Thuốc chống trầm cảm loại nào tốt và an toàn nhất?

Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (Food and Drugs Admistradition/ FDA) đã chấp thuận cho hơn 20 loại thuốc chống trầm cảm được chỉ định kê đơn cho những đối tượng đang mắc phải chứng bệnh này. Vậy cụ thể thuốc chống trầm cảm loại nào tốt và an toàn nhất?

Thuốc chống trầm cảm
Thuốc chống trầm cảm loại nào tốt và an toàn nhất?

Thuốc chống trầm cảm loại nào tốt và an toàn nhất?

Theo ý kiến của đa số các chuyên gia thì các loại thuốc chống trầm cảm hiện nay sẽ có cơ chế tác dụng khác nhau, tuy nhiên hiệu quả mà chúng mang lại tương đối giống nhau. Sự tương đồng này thường sẽ được nhấn mạnh và chú trọng trong các hướng dẫn thực hành lâm sàng, nói một cách đơn giản đó chính là cho phép giới hạn việc lựa chọn các loại thuốc đắt tiền.

Vấn đề thuốc chống trầm cảm nào tốt và an toàn nhất còn phải phụ thuộc nhiều vào quá trình sử dụng thuốc của từng người bệnh. Trong thực tế, việc lựa chọn loại thuốc chống trầm cảm nhóm nào còn phải tùy thuộc vào nhiều yếu tố như triệu chứng của người bệnh, mức độ nguy hiểm của bệnh, khả năng đáp ứng thuốc, nguy cơ xảy ra tác dụng phụ, người bệnh có kèm theo các bệnh lý nào khác không?

ads chuyên gia tâm lý bùi thị hải yến tư vấn ngay

1. Thuốc chống trầm cảm thế hệ cũ

1.1 Nhóm thuốc ức chế MAOI

Nhóm thuốc ức chế MAO – Monoamin Oxidase Inhibitors (Enzin Monoamin Oxidase đã được nghiên cứu dưa vào sử dụng từ những năm 1950. Các loại thuốc nhóm này sẽ có trách nhiệm quan trọng đối với sự phân hủy của những chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ (Noradrenaline). Một số loại thuốc chống trầm cảm thuộc nhóm này như thuốc phenelzine (Nardil), thuốc tranylcypromine (Parnate), thuốc isocarboxazid, thuốc selegiline (Emsam).

Cơ chế hoạt động của nhóm thuốc này đó chính là ngăn chặn và hạn chế sự phân hủy của norepinephrine, dopamine và serotonin. Tuy nhiên, hiện nay nhóm thuốc này đã không còn được sử dụng rộng rãi bởi chúng có nhiều khả năng gây tương tác thuốc cũng như làm xuất hiện nhiều các tác dụng phụ với mức độ nghiêm trọng. Đặc biệt, những loại thuốc nhóm này khá khó dùng nên bệnh nhân cần phải thực hiện đúng theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân.

1.2 Thuốc chống trầm cảm 3 vòng 

Thuốc chống trầm cảm được đưa vào sử dụng từ khoảng năm 1960 và được đánh giá rất cao về hiệu quả. Hiện nay, đối với một số trường hợp cần thiết, người bệnh không thể đáp ứng tốt với những loại thuốc chống trầm cảm thế hệ mới thì bác sĩ vẫn sẽ cân nhắc để người bệnh sử dụng các loại thuốc nhóm 3 vòng. Khi sử dụng loại thuốc này sẽ giúp cho tâm lý của người bệnh được cân bằng hơn, từ đó các triệu chứng trầm cảm dần được cải thiện.

Thuốc Nortriptyline, thuốc protriptyline, thuốc doxepin,  thuốc amitriptyline, thuốc amoxapin, thuốc imipramine (Tofranil),…là một số loại thuốc cơ bản của nhóm thuốc chống trầm cảm ba vòng hiện đang được áp dụng hiện nay. Nhóm thuốc này có thể áp dụng cho hầu hết các đối tượng bệnh trầm cảm, tuy nhiên tùy vào thể trạng và sức khỏe của mỗi người mà thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như nhịp tim rối loạn, táo bón, co giật, khô miệng,…

1.3 Thuốc đối kháng thụ thể 5-HT2

Thuốc đối kháng thụ thể 5-HT2 được phát minh và sử dụng khá phổ biến trong khoảng năm 1990. Thuốc đối kháng thụ thể 5-HT2 sẽ bao gồm Nefazodone và trazodone (Oleptro). Nhóm thuốc này cũng có từ khá lâu và được hoạt động theo cơ thể giúp cho các hóa chất trong não bộ được thay đổi và cân bằng tốt hơn.

Đây là loại thuốc kê đơn nên cần phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa mới được phép sử dụng. Đồng thời, trong quá trình sử dụng người bệnh trầm cảm cũng có khả năng gặp phải các dấu hiệu như chóng mặt, buồn ngủ, khô miệng.

2. Thuốc chống trầm cảm thế hệ mới

2.1 Chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI)

Chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) là nhóm thuốc chống trầm cảm thế hệ mới hiệu quả và an toàn nhất hiện nay. Đây là loại thuốc hiện đang được các bác sĩ sử dụng nhiều nhất đối với những trường hợp trầm cảm giai đoạn nặng. Chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) sẽ hỗ trợ cân bằng hàm lượng  serotonin có trong não, giúp cho người bệnh dần được ổn định tinh thần và cải thiện tốt các triệu chứng của bệnh.

Tuy nhiên, khi sử dụng nhóm thuốc này người bệnh cũng có khả năng gặp phải những tác dụng phụ như hồi hộp, khó ngủ, run toàn thân, giảm ham muốn, rối loạn chức năng tình dục.  Những loại thuốc chống trầm cảm thuộc nhóm SSRI được ưu tiên sử dụng nhiều nhất hiện nay như:

  • Thuốc escitalopram (Lexapro): Thường được chỉ định sử dụng trong các trường hợp bệnh trầm cảm và lo âu. Tác dụng chính của loại thuốc này là giảm căng thẳng, lo lắng và gia tăng cảm giác hạnh phúc, vui vẻ cho người bệnh.
  • Thuốc fluvoxamine (Luvox): Loại thuốc chống trầm cảm thế hệ mới này có tác dụng cân bằng của serotonin trong não và được sử dụng rất nhiều trong các trường hợp rối loạn ám ảnh cưỡng chế, phiền muộn, trầm cảm, rối loạn ăn uống vô độ,…
  • Thuốc paroxetine (Paxil): Loại thuốc chống trầm cảm này được đánh giá khá cao về mức độ hiệu quả và an toàn trong quá trình cải thiện các bệnh lý như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế,….
  • Một số loại thuốc khác: Pexeva và Britorelle), Thuốc sertraline (Zoloft), Thuốc citalopram (Celexa), Thuốc fluoxetine (Prozac và Sarafem),…

2.2 Thuốc ức chế tái hấp thu trên serotonin và norepinephrine (SNRI)

Loại thuốc này có tác dụng hỗ trợ làm thuyên giảm các triệu chứng của căn bệnh trầm cảm, hỗ trợ người bệnh hồi phục sức khỏe và cải thiện tinh thần tốt hơn. Các loại thuốc chống trầm cảm mới này thường được chỉ định cho các bệnh nhân mắc chứng trầm cảm, ngoài ra, với loại thuốc Cymbalta còn có công dụng hỗ trợ giảm đau cực hiệu quả.

Vì thế các bác sĩ tâm lý thường sẽ chỉ định cho những bệnh nhân bị trầm cảm nhưng có kèm theo các triệu chứng đau đớn sử dụng loại thuốc này. Tuy nhiên, khi sử dụng nhóm thuốc này sẽ có nguy cơ khiến cho bệnh nhân gặp phải các tác dụng phụ như buồn ngủ, khô miệng, cơ thể mệt mỏi, táo bón,..Những loại thuốc thuộc nhóm này thường được sử dụng như:

  • Thuốc duloxetine (Cymbalta): Đây là một trong các loại thuốc chống trầm cảm mới được chỉ định sử dụng rất nhiều cho các trường hợp bị lo âu, trầm cảm. Bên cạnh đó, thuốc còn có thể áp dụng nhằm mục đích giảm đau cho người bệnh ung thư, giảm đau dây thần kinh đối với người bệnh tiểu đường.
  • Thuốc desvenlafaxine (Pristiq và Khedezla): Loại thuốc này chỉ có ở dạng viên nén giải phóng và được sử dụng nhiều trong các trường hợp bị trầm cảm nặng. Giúp giảm bớt các cảm giác buồn chán, mất hứng thú, suy nghĩ tiêu cực, ngăn ngừa tình trạng tự sát.
  • Thuốc venlafaxine (Effexor XR): Thuốc chống trầm cảm nhóm SNRI này có khả năng giảm bớt các lo lắng, sợ hãi, suy nghĩ bi quan và cải thiện tâm trạng, gia tăng năng lượng cho người bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu, hoảng sợ quá mức.
  • Thuốc levomilnacipran (Fetzima): Cơ chế hoạt động của loại thuốc này đó là khôi phục sự cân bằng của một số chất tự nhiên có trong não, điển hình như serotonin và norepinephrine. Nhờ đó người bệnh được cải thiện tâm trạng, giấc ngủ, giảm bớt phiền muộn, lo âu, tiêu cực.

Một số lưu ý khi dùng thuốc chống trầm cảm

Hầu hết các loại thuốc chống trầm cảm chỉ được sử dụng khi có chỉ định cụ thể của bác sĩ chuyên khoa. Cũng bởi các loại thuốc này đều có khả năng gây ra những tác dụng phụ không mong muốn đối với người bệnh. Vì thế bệnh nhân cũng cần lưu ý một số vấn đề sau để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị:

lưu ý khi dùng thuốc chống trầm cảm
Hầu hết các loại thuốc chống trầm cảm chỉ được sử dụng khi có chỉ định cụ thể của bác sĩ chuyên khoa.
  • Đa phần các loại thuốc chống trầm cảm đều sẽ có một số tác dụng phụ như khó ngủ, mệt mỏi, giảm ham muốn, buồn nôn, chóng mặt, dễ kích động,…Vì thế người bệnh cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn và các chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
  • Nếu trong quá trình điều trị xuất hiện các triệu chứng bất thường, bệnh nhân cần báo ngay với bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ ngăn chặn kịp thời.
  • Đặc biệt đối với những tình trạng trầm cảm ở trẻ em, tuổi dậy thì cần phải hết sức cẩn trọng khi áp dụng phương pháp điều trị bằng thuốc, để hạn chế tối đa những ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.
  • Nếu trong thời gian sử dụng thuốc liên tục trong vòng 3 tháng mà các triệu chứng của bệnh không được thuyên giảm thì cần bảo ngay với bác sĩ để được thăm khám và kê đơn thuốc mới phù hợp hơn.
  • Để quá trình điều trị mang lại kết quả tốt nhất, người bệnh cần chia sẻ cụ thể về tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh lý và những loại thuốc đang sử dụng để các bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp hơn.
  • Bệnh nhân không được tự ý tăng giảm liều dùng khi chưa có chỉ định cụ thể của bác sĩ.

Bên cạnh việc điều trị bằng các loại thuốc chống trầm cảm thì người bệnh cũng có thể sử dụng giải pháp tâm lý trị liệu không dùng thuốc sẽ an toàn và hiệu quả hơn. Tuy nhiên kết quả của quá trình điều trị còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố nên tốt nhất hãy làm theo chỉ định từ bác sĩ.

ads chuyên gia tâm lý cao kim thắm

Tâm lý trị liệu – Giải pháp thời đại mới chữa trầm cảm KHÔNG DÙNG THUỐC

Tâm lý trị liệu là hệ thống các phương pháp, kỹ thuật bằng ngôn ngữ để tác động đến vùng sâu trong tâm trí con người, nơi mà khúc mắc tâm lý hay những tổn thương trong quá khứ khiến cho sức khỏe tinh thần của con người trở nên bất ổn hơn mỗi ngày và dần dần trở thành tâm bệnh.

Phương pháp này hiện đang được nhiều quốc gia tiên tiến ứng dụng để giải quyết triệt để các chứng trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc, mất ngủ – khó ngủ kinh niên… như Anh, Mỹ, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, nơi mà tự sát do trầm cảm đang là vấn đề báo động của xã hội.

phương pháp tâm lý trị liệu độc quyền tại NHC việt nam
Phương pháp tâm lý trị liệu độc quyền tại NHC Việt Nam.

Ưu điểm lớn nhất của phương pháp trị liệu tâm lý là Không sử dụng thuốc, không can thiệp đến cơ thể, không tác dụng phụ và không gây ra biến chứng sau này. Bởi vậy, phương pháp trị liệu tâm lý đang được nhiều khách hàng lựa chọn điều trị, đặc biệt là phụ nữ mang thai, người cho con bú, trẻ vị thành niên, người cao tuổi, người đang điều trị các bệnh mãn tính khác bằng thuốc.

Phương pháp trị liệu tâm lý ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là hình thức ngôn ngữ, trò chuyện riêng tư giữa chuyên gia tâm lý trị liệu và người bệnh. Từ đó tìm ra nguyên nhân gốc rễ vấn đề gây ra tình trạng hiện tại của khách hàng, giúp khách hàng nhìn nhận rõ vấn đề và dũng cảm đối mặt, gỡ dần, cởi bỏ dần những tư duy, suy nghĩ, hành vi, cảm xúc tiêu cực và thay vào đó là những hệ tư duy tích cực hơn, phù hợp với hoàn cảnh cuộc sống của khách hàng.

Trước khi người bệnh bước vào trị liệu, các chuyên gia tâm lý sẽ tham vấn và đưa ra liệu trình phù hợp với tình trạng của từng cá nhân. Hiện nay, Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam đang tham vấn trực tiếp trong giờ hành chính tại cơ sở Hà Nội và Hồ Chí Minh.

Để đặt lịch hẹn tham vấn cùng chuyên gia tâm lý được đào tạo bài bản từ các Hiệp hội: NLP Hoa Kỳ, Hypnotherapy Hoa Kỳ, Time Line Therapy, quý khách liên hệ qua hotline 096 589 8008 để được hỗ trợ nhanh nhất hoặc đặt lịch hẹn tại đây.

Trung tâm NHC Việt Nam hiện đang là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực trị liệu tâm lý để chăm sóc sức khỏe tâm trí cho người Việt một cách khoa học, bài bản, chuyên nghiệp, tận tâm tại Việt Nam. Rất nhiều khách hàng trước đó phải sống chung với thuốc, bệnh trầm cảm, mất ngủ nhiều năm đã được chữa lành và sống an yên, hạnh phúc.

top 20 thương hiệu nổi tiếng 2020
Chuyên gia tâm lý, Master Coach Bùi Thị Hải Yến, Giám đốc Trung tâm NHC Việt Nam nhận giải thưởng “Top 20 thương hiệu nổi tiếng Việt Nam năm 2020″.

Với những nỗ lực và hiệu quả trong việc chăm sóc sức khỏe tâm trí, Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam đã vinh dự được nhận giải thưởng “Top 20 thương hiệu nổi tiếng Việt Nam năm 2020″.

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

TRUNG TÂM TÂM LÝ TRỊ LIỆU NHC VIỆT NAM

Đơn vị hàng đầu về trị liệu tâm trí chữa lành tâm bệnh tại Việt Nam
Uy tín – Tận tâm – Trách nhiệm – Chuyên nghiệp

  • Cơ sở 1: Số 11 ngõ 83 Trần Duy Hưng, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Cơ sở 2: Số 37 Thâm Tâm, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Cơ sở 3: Số 18 Phan Chu Trinh, Phường 13, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
  • Cơ sở 4: Số 107 Hoàng Hoa Thám, Phường 6, quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
  • Hotline: 096 589 8008
  • Website: tamlytrilieunhc.com
  • Email: tamlytrilieunhc@gmail.com

Bình luận (43)

  1. Đặng Ngọc Hà says: Trả lời

    Với các bà mẹ chị em đang mang bầu thì sao có thể uống mấy loại thuốc này được nhỉ

    1. Trương Bích Huệ says: Trả lời

      Nếu thế thì nên hướng sang phương pháp tâm lý trị liệu bạn ạ, giống như ở trung tâm này họ trị liệu có cần đến thuốc đâu

    2. Minh Dương says: Trả lời

      vẫn còn phương pháp không dùng thuốc là tâm lý trị liệu mà bạn

  2. Quách Yến Như says: Trả lời

    Bị nhẹ và phát hiện sớm thì uống thuốc còn có thể ổn định được chứ để lâu ngày dùng mãi chả khỏi gì cả, như em gái tôi bị rối loạn lo âu đến hơn năm nay dùng thuốc chỉ đỡ thôi không khỏi, cứ thôi thuốc lại bị lại mà thậm chị còn nặng hơn, nên cứ phải phụ thuộc vào thuốc, cũng may tìm được trung tâm nhc không thì không biết dùng thuốc đến bao giờ nữa

    1. Tran Tien says: Trả lời

      đúng luôn ấy. tôi đây cứ cố chấp uống thuốc 3 năm rồi, ko nghỉ ngày nào nhưng không khỏi được, phụ thuộc vào thuốc nhiều lắm. sau quyết tâm đi trị liệu tâm lý thì mới khỏi hẳn được. trị liệu xong còn đi làm kiếm tiền được, chứ uống thuốc người mệt mỏi, cứ ở nhà ăn bám khổ lắm

  3. Nguyễn Huỳnh Ngọc Trân says: Trả lời

    Về mấy chứng bệnh tâm lý nên trị liệu tận gốc tận rễ thì mới mong khỏi được chứ trị liệu phần bên trên thì gốc rễ vẫn mọc lại thôi

  4. Nguyễn Tường Vy says: Trả lời

    Trước tôi bị mất ngủ, không phải mắc chứng này nhưng uống bao nhiêu thuốc tây mà mãi chả khỏi, cứ có thuốc mới ngủ được hết thuốc là y rằng thức cả đêm, sáng hôm sau bơ phờ mệt lắm, mà uống lâu nên dần sợ thuốc nhưng vẫn phải phụ thuộc vào nó

    1. Mai Ngọc Huyền says: Trả lời

      Thế giờ chị khỏi chưa chị

      1. Nguyễn Tường Vy says: Trả lời

        Giờ tôi ngủ được rồi, mất bao năm mới trị liệu khỏi được mất ngủ này đấy

        1. Mai Ngọc Huyền says: Trả lời

          Chị trị liệu ở đâu đấy, em cũng bị mất ngủ mấy tháng nay chả ngủ được, cứ chằn chọc mãi không chợp mắt được

        2. Nguyễn Tường Vy says: Trả lời

          Bạn liên hệ tới trung tâm nhc đi, họp sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này, tôi cũng trị liệu ở đây và giờ ngủ ngon lắm

        3. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

          Chào bạn, nếu bạn cần trung tâm giúp đỡ, bạn có thể để lại số điện thoại để trung tâm chủ động liên lạc với bạn hoặc bạn cũng có thể gọi điện vào hotline của trung tâm 096 589 8008 Hoặc (024) 2216 8008 để được tư vấn bạn nhé

  5. Nguyễn Tú says: Trả lời

    Thường thì người ta bị rối loạn lo âu ít khi phát hiện ra sớm lắm, toàn để lúc nặng mới đi khám xong để tiết kiệm thời gian thì thường hướng đến thuốc mà khi nặng rồi uống thuốc thì chả bao giờ khỏi được đâu, chỉ đỡ nhưng phải phụ thuộc vào thuốc thôi

    1. Bạch Mai Nhã says: Trả lời

      Đọc mấy loại thuốc liên quan đến não bộ của mình là cảm thấy sợ lắm, uống vào cứ thấy mình oải oải, hay quên nữa

  6. Bùi Nhật Hào says: Trả lời

    Trung tâm có tham vấn thứ 7 chủ nhật không nhỉ?

    1. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, trung tâm có trị liệu cả thứ 7 và chủ nhật, nhưng sẽ mất thêm phí ngoài giờ, để biết thêm chi tiết, bạn có thể để lại số điện thoại để trung tâm liên lạc với bạn hoặc bạn có thể gọi vào hotline của trung tâm 096 589 8008 Hoặc (024) 2216 8008 để được tư vấn và đặt lịch hẹn nhé

  7. Đỗ Thị Quyên says: Trả lời

    so với phương pháp tâm lý trị liệu cái nào hơn nhỉ

    1. Nguyễn Gia Long says: Trả lời

      Theo mình cứ không dùng thuốc là ưu tiên hơn bạn ạ

    2. Nguyễn Đức Vinh says: Trả lời

      tâm lý trị liệu nhé, đây hiệu quả lên cả báo này https://www.trangtinyduoc.com/chua-tram-cam-tai-trung-tam-tam-ly-tri-lieu-nhc-viet-nam-3335.html Thuốc thì người này khỏi người kia không, nói chung tùy người bạn ạ

    3. Đàm Thanh Hằng says: Trả lời

      Cứ ưu tiên tâm lý trị liệu thôi bạn, như trung tâm này cam kết hiệu quả và có thể dứt điểm này bạn

    4. Lương Thị Vân says: Trả lời

      Mình đã sử dụng cả 2 và rút ra được kết luận là tâm lý trị liệu nhỉnh hơn thuốc về độ hiệu quả nhé

  8. Lương Hồng Bích says: Trả lời

    trước đây tôi đã bị trầm cảm nhưng uống thuốc đã khỏi nhưng thời gian gần đây, chính xác từ lúc dịch bệnh xảy ra, vấn đề của tôi lại quay trở lại, lại lo âu, suy nghĩ. Trung tâm tư vấn cho tôi với

    1. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, để trao đổi cụ thể hơn, bạn có thể để lại số điện thoại để trung tâm chủ động liên lạc với bạn hoặc bạn cũng có thể gọi điện vào hotline của trung tâm 096 589 8008 Hoặc (024) 2216 8008 sẽ có chuyên gia hỗ trợ bạn nhé

  9. Đỗ Thành Lân says: Trả lời

    có phải trầm cảm ai cũng sẽ mắc phải không ạ

    1. Lã Như Lâm says: Trả lời

      Không phải đâu, bạn viết thiếu 2 từ có thể nhé, ai cũng “có thể” mắc

    2. Nguyễn Minh Sang says: Trả lời

      không phải ai cũng mắc nhưng nói chung nó có thể xảy ra với bất kỳ ai và mọi lúc bạn ạ

    3. Ngô Xuân Diễm says: Trả lời

      Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bạn nhé

  10. Huy Vinh says: Trả lời

    Tôi bị mất ngủ , nhiều đêm nằm trằn trọc suy nghĩ về cuộc sống , gia đình… rất là mệt mỏi, rất mong chuyên gia tư vấn cho tôi

    1. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, vấn đề bạn gặp phải cũng là vấn đề của bao trường hợp mà Trung tâm đã nhận hỗ trợ, có thể bạn cần tâm lý trị liệu can thiệp để có thể vượt qua những suy nghĩ tiêu cực này, để hỗ trợ bạn được tốt nhất bạn có thể liên hệ qua số Hotline Trung tâm 096 589 8008 bạn nhé.

  11. Phạm Minh tuấn says: Trả lời

    mâu thuẫn suy nghĩ trong chính bản thân như kiểu có nhân cách khác nói chuyện ý thì là bị trầm cảm hả

    1. Vũ Lan My says: Trả lời

      không biết nữa nhưng nghe như là bị rối loạn đa nhân cách ý

      1. Phạm Minh tuấn says: Trả lời

        lúc đầu mình cũng nghĩ thế nhưng mình thấy trầm cảm giống rõ rệt hơn

    2. Dương Yến Phương says: Trả lời

      đi khám đi

      1. Phạm Minh tuấn says: Trả lời

        mình đang tìm, thấy trung tâm này có vẻ ok

  12. Hoàng Long says: Trả lời

    cảm xúc rối bời, không biết phải làm thế nào để giữ cho tâm hồn bình yên, gia đình thì hay cãi nhau rồi mất việc khiến tôi chán nản quá

    1. Dương Yến Phương says: Trả lời

      bật dậy những lúc vấp ngã, tiêu cực chỉ thu hút thêm tiêu cực mà thôi

    2. Linh Health says: Trả lời

      tràn ngập cảm xúc không tốt, nên loại bỏ, bạn thử thiền xem nào

  13. Bùi Hường says: Trả lời

    hình như ko nên uống thuốc

  14. Võ Hằng says: Trả lời

    mình cứ thấy thuốc là ngại rồi, cảm giác dễ bị phụ thuộc ý

  15. Kiều Diễm says: Trả lời

    Mình từng đọc trên trang có 1 trung tâm trị liệu trầm cảm không dùng tới thuốc mà quên mất tên

    1. Thảo Ly says: Trả lời

      bạn tìm được rồi còn comment hỏi :)))

  16. Thuỳ Dung says: Trả lời

    Có cách nào để không phải uống thuốc k ạ?

    1. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, Để hỗ trợ tâm lý không dùng thuốc bạn có thể quan tâm tới phương pháp tâm lý trị liệu, ngoài việc chữa lành phương này còn giúp cài đặt tư duy tích cực, nâng cấp tư duy lên cao hơn, để hỗ trợ bạn được tốt nhất bạn có thể liên hệ qua số Hotline Trung tâm 096 589 8008 bạn nhé.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *