Thứ 5,20/06/2024,

Thống kê Thống kê

Đang truy cập: 10,497
Tổng số trong ngày: 9,699
Tổng số trong tuần: 58,937
Tổng số trong tháng: 296,665
Tổng số trong năm: 2,344,147
Tổng số truy cập: 39,824,777

Bắc Giang thực hiện các nội dung Bộ Y tế đề xuất, kiến nghị đối với các tỉnh, thành phố

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Ngày 12/01/2024, Bộ Y tế có Báo cáo số 60/BC-BYT về kết quả thực hiện Chương trình công tác của Ủy ban Quốc gia phòng, chốngAIDS, ma túy, mại dâm năm 2023; Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Sơn đã chỉ đạo giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện các nội dung Bộ Y tế đề xuất, kiến nghị đối với các tỉnh, thành phố tại Báo cáo số 60/BC-BYT ngày 12/01/2024.

Theo báo cáo của Bộ Y tế về kết quả thực hiện Chương trình công tác của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm, trong năm 2023 tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone cho trên 50.000 bệnh nhân. Bộ Y tế đã tổ chức các lớp tập huấn cơ bản cho các cán bộ tham gia chương trình Methadone tại các tỉnh, thành phố. Hỗ trợ điều phối thuốc Methadone cho các tỉnh, thành phố để đảm bảo việc duy trì điều trị của người bệnh. Tổ chức các đoàn công tác giám sát việc triển khai chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại một số tỉnh, thành phố. Tính đến ngày 31/12/2023, toàn quốc có 50.039 bệnh nhân tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế tại 343 cơ sở điều trị tại 63 tỉnh/thành phố. Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone đã đem lại hiệu quả không chỉ cho người bệnh, mà còn cho cả gia đình bệnh nhân và toàn xã hội như: Cải thiện sức khỏe của bệnh nhân, giảm lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường máu; nâng cao thể lực, phụ hồi về thể chất và tâm thần; Đem lại hiệu quả về kinh tế cho người bệnh, gia đình và cộng đồng, phát triển kinh tế của gia đình, giảm chi phí của xã hội cho các vấn đề về pháp lý và y tế dành cho người nghiện ma túy; Giúp giảm các hành vi vi phạm pháp luật trong nhóm những người tham gia điều trị Methadone. Bên cạnh đó, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone cũng bộc lộ một số khó khăn như: Việc điều trị kéo dài và người bệnh phải đến cơ sở y tế uống thuốc hàng ngày là cản trở và nguyên nhân khiến nhiều bệnh nhân bỏ cuộc hoặc không tuân thủ điều trị; Sự gia tăng của các loại ma túy mới, nhất là các ma túy dạng kích thích cũng làm cho việc sử dụng đa ma túy trong nhóm bệnh nhân đang tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone , từ đó cũng ảnh hưởng đến sự tuân thủ điều trị và tham gia chương trình; Cán bộ cung cấp dịch vụ thay đổi thường xuyên nên cần nguồn lực và đào tạo liên tục, dẫn đến quá tải công việc cho cán bộ y tế.

Trong năm qua, Bộ Y tế tiếp tục duy trì và mở rộng triển khai cấp phát thuốc nhiều ngày tại 06 tỉnh, thành phố: Điện Biên, Lai Châu, Hải Phòng, Bắc Giang, Nghệ An và Lào Cai. Bộ đã phê duyệt Đề án duy trì và mở rộng cấp phát thuốc nhiều ngày cho người bệnh điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện giai đoạn 2023-2024. Phối hợp với 06 tỉnh, thành phố gồm Điện Biên, Lai Châu, Hải Phòng, Bắc Giang, Nghệ An và Lào Cai tổ chức tập huấn cho cán bộ tham gia công tác điều trị, cấp phát thuốc Methadone nhiều ngày. Mua sắm và phân bổ các vật dụng như chai, lọ đựng thuốc, túi đựng chai thuốc, tờ gấp… để cung cấp các vật dụng, trang thiết bị cần thiết cho việc triển khai cấp thuốc Methadone nhiều ngày cho bệnh nhân.

Tính đến ngày 31/12/2023, tổng số bệnh nhân được cấp phát thuốc Methadone nhiều ngày là 3.850 bệnh nhân tại 06 tỉnh, thành phố. Trong đó, 812 bệnh nhân tại thành phố Hải Phòng, 873 bệnh nhân tại tỉnh Điện Biên, 1076 bệnh nhân tại tỉnh Lai Châu, 458 bệnh nhân tại tỉnh Lào Cai, 273 bệnh nhân tại tỉnh Bắc Giang và 358 bệnh nhân tại tỉnh Nghệ An. Một số khó khăn phải kể đến đó là đề án hiện đang được triển khai thí điểm tại 06 tỉnh, thành phố nên khi bệnh nhân đi công tác đến các tỉnh chưa triển khai Đề án thì việc mang thuốc về nhà gặp khó khăn. Nhân sự công tác tại các cơ sở điều tị đa số là cán bộ kiêm nhiệm nên khi thực hiện thêm công việc cấp phát thuốc nhiều ngày đã làm tăng khối lượn công việc của cán bộ lên đáng kể. Các công tác chuyên môn phục vụ việc cấp phát thuốc nhiều ngày như chuẩn bị lọ, đóng nắp lọ, ghi nhãn dán cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng vất vả đối với nhân viên bộ phận dược tại các cơ sở điều trị. Việc giám sát cũng gặp không ít khó khăn, khoảng cách từ cơ sở điều trị đến nhà bệnh nhân xa, trong quá trình giám sát tại nhà đôi khi phải đi lại nhiều lần hoặc đi vào buổi tối do bệnh nhân đi làm không có nhà, không thể giám sát được hết khi bệnh nhân mang thuốc về có tuân thủ hay không hoặc có sử dụng thuốc đúng mục đích hay không. Công tác giám sát bệnh nhân khó khăn hơn khi số lượng bệnh nhân được cấp phát về nhà nhiều hơn. Một số bệnh nhân lớn tuổi cho nên việc sử dụng công nghệ thông tin để giám sát còn gặp nhiều khó khăn. Việc cấp thuốc nhiều ngày đòi hỏi bệnh nhân phải có tinh thần tự giác, nghiêm túc thực hiện, thời gian duy trì kéo dài, nhân viên y tế chỉ giám sát tại một thời điểm nhất định không thể đảm bảo hoàn toàn bệnh nhân uống đầy đủ như bệnh nhân uống thuốc tại cơ sở điều trị. Hiện nay, toàn bộ vật phẩm sử dụng cho việc cấp thuốc nhiều ngày đều do Cục Phòng choogns HIV/AIDS điều phối từ các nguồn dự án để phân bổ cho các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện. Do đó, việc cung ứng vật phẩm khi hết dự án hỗ trợ và do kinh phí địa phương đảm bảo có thể sẽ làm tăng gánh nặng ngân sách của chương trình.

Trong năm 2023, Bộ Y tế tiếp tục mở rộng điều trị ARV cho bệnh nhân HIV/AIDS, tiếp tục duy trì chất lượng điều trị, tỷ lệ bệnh nhân điều trị ARV có tải lượng vi rút HIV dưới ngưỡng ức chế đạt trên 95%. Bộ Y tế hướng dẫn, đôn đốc tiếp nhận và điều tiết, phân bổ thuốc ARV đảm bảo cung ứng thuốc ARV liên tục cho người bệnh HIV sử dụng và mở rộng điều trị HIV/AIDS. Duyệt bổ sung cơ sở điều trị HIV/AIDS mới và cung cấp thuốc cho cơ sở mở mới điều trị HIV/AIDS năm 2023; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác quản lý điều trị ARV và quản lý phân phối thuốc ARV. Hoàn thiện phần mềm quản lý điều trị và dự phòng HIV với các tính năng hiệu quả, thiết thực cho công tác quản lý và báo cáo kịp thời, chính xác. Thực hiện kết nối, liên thông dữ liệu phần mềm HMED với HIV info 4.0. Đến tháng 11/2023, trên toàn quốc có 543 cơ sở y tế điều trị HIV tại 63 tỉnh, thành phố. Số người nhiễm HIV đang quản lý điều trị thuốc ARV là 177.009 người, trong đó 2748 trẻ em nhiễm HIV, 156041 người bệnh được cung cấp thuốc ARV từ nguồn Bảo hiểm y tế, đạt 88,2%; tỷ lệ duy trì điều trị thuốc ARV đến tháng 9/2023 đạt 97,1%. Xét nghiệm tải lượng vi rút HIV đến ngày 30/9/2023, tỷ lệ bao phủ xét nghiệm là 60%, trong đó tỷ lệ bệnh nhân có tải lượng vi rút HIV dưới ngưỡng ức chế đạt 98%. Việc cung ứng thuốc kháng HIV qua nguồn Bảo hiểm y tế gặp khó khăn do một số mặt hàng không có nhà thầu tham dự, một số mặt hàng kết quả thầu muộn do vướng mắc khó khăn trong quá trình mua sắm thuốc ARV. Bộ Y tế phải tiếp tục xin nhà tài trợ Quỹ Toàn cầu hỗ trợ để đảm bảo duy trì thuốc điều trị cho người bệnh.

Bộ Y tế dự kiến chương trình công tác năm 2024 tập trung trình Chính phủ Nghị định quy định chi tiết một số điều Luật Phòng, chống HIV/AIDS; Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật gói dịch vụ y tế dự phòng thuộc lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS. Xây dựng Lộ trình bền vững cho việc kiểm soát dịch bệnh AIDS đến năm 2030. Tổ chức Đoàn công tác học tập kinh nghiệm hoạt động cai nghiện ma túy tại cộng đồng ở một số nước Châu Âu. Tiếp tục triển khai Đề án duy trì và mở rộng cấp phát thuốc Methadone nhiều ngày cho người bệnh điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện tại 06 tỉnh, thành phố Điện Biên, Lai Châu, Hải Phòng, Bắc Giang, Nghệ An và Lào Cai. Mở rộng điều trị ARV cho 185.000 người nhiễm HIV và duy trì tỷ lệ người bệnh điều trị ARV có tải lượng vi rút dưới ngưỡng ức chế trên 95%. Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và kỷ niệm ngày Thế giới phòng, chống AIDS.

Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030. Đưa mục tiêu, chỉ tiêu công tác phòng, chống HIV/AIDS từ nguồn ngân sách địa phương, tập trung đầu tư kinh phí và nhân lực cho các khu vực, địa bàn có nguy cơ lây nhiễm HIV cao. Sắp xếp bố trí nhân lực cho công tác phòng, chống HIV/AIDS, thực hiện đầy đủ các cơ chế chính sách hỗ trợ cho nhân lực thực hiện phòng, chống HIV/AIDS theo quy định. Chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh, thành phố triển khai cung cấp đầy đủ sinh phẩm, hóa chất, thuốc men phục vụ công tác phòng, chống HIV/AIDS. Tăng cường giám sát, kiểm tra công tác phòng, chống HIV/AIDS tại các tuyến cơ sở.

Việt Nga