Thứ 6,17/05/2024,

アクセス中: 7,866
1日当たりのページのアクセス回数: 6,577
1週間当たりののページのアクセス回数: 70,629
1か月当たりのページのアクセス回数: 243,351
1年間当たりのページのアクセス回数: 1,758,731
ページのアクセス回数 : 39,239,361

Điểm sáng trong công tác dân số

|
ページビュー:
font-size: A- A A+
Đọc bài viết
Minh Đức là xã miền núi của huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Trong những năm qua, công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình (KHHGĐ) được Đảng uỷ, UBND xã quan tâm, chú trọng. Xã có dân số đông nhất huyện, với 3.301 hộ, 12.984 nhân khẩu chia thành 17 thôn, trong đó số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cao, số người áp dụng biện pháp tránh thai hiện đại còn thấp do đặc thù xã có 4 thôn là người công giáo toàn tòng, việc vận động bà con giáo dân thực hiện chính sách dân số và KHHGĐ rất khó khăn.
Minh Đức là xã miền núi của huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Trong những năm qua, công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình (KHHGĐ) được Đảng uỷ, UBND xã quan tâm, chú trọng. Xã có dân số đông nhất huyện, với 3.301 hộ, 12.984 nhân khẩu chia thành 17 thôn, trong đó số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cao, số người áp dụng biện pháp tránh thai hiện đại còn thấp do đặc thù xã có 4 thôn là người công giáo toàn tòng, việc vận động bà con giáo dân thực hiện chính sách dân số và KHHGĐ rất khó khăn. Tuy nhiên, trong khó khăn đó, thôn Bãi Bằng từ năm 2000 đến nay không có người sinh con thứ ba trở lên, trở thành điểm sáng trong công tác dân số- KHHGĐ của xã.
Tiếp chúng tôi trong hội trường nhà văn hoá thôn Bãi Bằng, nơi vừa diễn ra Đại hội chi bộ cơ sở chưa đầy 10 ngày, tân bí thư chi bộ Thân Văn Dương hồ hởi giới thiệu chị Nguyễn Thị Tuyết là cộng tác viên dân số, người có những đóng góp tích cực cho hàng chục tấm bằng khen, giấy khen của tỉnh, huyện dành cho địa phương trong công tác dân số-KHHGĐ treo trang trọng trên tường nhà văn hoá. Chị Nguyễn Thị Tuyết sinh năm 1961, tham gia công tác dân số từ năm 2004. Người phụ nữ có nụ cười hiền hậu, chất phác chia sẻ với chúng tôi: Địa bàn chị quản lý về dân số là thôn Bãi Bằng có 67 hộ với 250 nhân khẩu, trong đó hơn 50% hộ dân theo đạo công giáo. Bản thân chị Tuyết cũng là người công giáo. Lúc đầu mới nhận nhiệm vụ này, chị cũng băn khoăn bởi người theo đạo công giáo quan niệm, thực hiện KHHGĐ bằng biện pháp tránh thai hiện đại hay phá thai là trái với tự nhiên, là mắc lỗi. Thôn Bãi Bằng có nhà thờ, là nơi đón luật và giữ luật, tuyên truyền khác với luật là rất khó khăn. Vậy vận động người dân thực hiện chính sách dân số và KHHGĐ bằng cách nào đây?. Chị xin ý kiến của ông trưởng dòng và được ông đóng góp đại ý việc chị làm có thể bị cho là mắc lỗi với bề trên nhưng lại có ích cho cộng đồng, cho xã hội nên cũng là một việc làm tốt, mình thực hiện nhiệm vụ bằng cách vận động, tuyên truyền chung sao cho mọi người nâng cao nhận thức và tự nguyện thực hiện, tránh ép buộc… Từ đó, chị yên tâm, tìm ra biện pháp vận động rất linh hoạt.
Với thuận lợi là gia đình ở gần Nhà văn hoá, gần nhà thờ, bản thân chị tham gia nhiều tổ chức hội, nhóm như hội phụ nữ, nông dân, câu lạc bộ (CLB) Chị em đoàn kết, CLB văn nghệ, CLB Bóng chuyền hơi... Chị em hội viên gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ từ kinh nghiệm làm kinh tế, chăn nuôi, trồng trọt tới việc nuôi dạy con, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, KHHGĐ. Những người thực, việc thực như trường hợp trong thôn có nhà có tới 4 con trai, 1 con gái mà khi mẹ đau ốm liệt giường 4 năm chỉ có con gái chăm sóc. Rồi nhà chị Tuyết có 2 con trai, các con đã lập gia đình và sinh được 4 cô cháu gái mà luôn vui vẻ, hạnh phúc, kinh tế gia đình phát triển… là những tấm gương điển hình cho mọi người cùng chia sẻ, học tập. Trong việc thực hiện chăm sóc sức khoẻ sinh sản, KHHGĐ, ngoài trực tiếp tuyên truyền trên loa truyền thanh của thôn, trong mỗi buổi sinh hoạt tập thể, chị Tuyết đều chân tình khuyên các chị em trong độ tuổi sinh đẻ chọn cho mình một biện pháp tránh thai phù hợp. Bởi không phải chị em nào cũng thực hiện được biện pháp tránh thai tự nhiên như lời Cha xứ dạy, mà cứ để mang thai, lại đẻ rồi nuôi dạy không tốt, điều kiện kinh tế ngày càng khó khăn cũng là mắc lỗi với Chúa. Lời chị Tuyết hợp lý, hợp tình, vậy là gần 70% chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tự nguyện thực hiện biện pháp tránh thai hiện đại, không để xảy ra trường hợp nào sinh con ngoài ý muốn.
 Tiếp nối thành tích của thôn từ năm 2000, đến nay thôn Bãi Bằng không năm nào có người sinh con thứ 3, hàng năm đều được Chủ tịch UBND huyện Việt Yên tặng Giấy khen và hai lần được UBND tỉnh tặng Bằng khen là đơn vị có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác sân số và KHHGĐ. Thôn bãi Bằng là một điển hình tiên tiến để xã Minh Đức, huyện Việt Yên nhân rộng trong những năm tiếp theo.
 
 

コメントはありません コメントをする