Thứ 6,28/06/2024,

Thống kê Thống kê

Đang truy cập: 16,300
Tổng số trong ngày: 1,528
Tổng số trong tuần: 64,432
Tổng số trong tháng: 381,501
Tổng số trong năm: 2,428,983
Tổng số truy cập: 39,909,613

Bắc Giang triển khai nhiều hoạt động trong Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết

Với chủ đề “Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng” trong Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024 đã được phát động từ ngày 01 đến ngày 31/5/2024 tại tất cả các cơ quan, ban, ngành, các doanh nghiệp và các cơ sở kinh doanh trên địa bàn toàn tỉnh. Nhiều hoạt động trong Tháng hành động đã được triển khai mang lại những kết quả tích cực trong công tác đảm bảo ATVSLĐ trên địa bàn.

    Trước thời điểm Tháng hành động về ATVSLĐ (từ ngày 01/4/2024 đến ngày 30/4/2024), các sở, ngành, đoàn thể của tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố đã chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc phạm vi quản lý xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ. Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng. Xây dựng, phát hành các ấn phẩm, tài liệu, phát sóng các thông điệp, video cảnh báo về các nguy cơ rủi ro gây mất an toàn lao động cũng như các biện pháp kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng, hướng dẫn về kỹ năng làm việc an toàn cụ thể cho người lao động và người sử dụng lao động để phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. 

    Từ ngày 25/4/2024, các đơn vị đã tổ chức treo được 308 băng rôn, khẩu hiệu; cấp phát được5447 tờ rơi, áp phích tuyên truyền hưởng ứng tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động với một số nội dung như: “Nhiệt liệt hưởng ứng Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao vệ sinh lao động và Tháng công nhân năm 2024”; “Cải thiện điều kiện làm việc, chăm sóc, nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp” …

    Các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh phối hợp với các đơn vị có liên quan như Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Y tế các huyện, thành phố, Trung tâm Y tế các khu công nghiệp tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ, trong đó tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng các kỹ năng nhận diện, đánh giá nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ tại nơi làm việc cho 15.317 người lao động trong các doanh nghiệp, hợp tác xã; Thực hiện rà soát, chỉnh sửa, bổ sung các nội quy, quy trình, biển báo, biển cấm, các thiết bị bảo đảm ATVSLĐ; mua sắm phương tiện bảo vệ cá nhân; đo kiểm tra môi trường lao động, khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, thăm hỏi, động viên các nạn nhân và gia đình nạn nhân bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các năm trước,… Trong Tháng hành động đã tổ chức Kiểm tra được 85 doanh nghiêp, 132 doanh nghiệp tự kiểm tra, đánh giá; Thực hiện quan trắc môi trường lao động cho 155 doanh nghiệp; và khám sức khỏe nghề nghiệp cho 167 doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn.

    Thông qua các buổi kiểm tra, rà soát, khám sức khỏe và quan trắc môi trường lao động tại các đơn vị, doanh nghiệp, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Y tế các Khu công nghiệp, Trung tâm Y tế các huyện/ thành phố đã hướng dẫn các cơ sở lao động thuộc địa bàn huyện/thành phố tổ chức thực hiện các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ; Hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật thực hiện các quy định về công tác vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động và phòng chống tai nạn thương tích; hướng dẫn công tác báo cáo về Y tế lao động, phòng chống tai nạn thương tích, báo cáo Tháng hành động về ATVSLĐ cho Trạm Y tế xã và các cơ sở lao động thuộc phạm vị quản lý; thực hiện điều tra, rà soát, thống kê số cơ sở lao động và các yếu tố có hại trong môi trường lao động, để có biện pháp hướng dẫn chăm sóc sức khỏe cho người lao động đối với các doanh nghiệp đóng trên địa bàn; Thực hiện  tuyên truyền, huấn luyện, nâng cao nhận thức về ATVSLĐ cho cán bộ làm công tác y tế. Tổ chức huấn luyện về VSLĐ, kỹ năng sơ cấp cứu tại chỗ, khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp. Tổ chức tự kiểm tra môi trường lao động, tình trạng an toàn vệ sinh của máy móc thiết bị nhà xưởng, rà soát, phát hiện những nguy cơ gây mất an toàn và xây dựng kế hoạch phòng ngừa tại cơ quan đơn vị, cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc.

    Mặc dù công tác đảm bảo ATVSLĐ được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh, Ngành Y tế và các đơn vị có liên quan, nhưng nhận thức của một số chủ doanh nghiệp về tầm quan trọng của công tác y tế lao động còn hạn chế; chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành trong việc thực hiện nhiệm vụ về y tế lao động; một số doanh nghiệp thực hiện qui định về quan trắc môi trường lao động, tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp chưa thường xuyên, chất lượng chưa cao; chưa quan tâm đầu tư trang thiết bị cải thiện điều kiện, môi trường làm việc…gây khó khăn rất lớn cho công tác quản lý đảm bảo ATVSLĐ tại các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn.

     Thời gian tới, các sở, ngành, đoàn thể của tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố sẽ tiếp tục chỉ đạo, theo dõi việc tổ chức khắc phục các tồn tại, thiếu sót về công tác ATVSLĐ của các cơ sở sản xuất kinh doanh trong phạm vi quản lý.  Đồng thời tiếp tục tăng cường thực hiện các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa các nguy cơ, rủi ro về ATVSLĐ; hướng dẫn người lao động tự đánh giá nguy cơ rủi ro trước khi làm việc và thường xuyên trong quá trình lao động; tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe người lao động, khám sức khỏe định kỳ và khám phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp cho người lao động; thường xuyên kiểm tra, cải thiện điều kiện lao động, quan trắc môi trường lao động và có các biện pháp khắc phục ngay khi các điều kiện lao động không đảm bảo an toàn cho người lao động.

Đỗ Phú