Thứ 5,09/05/2024,

Thống kê Thống kê

Đang truy cập: 10,968
Tổng số trong ngày: 11,414
Tổng số trong tuần: 68,497
Tổng số trong tháng: 129,279
Tổng số trong năm: 1,644,659
Tổng số truy cập: 39,125,289

Đảng bộ Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang: Học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá III

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết

 

Thực hiện Kế hoạch số 65 - KH/ĐUK ngày 13/12/2022 của Đảng ủy Các Cơ quan Tỉnh; chiều ngày 28/12/2022, Đảng bộ Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang tổ chức Hội nghị học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII cho toàn thể các đồng chí đảng viên trong Đảng bộ cùng Trưởng/Phó các Khoa/Phòng, Điều dưỡng trưởng - Kỹ thuật viên trưởng và Trưởng các Tổ chức đoàn thể. Về dự và chỉ đạo Hội nghị là sự có mặt của đồng chí Khổng Đức Thanh - Phó Bí thư Đảng ủy Các Cơ quan Tỉnh.

Toàn thể cán bộ, đảng viên Đảng bộ Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang tham gia học tập, quán triệt và triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá III

Đồng chí Khổng Đức Thanh - Phó Bí thư Đảng ủy Các Cơ quan Tỉnh phổ biến 03 Nghị quyết và 01 Kết luận Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá III

 

Tại Hội nghị, các đại biểu đã được đồng chí Khổng Đức Thanh - Phó Bí thư Đảng ủy Các Cơ quan Tỉnh phổ biến, quán triệt 03 Nghị quyết và 01 Kết luận quan trọng tại Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII gồm: Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 về “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới”; Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 17/11/2022 về “Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới”; Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 về “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và Kết luận số 45-KL/TW ngày 17/11/2022 về “Định hướng quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”, cụ thể: 

Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 về “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới có mục tiêu tổng quát là Hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, do Ðảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; có hệ thống pháp luật hoàn thiện, được thực hiện nghiêm minh, nhất quán; thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ hiệu quả quyền con người, quyền công dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, được phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ, kiểm soát hiệu quả; nền hành chính, tư pháp chuyên nghiệp, pháp quyền, hiện đại; bộ máy nhà nước tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực, thực sự chuyên nghiệp, liêm chính; quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả; đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh, bền vững, trở thành nước phát triển, có thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào năm 2045. 

Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 17/11/2022 về “Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới” nêu rõ quan điểm Đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng phải kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Phải chủ động, tích cực, có quyết tâm chính trị cao, đồng thời cần thận trọng, có bước đi vững chắc; vấn đề đã rõ thì kiên quyết đổi mới, vấn đề cần thiết nhưng chưa rõ, còn ý kiến khác nhau thì phải nghiên cứu, thí điểm, không nóng vội nhưng cũng không bỏ qua hoặc để chậm, ảnh hưởng đến sự phát triển; kế thừa, phát huy những thành tựu, kết quả, kinh nghiệm tốt trong phương thức lãnh đạo của Đảng đã được thực tiễn chứng minh là đúng; Phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn trong tổ chức thực hiện, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, sâu sắc về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện mới, triển khai thực hiện đồng bộ các phương thức lãnh đạo của Đảng. 

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 về “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đưa ra 10 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để thực hiện đó là: Ðổi mới tư duy, nhận thức và hành động quyết liệt, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh, tự lực, tự cường; nâng cao năng lực ngành xây dựng; Ðẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; tiếp tục cơ cấu lại ngành dịch vụ dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo; Phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thúc đẩy đô thị hóa nhanh và bền vững, gắn kết chặt chẽ và tạo động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Phát triển các thành phần kinh tế nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Ðổi mới chính sách tài chính, tín dụng thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhanh, bền vững; Quản lý, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng cường hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả đi đôi với bảo vệ và phát triển thị trường trong nước; Phát huy giá trị văn hóa, bản lĩnh, trí tuệ con người Việt Nam, xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh; đội ngũ trí thức và doanh nhân xung kích, đi đầu trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; bảo đảm tốt an sinh xã hội.

Kết luận số 45-KL/TW ngày 17/11/2022 về “Định hướng quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050” dựa trên các nguyên tắc, quan điểm sau: Nhận thức, quán triệt sâu sắc, đầy đủ Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Không gian phát triển quốc gia phải được tổ chức khoa học, hiệu quả, thống nhất trên phạm vi cả nước, bảo đảm liên kết nội vùng, liên vùng trên cơ sở 06 vùng kinh tế - xã hội hiện nay và khai thác lợi thế so sánh của từng địa phương trong vùng và toàn vùng; Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, nhất là tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng và các loại khoáng sản. Bảo đảm an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước; phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và nâng cao chất lượng đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; Phải cân đối, hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; Tập trung ưu tiên hình thành cơ bản bộ khung kết cấu hạ tầng quốc gia; hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, hạ tầng nông thôn, hạ tầng năng lượng, hạ tầng số, hạ tầng văn hóa, xã hội, hạ tầng thủy lợi, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên cơ sở tăng năng suất, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo; ưu tiên phát triển một số ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế và còn dư địa lớn, gắn với không gian phát triển mới. 

Hội nghị học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá III là dịp để các cán bộ, đảng viên Đảng bộ Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang nhận thức và nắm vững đầy đủ, sâu sắc những nội dung cốt lõi, điểm mới trong các văn kiện Đảng để sớm đưa Nghị quyết vào cuộc sống.

 Hiền Chúc - Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang