Thứ 6,29/03/2024,

Thống kê Thống kê

Đang truy cập: 7,263
Tổng số trong ngày: 7,417
Tổng số trong tuần: 62,100
Tổng số trong tháng: 333,238
Tổng số trong năm: 1,088,308
Tổng số truy cập: 38,568,938
|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Cam sành Bố Hạ nổi tiếng một thời, năm 1980 sau khi học xong cấp 3, chị Bùi Thị Thanh được gọi đi học 01 năm tại Trường Cán bộ Y tế Hà Bắc. Ra trường về địa phương xây dựng gia đình với chàng trai cùng xóm. Cuộc đời có lẽ cứ thế lặng lẽ trôi, nếu không có hệ thống ngành dân số được thành lập. Năm 1993 chị được giao nhiệm vụ làm cộng tác viên dân số của thôn Giữa hay còn gọi là làng Bo Giầu nổi tiếng của xã Nghĩa Hưng, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang hiện nay.
         Thấm thoắt đã 20 năm kể từ ngày ấy, chị Thanh đã gắn bó với ngành dân số như một cơ duyên tiền định. Lớp cộng tác viên từ thưở ban đầu như chị trong xã, trong huyện giờ cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nhiều lớp người trong thôn đã được sinh ra, từng bước trưởng thành. Thôn Giữa quê chị không phải là thôn đông dân, chỉ có 113 hộ và gần 400 nhân khẩu, nhưng với nếp sống còn đậm đà chất vùng quê xứ Bắc, trọng tình, trọng nghĩa và trọng cả con trai. Nên tuy có chút kiến thức về ngành y nhưng chị cũng gặp không ít khó khăn trong vận động, ai ai cũng bảo đó là việc của gia đình, cớ gì mà can thiệp. Nhưng với quyết tâm phải thực hiện thật tốt nhiệm vụ được giao, chị tranh thủ sớm trưa, lúc làm đồng, lúc rảnh rỗi thư nhàn tâm sự cùng với chị em là trong độ tuổi sinh đẻ và tạo được sự đồng cảm.“Mưa dầm thấm lâu”, ban đầu thì họ cho chuyện sinh con là chuyện riêng của gia đình, không nên can thiệp, song được chị Thanh thường xuyên lui tới tuyên truyền vận động nên từ chỗ vì nể tình làng nghĩa xóm, lâu dần mọi người cũng nhận ra hơn thiệt, nhận thức đẻ ít để nuôi con khỏe, dạy con ngoan, rồi chuyển dần sang ý thức con nào cũng là con, bất kể là trai hay gái. Vợ chồng chị Nguyễn Thị Hoàn có 2 cháu gái đang học tiểu học, đã kiên quyết không sinh thêm, trong đó có công vận động rất lớn của chị Bùi Thị Thanh. Chị Hoàn nói như giãi tỏ tấm lòng về người cộng tác viên dân số của thôn mình:
* Ảnh: Chị Bùi Thị Thanh-Cộng tác viên dân số thôn Giữa, xã Nghĩa Hưng, Lạng Giang
  * Ảnh: Chị Bùi Thị Thanh-Cộng tác viên dân số thôn Giữa, xã Nghĩa Hưng, Lạng Giang .

- Em năm nay mới 30 tuổi, lập gia đình khá sớm nên đã có 2 cháu gái đứa học lớp 5 đứa lớp 2 chăm ngoan học giỏi. Chồng có ý định sinh thêm để lấy con trai. Nhưng gần nhà, chị Thanh thường tranh thủ sớm tối, lúc làm đồng sang tâm sự với em về nỗi vất vả khi sinh con, về không thiếu hoàn cảnh trong xóm nhiều gia đình chỉ toàn con gái, mà vẫn thành đạt trong cuộc sống và chu tất với cha mẹ. Trong khi ở làng này không thiếu những gia đình nhiều con trai, nhưng giáo dục kém không ít đứa ra tù vào tội, tệ nạn xã hội, rượu chè có nuôi được bố mẹ đâu. Nghe ra, chồng em đã từ bỏ ý định sinh thêm con để có con trai rồi.
Với gia đình, chồng chị đi làm thợ nề trong vùng, các con khôn lớn trưởng thành, có cháu đã xây dựng gia đình, có cháu học xong chuyên nghiệp đi làm xa. Một mình chị đảm đương gần một mẫu ruộng, chăn thả thêm bò, nuôi gia cầm. Công việc cộng tác viên dân số càng làm chị thêm bận rộn. Được chồng tạo điều kiện, các con động viên, bà con trong thôn khích lệ, tuy thù lao còn quá khiêm tốn, chị vẫn cố gắng hoàn thành tốt công việc được giao. Chị Thanh tâm sự:
- Thù lao thì chẳng đáng là bao, nhưng mình có chút kiến thức, lại được bà con tín nhiệm, nhất là được chồng con thông cảm động viên nên tôi gắn bó với nghiệp như một cơ duyên, dứt ra không được.
           Bằng sự nhiệt tình và bền bỉ của mình, phong trào dân số - KHHGĐ của quê hương không phụ lòng chị. Hầu hết các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ trong thôn đều cam kết không sinh con thứ 3, trong đó có 6 cặp vợ chồng sinh con một bề là gái. Từ năm 2003 đến nay thôn Giữa không có người sinh con thứ 3, nhiều năm liền được công nhận là “Làng văn hóa” cấp tỉnh. Ông Đồng Văn Hoàn- PCT UBND xã Nghĩa Hưng, Lạng Giang, thì nhận xét:
          - Chị Thanh là lớp cộng tác viên có mặt ngay từ buổi đầu. Chị luôn chịu khó tìm cách vượt qua những khó khăn của gia đình, của tập quán vùng quê để hoàn thành nhiệm vụ. 8 năm nay thôn Giữa không có người sinh con thứ 3, kết quả này có công đóng góp của chị Thanh để thôn đạt“Làng văn hoá” cấp tỉnh nhiều năm. 
          Không chỉ tạo dựng cho mình mái ấm hạnh phúc gia đình, chị Bùi Thị Thanh luôn nặng lòng với sự nghiệp dân số ở vùng đất Cam. Vừa qua chị đã cùng với đội tuyên truyền viên dân số của xã đại diện cho tỉnh đi tham dự Liên hoan Tuyên truyền viên dân dân số giỏi các tỉnh phía Bắc ở Yên Bái. Việc mà chị đã và đang làm thật xứng đáng với tấm Huy chương“Vì sự nghiệp phát triển phụ nữ” và Kỷ niệm chương dân số Việt Nam mà cấp trên đã khen tặng.

Chưa có lời bình nào. Hãy là người đầu tiên.