị xã, Đội Quản lý thị trường số 2 chủ động đấu tranh, phát hiện xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm, đặc biệt là vận chuyển, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn, thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ. Tích cực phối hợp với phòng Y tế, Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm thị xã trong các đợt kiểm tra theo chỉ đạo của cấp trên. Thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP thị xã Tổ chức kiểm tra thường xuyên việc triển khai, tổ chức thực hiện các nội dung trên theo nhiệm vụ đã được phân công tại Thông báo số 263/TB-BCĐ ngày 26/02/2024 của Ban chỉ đạo liên ngành về ATTP thị xã về phân công nhiệm vụ thành viên Ban Chỉ đạo và Tổ công tác liên ngành về ATTP thị xã Việt Yên.

UBND các xã, phường tăng cường quản lý cơ sở thực phẩm thuộc cấp xã, phường quản lý: Cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn đường phố; cơ sở thực phẩm tại các chợ, nơi tập trung đông người. Tổ chức thống kế, lập sổ quản lý cơ sở thực phẩm trên địa bàn; Tổ chức kiểm tra phân loại (A, B, C) đối với từng cơ sở thực phẩm, ký cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm đối với 100% các cơ sở thực phẩm thuộc cấp xã quản lý (thuộc diện không phải cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP); phát hiện xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm theo quy định. Chỉ đạo thực hiện bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm tại các hộ gia đình có đám hiếu, đám cưới, tiệc cỗ. Thực hiện tư vấn, giám sát đảm bảo an toàn thực phẩm, Thực hiện ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm đối với 100 % hộ gia đình có tổ chức đám cưới. Chỉ đạo trạm y tế cử cán bộ giám sát công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại địa phương. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo an toàn thực phẩm theo quy định.

Các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp, trường học có tổ chức bếp ăn tập thể thuộc UBND thị xã quản lý tổ chức thực hiện nghiêm các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể. Luôn đảm bảo các điều kiện về an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể như: cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ sơ chế biến bảo quản thực phẩm; điều kiện về con người (khám sức khỏe, học kiến thức về ATTP, vệ sinh cá nhân...), nguồn gốc xuất sứ, bảo quản thực phẩm; thực hiện quy trình sơ chế biến thực phẩm theo nguyên tắc một chiều; kiểm thực ba bước, lưu mẫu thực phẩm… theo quy định. Chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể; phối hợp với y tế thị xã xử lý sự cố về ATTP.

Nguyễn Ánh