Thứ 6,29/03/2024,

Thống kê Thống kê

Đang truy cập: 9,939
Tổng số trong ngày: 10,283
Tổng số trong tuần: 64,966
Tổng số trong tháng: 336,104
Tổng số trong năm: 1,091,174
Tổng số truy cập: 38,571,804

Bệnh sán lợn: Cần được chẩn đoán sớm để điều trị kịp thời

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Sán lợn không phải là bệnh cấp tính và hoàn toàn có thể điều trị khỏi được, việc điều trị sán lợn cũng rất đơn giản theo phác đồ của Bộ Y tế. Khi nghi ngờ con có giun sán nên đưa đến các bệnh viện khám và điều trị.

        Bệnh sán lợn rất phổ biến ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ và một số tỉnh trung du. Đặc biệt, trong thời gian gần đây căn bệnh này bùng phát rất mạnh gây tâm lý hoang mang, lo sợ trong nhân dân. Tuy nhiên, đây không phải là bệnh cấp tính và hoàn toàn có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, điều trị khỏi nếu hiểu rõ hơn về các mối nguy hại tiềm ẩn xoay quanh nó và được phát hiện sớm.

       Bệnh sán lợn rất phổ biến ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ và một số tỉnh trung du

Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, hiện có ít nhất 55 tỉnh thành xuất hiện trường hợp mắc bệnh sán dây, nhiễm ấu trùng sán lợn. Tính đến 21 giờ ngày 17/03, kết quả xét nghiệm số trẻ từ Bắc Ninh đến khám tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương và Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương đã lên tới 209 trẻ dương tính với sán lợn. Hiện tại, đây vẫn chưa phải con số cuối cùng, do Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương đang quá tải số ca xét nghiệm các trường hợp thuộc diện có nguy cơ mắc bệnh.

           Nhiễm sán lợn có 2 loại, gồm: Ấu trùng sán lợn và sán trưởng thành.

          *Bệnh ấu trùng sán lợn: Đây là trường hợp người mắc bệnh ăn phải trứng sán dây lợn có trong thức ăn hoặc nuốt phải trứng sán, trứng đi vào dạ dày, nở ra ấu trùng rồi đi đến ruột non. Ấu trùng này sẽ xuyên qua thành ống tiêu hóa vào máu và di chuyển đến ký sinh tại một số cơ quan trong cơ thể như các cơ vân, não, mắt... Trường hợp này là nhiễm từ môi trường bên ngoài cơ thể nên có thể thấy ít ấu trùng ở các mô.

Ấu trùng sán theo máu đi đến các cơ, mắt hay não của người và sẽ hóa thành nang sán. Tùy thuộc vào vị trí ký sinh của nang sán mà mỗi người sẽ có những biểu hiện khác nhau. Khi nang sán làm tổ trong não, người bệnh có thể bị động kinh, liệt tay chân hoặc liệt nửa người, nói ngọng, rối loạn trí nhớ, đau đầu dữ dội. Nếu nang sán nằm trong mắt thì có thể gây tăng nhãn áp, giảm thị lực hoặc mù vĩnh viễn.

          Sán lợn không phải là bệnh cấp tính và hoàn toàn có thể điều trị khỏi được

         *Bệnh sán trưởng thành ở ruột: Trường hợp này là do ăn phải thịt lợn sống hoặc chưa qua nấu chín, có chứa các nang sán (lợn gạo). Khi đi xuống dạ dày, ấu trùng sán sẽ thoát nang và bám dính vào ruột non rồi phát triển lên thành sán dây trưởng thành. Sán dây trưởng thành sinh sôi nhanh và mọc ra các đốt mới từ cổ, tạo ra hàng ngàn đốt sán mới. Mỗi đốt có khoảng 50.000 trứng, kéo dài chiều dài của sán trưởng thành lên tới 2 - 12m và chúng có thể ký sinh trong ruột non nhiều năm. Trong trường hợp người bệnh có sán trưởng thành trong ruột, khi đốt sán già rụng có thể gây trào ngược lên dạ dày do phản ứng của nhu động ruột. Như vậy, số lượng ấu trùng sản sinh ra sẽ rất lớn, tương tự như ăn phải đốt sán mới và có thể chuyển thành thể bệnh ấu trùng sán lợn. Bệnh sán dây trưởng thành thường không có biểu hiện cụ thể nên cần chú ý nếu gặp phải những triệu chứng như cơ thể khó chịu, bứt rứt... Ngoài ra, một số trường hợp còn phát hiện thấy có trứng sán trong phân khi đi đại tiện.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang có thể thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán cận lâm sàng bệnh sán dây lợn

           Sán lợn không phải là bệnh cấp tính và hoàn toàn có thể điều trị khỏi được, việc điều trị sán lợn cũng rất đơn giản theo phác đồ của Bộ Y tế. Khi nghi ngờ con có giun sán nên đưa đến các bệnh viện khám và điều trị.

Theo phác đồ điều trị hiện nay, để tiêu diệt sán trưởng thành chỉ mất 1 ngày, tiêu diệt hết trứng sán mất 2 tuần. Do đó các trường hợp dương tính sẽ được bác sĩ tư vấn, quay lại để nhận thuốc điều trị. Nếu uống theo đúng chỉ định thì sau 15 ngày có thể sạch sán hoàn toàn.

Tuy nhiên, người bệnh cần được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời để tránh nguy cơ phát triển bệnh nặng hơn. Hiện nay, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang có thể thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán cận lâm sàng bệnh sán dây lợn.

Đối với sán trưởng thành: Xét nghiệm phân để phát hiện kháng nguyên trong phân bằng kỹ thuật ELISA; phát hiện các đốt sán, trứng sán trong phân bằng phương pháp trực tiếp.

Đối với ấu trùng sán lợn: Chuẩn đoán huyết thanh học bằng kỹ thuật ELISA phát hiện kháng thể và kháng nguyên ấu trùng sán dây lợn trong huyết thanh bệnh nhân; Xét nghiệm công thức máu: Tăng bạch cầu ái toan.

            Để chủ động phòng bệnh sán dây và ấu trùng sán lợn. Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân:

            – Thực hiện ăn chín, uống chín, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh.

          – Không sử dụng thịt lợn ốm để chế biến thực phẩm. Không ăn thịt lợn tái, chưa nấu chín, nem chua sống, (nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành), rau sống không đảm bảo vệ sinh (nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán lợn).

           – Quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Không nuôi lợn thả rông.

            – Người có sán trưởng thành trong ruột phải được điều trị, không phóng uế bừa bãi.

Khoa Truyền thông GDSK - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật