Thống kê Thống kê

Đang truy cập: 11,006
Tổng số trong ngày: 16,838
Tổng số trong tuần: 70,608
Tổng số trong tháng: 308,738
Tổng số trong năm: 1,421,779
Tổng số truy cập: 38,902,409

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC)

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
       Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bắc Giang trực thuộc Sở Y tế trên cơ sở tổ chức lại 6 trung tâm thuộc lĩnh vực y tế dự phòng gồm: Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Trung tâm Mắt, Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe và bộ phận phòng chống sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng của Trung tâm Phòng chống Sốt rét- Nội tiết.
          Trụ sở chính: Số 45, đường Nghĩa Long, phường Trần Phú, TP Bắc Giang
          Cơ sở 1: Số 185 đường Lê Lợi, phường Lê Lợi, TP Bắc Giang
          Cơ sở 2: Khu Đồi chè, phường Dĩnh Kế, TP Bắc Giang
          Số điện thoại: 0204 3 854 246
          Fax: 0204 3 556 222
          Email: ttksbenhtat@bacgiang.gov.vn
          Website: kiemsoatbenhtatbacgiang.vn
         Trung tâm Kiểm soát bệnh tật gồm theo cơ cấu gồm có: 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc. Hiện tại có 01 Phó Giám đốc phụ trách trung tâm, 01 Phó Giám đốc; 16 khoa, phòng chức năng

 

 

 
 
Ban Giám đốc

 

1. Giám đốc: 

Thạc sỹ Ngô Thị Thu Hà

ĐT: 0912830595

Email: ngothuhakhth@gmail.com

2. Phó giám đốc:
Bs CKI. Lê Tiến Cương
ĐT: 0912 130 760
Email: cuongttmbg@gmail.com
3. Phó giám đốc
Bs CKI. Phan Thị Thi
ĐT: 0963 201 637
Email: thipt_bacgiang@yahoo.com.vn

 
 
 
 
 
Trưởng các khoa, phòng
1. Tổ chức - Hành chính
Phó Trưởng phòng phụ trách: Đặng Chí Thanh
ĐT: 0912369905
Email: thanhkt.t4gbg@gmail.com
2. Phòng Kế hoạch nghiệp vụ
Trưởng phòng: Trần Thị Kiều Anh
ĐT: 0949 207 796
Email: trankieuanhsph@gmail.com
3. Phòng Tài chính - Kế toán
Trưởng phòng: Trần Đức Nam
ĐT: 0985245306
Email: namtranduc2010@gmail.com
4. Khoa Truyền thông giáo dục sức khỏe
Phó Trưởng khoa phụ trách: Trần Văn Huân
ĐT: 0866091494
Email: tranhuant4gbacgiang@gmail.com
5. Khoa phòng chống bệnh truyền nhiễm
Trưởng khoa: Giáp Văn Minh
ĐT: 0983 057 194
Email: giapvanminh@gmail.com
6. Khoa Ký sinh trùng - Côn trùng
Trưởng khoa: Đồng Thanh Tuyến
ĐT: 0916 098 386
Email: tuyendpbg@gmail.com
7. Khoa Phòng chống bệnh không lây 
Trưởng khoa: Trần Kim Chung
ĐT: 0168 110 299
Email: trankimchung@gmail.com
8. Khoa Sức khỏe môi trường - Y tế trường học
Trưởng khoa: Vương Kỳ Hùng
ĐT: 0986 706 013
Email: skcdbacgiang@gmail.com
9. Khoa Bệnh nghề nghiệp
Trưởng khoa: Đặng Bá Hiểu
ĐT: 0915 539 279
Email: hieusknn@gmail.com
10. Khoa Dinh dưỡng
Trưởng khoa: Nguyễn Lan Anh
ĐT: 0912932636
Email: 
lananhskssbg@gmail.com
11. Khoa Mắt - Da liễu
Trưởng khoa: Phạm Văn Phiên
ĐT: 0982 080 223
Email: drphiendl.pttm@gmail.com
 
12. Khoa Sức khỏe sinh sản
Trưởng khoa: Hoàng Thị Cường
ĐT: 0986 460 816
Email: hoangcuongskss@gmail.com
  13. Khoa Phòng chống HIV
Trưởng khoa: Trần Xuân Thanh
ĐT: 0983 009 973
Email: thanhbgiang@gmail.com
   
  14. Khoa Xét nghiệm
Trưởng khoa: Dương Thị Hiển
ĐT: 0986 505 867
Email: duonghiendpbg@gmail.com
  15. Khoa Dược & Vật tư y tế
Phó trưởng khoa: Nguyễn Thị Xuyên
ĐT: 0986 518 508
Email: xuyenskssbg@gmail.com
  16. Phòng Khám đa khoa
Trưởng khoa: Phùng Tiến Hải
ĐT: 0354119029
Email: 
 
 
 

Tóm tắt lịch sử hình thành
              Thực hiện quyết định số 721/QĐ-UBND,  ngày 12/12/2016 của UBND tỉnh Bắc Giang, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang được thành lập. Đây là đơn vị là  thứ 3 trong toàn quốc được thành lập,  sau các tỉnh Yên Bái và Bình Phước. Trung tâm có trụ sở chính đặt tại số 45, đường Nghĩa Long, phường Trần Phú, thành phố Bắc Giang và 02 cơ sở tại số 185, đường Lê Lợi, phường Hoàng Văn Thụ và Khu Đồi Chè, phường Dĩnh Kế, thành phố Bắc Giang. Trung tâm  Kiểm soát bệnh tật Bắc Giang hoạt động từ ngày 01/01/2017. Trung tâm có Giám đốc và 6  Phó Giám đốc; 18 khoa, phòng chuyên môn, với 178 cán bộ/194 biên chế được giao. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật có chức năng xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng, phòng chống bệnh xã hội, phòng chống HIV/AIDS, truyền thông giáo dục sức khoẻ trên địa bàn tỉnh, tổ chức dịch vụ công về y tế theo quy định của pháp luật.
          Đơn vị tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như: Chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc triển khai thực hiện tốt công tác kiểm soát bệnh tật trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, ngành, người dân về công tác phòng bệnh, bảo đảm sức khỏe. Tăng cường công tác giám sát tại cộng đồng và các cơ sở y tế, phát hiện sớm ca bệnh, khoanh vùng xử lý kịp thời không để dịch lây lan, bùng phát trên diện rộng, điều trị kịp thời và hạn chế tử vong ở mức thấp nhất. Bên cạnh đó, các công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe nghề nghiệp,  sức khỏe cộng đồng, phòng chống bệnh phong, sốt rét, ký sinh trùng, HIV/AIDS…cũng cần được chú trọng đẩy mạnh.
          Triển khai công tác xét nghiệm theo chỉ định của các khoa chuyên môn đáp ứng kịp thời yêu cầu phòng chống dịch, phòng chống HIV/AIDS, giám sát chất lượng nước, quan trắc môi trường, kiểm nghiệm chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm và khám sức khỏe phục vụ nhu cầu của người dân trên địa bàn. Hiện khoa Xét nghiệm của đơn vị có một đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ chuyên môn cao, máy móc, trang thiết bị hiện đại bậc nhất trong khối Y tế dự phòng. Nhiều kỹ thuật mới, kỹ thuật cao trong lĩnh vực xét nghiệm đã được triển khai thực hiện thành công tại Trung tâm, bảo đảm chất lượng phục vụ tốt cho công tác phòng chống dịch, xét nghiệm thực phẩm, xét nghiệm môi trường (đất, nước, không khí), và các nhiệm vụ khác như: Kỹ thuật định danh vi khuẩn; kỹ thuật quang phổ hấp thụ nguyên tử; kỹ thuật sắc ký lỏng cao áp; kỹ thuật sắc ký khí khối phổ; kỹ thuật sinh học phân tử (PCR) chẩn đoán bệnh lao, tay chân miệng, sốt xuất huyết, viêm não và một số vi rút gây bệnh mới… Hiện nay trung tâm đã được công nhận đạt chuẩn ISO 17025 đối với 40 kỹ thuật xét nghiệm thực phẩm; đạt chuẩn quốc gia đối với 97 kỹ thuật xét nghiệm vi sinh và hóa lý. 03 phòng xét nghiệm vi sinh được công nhận đạt an toàn sinh học cấp II. Phát triển mới được 01 la bô xét nghiệm côn trùng, ký sinh trùng và khu nuôi động vật thí nghiệm để phục vụ mở rộng và nâng cao chất lượng các kỹ thuật xét nghiệm tại Trung tâm

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh được thành lập theo Quyết định số 721/QĐ – UBND ngày 12/12/2016 của UBND tỉnh Bắc Giang với Quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Chức năng

         Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang có chức năng tham mưu cho Giám đốc Sở Y tế Bắc Giang và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật về kiểm soát, phòng chống bệnh tật trên địa bàn tỉnh; Tổ chức thực hiện các dịch vụ công về y tế theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên, môn, kỹ thuật về kiểm soát, phòng chống bệnh tật trên địa bàn tỉnh dựa trên cơ sở định hướng, chính sách, chiến lược, kế hoạch của Bộ Y tế và  tình hình thực tế của tỉnh trình Sở Y tế phê duyệt. Các nhiệm vụ cụ thể bao gồm:
– Y tế dự phòng: Giám sát, phòng chống dịch, bệnh truyền nhiễm, bao gồm cả bệnh Sốt rét và các bệnh do ký sinh trùng, côn trùng truyền bệnh, bệnh không lây nhiễm; sức khỏe môi trường, sức khỏe lao động, sức khỏe trường học; chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt; xét nghiệm an toàn thực phẩm; vệ sinh phòng bệnh; quản lý, sử dụng vắc xin và sinh phẩm y tế; an toàn sinh học; phòng chống tai nạn thương tích; các hoạt động nâng cao sức khỏe, phòng chống các yếu tố nguy cơ có hại tác động lên sức khỏe; khám sàng lọc phát hiện bệnh sớm và quản lý, điều trị ngoại trú, dự phòng các bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm.
– Phòng chống HIV/AIDS: Can thiệp giảm tác hại, phòng chống lây nhiễm, tư vấn, xét nghiệm và giám sát HIV/AIDS; điều trị nhiễm HIV/AIDS, nghiện chất; điều phối và cung ứng thuốc kháng HIV, thuốc điều trị thay thế nghiện chất, các trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm, hóa chất phục vụ công tác phòng, chống HIV/AIDS; dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; dự phòng lây nhiễm HIV trong các dịch vụ y tế; phòng chống đồng lây nhiễm Lao và HIV; an toàn truyền máu liên quan đến HIV/AIDS. Là đơn vị thường trực của Ban Chỉ đạo phòng chống HIV/AIDS và Quỹ hỗ trợ người nhiễm HIV tỉnh.
– Chăm sóc sức khỏe sinh sản: Chăm sóc sức khỏe phụ nữ, sức khỏe bà mẹ; sức khỏe trẻ em; sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên; sức khỏe sinh sản nam giới và người cao tuổi; dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; phá thai an toàn; phòng, chống nhiễm khuẩn và ung thư đường sinh sản; phòng chống các yếu tố nguy cơ có hại về sức khỏe sinh sản; dự phòng, điều trị vô sinh.
– Truyền thông giáo dục sức khỏe: Xây dựng, quản lý và chỉ đạo các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của lạng lưới truyền thông giáo dục sức khỏe. Sản xuất, in ấn, nhân bản các tài liệu về truyền thông giáo dục sức khỏe đúng quy định của pháp luật. Tổ chức thực hiện tuyên truyền giáo dục sức khỏe đúng chủ trương, chính sách, pháp luật về chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng chống các yếu tố nguy cơ, các bệnh truyền nhiễm và không lây nhiễm; triển khai công tác tuyên truyền khác khi được cơ quan có thẩm quyền giao.
– Phòng chống các bệnh về mắt: Phòng, chống mù lòa và các bệnh về mắt tại cộng đồng; phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng mạng lưới phòng, chống, quản lý, kiểm soát mù lòa và các bệnh mắt trên địa bàn; tổ chức khám phát hiện và điều trị ngoại trú cho bệnh nhân mù lòa và mắc các bệnh về mắt; kiểm soát, dự phòng các yếu tố nguy cơ mù lòa và mắc các bệnh về mắt.
– Phòng chống các bệnh da liễu: Phòng, chống các bệnh da liễu, bệnh lây truyền qua đường tình dục và bệnh Phong tại cộng đồng; phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng mạng lưới phòng, chống và quản lý kiểm soát các bệnh da liễu, bệnh lây truyền qua đường tình dục và bệnh Phong trên địa bàn; tổ chức khám phát hiện và điều trị ngoại trú cho bệnh nhân mắc các bệnh da liễu, bệnh lây truyền qua đường tình dục, bệnh phong; kiểm soát, dự phòng các yếu tố nguy cơ mắc các bệnh da liễu, bệnh lây truyền qua đường tình dục, bệnh phong.
Các nhiệm vụ cụ thể trên được gọi chung là: Kiểm soát, phòng chống bệnh tật. 
2. Chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát chuyên môn, kỹ thuật về hoạt động kiểm soát, phòng chống bệnh tật đối với các Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố, Trạm y tế xã, phường, thị trấn trên địa bàn, cơ sở y tế của các đơn vị, doanh nghiệp công lập và tư nhân trên địa bàn.
3. Triển khai thực hiện và phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe nói chung, phòng chống các nguy cơ bệnh tật nói riêng.
3. Xây dựng kế hoạch, tổ chức đào tạo liên tục chuyên môn, kỹ thuật cho công chức, viên chức, người lao động của Trung tâm; tham gia đào tạo, đào tạo liên tục về chuyên môn, kỹ thuật thuộc lĩnh vực kiểm soát, phòng chống bệnh tật theo kế hoạch của tỉnh, của Trung ương trên địa bàn; là cơ sở thực hành của các cơ sở đào tạo nhân lực y tế trên địa bàn và của Trung ương về lĩnh vực kiểm soát, phòng chống bệnh tật.
5. Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật thuộc lĩnh vực kiểm soát, phòng chống bệnh tật.
6. Đề xuất, quản lý và tổ chức thực hiện các đề án, dự án, chương trình mục tiêu y tế và hợp tác quốc tế về kiểm soát, phòng chống bệnh tật và truyền thông giáo dục sức khỏe trên địa bàn khi được cấp có thẩm quyền giao, phê duyệt.
7. Tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ y tế về kiểm soát, phòng chống bệnh tật, can thiệp phòng chống các yếu tố nguy cơ có hại cho sức khỏe và các dịch vụ khác theo quy định của luật pháp.
8. Tổ chức thực hiện công tác điều tra, kiểm tra, theo dõi, đánh giá các hoạt động thuộc lĩnh vực kiểm soát, phòng chống bệnh tật trên địa bàn.
9. Thực hiện quản lý cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và quản lý tài chính, tài sản của đơn vị theo quy định của pháp luật.
10. Thực hiện các chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật.
11. Thực hiện ký hợp đồng với cơ quan BHXH để tổ chức khám chữa bệnh BHYT tại Đơn vị khi đủ điều kiện và theo quy định của Pháp luật.
12. Làm đầu mối phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong và ngoài ngành để triển khai các nhiệm vụ về kiểm soát, phòng chống bệnh tật trên địa bàn tỉnh;
13. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạnkhác do Bộ Y tế, UBND tỉnh và Sở Y tế giao.
Khi có hướng dẫn cụ thể của Bộ Y tế sẽ có bổ sung, điều chỉnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

 

Chưa có lời bình nào. Hãy là người đầu tiên.