Thứ 6,29/03/2024,

Thống kê Thống kê

Đang truy cập: 7,196
Tổng số trong ngày: 6,339
Tổng số trong tuần: 61,022
Tổng số trong tháng: 332,160
Tổng số trong năm: 1,087,230
Tổng số truy cập: 38,567,860

Áp lực thi cử nặng nề dễ dẫn tới các chứng rối loạn tâm thần

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Mùa thi với áp lực học tập, thi cử, stress… là nguyên nhân có thể dẫn tới các chứng rối loạn tâm thần ở các sĩ tử, cha mẹ cần chú ý đến sức khỏe tâm thần của con, tránh đặt những áp lực quá lớn.
Mùa thi với áp lực học tập, thi cử, stress… là nguyên nhân có thể dẫn tới các chứng rối loạn tâm thần ở các sĩ tử, cha mẹ cần chú ý đến sức khỏe tâm thần của con, tránh đặt những áp lực quá lớn.
Áp lực, stress có thể dẫn đến loạn thần
 
Trong mấy ngày gần đây, Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia đã tiếp nhận một số ca bệnh đến khám các bệnh lý rối loạn tâm thần có liên quan đến áp lực thi cử.
 
Đơn cử Viện đã từng tiếp nhận một nữ học sinh K.H (lớp 9, ở Hà Nội) thường xuyên có các biểu hiện như: Bồn chồn không yên, khó ngủ, lo lắng, hay khóc… tình trạng này diễn ra liên tục khi kỳ thi đến gần nên phụ huynh đã đưa con đến khám. Bệnh nhân được xác định bệnh lý rối loạn tâm thần có liên quan đến stress do áp lực học tập căng thẳng; tuy nhiên bệnh nhân mới chỉ biểu hiện ở mức độ nhẹ nên chủ yếu được tư vấn tâm lý và điều trị ngoại trú.
 
Hay cũng có trường hợp bệnh nhân còn có biểu hiện suy nghĩ bi quan, không muốn thi, thậm chí muốn bỏ thi khiến phụ huynh hết sức lo lắng phải đưa đến khám sức khỏe tâm thần.
 
Ths.BS Lê Công Thiện, Trưởng phòng điều trị Tâm thần Nhi, Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia cho biết: “Trên thực tế, chưa có nghiên cứu đầy đủ về tỷ lệ mắc bệnh tâm thần của học sinh, sinh viên trong thời điểm trước và sau kỳ thi PTTH và Đại học. Tuy nhiên, có rất nhiều học sinh, sinh viên đã phải đi khám với các biểu hiện như: Căng thẳng, rối loạn cảm xúc, trầm cảm, loạn thần... trong các đợt thi cử. Đặc biệt các đối tượng thuộc nhóm nguy cơ dễ mắc bệnh như: Những người từng bị bạo hành, trước đó đã từng có những vấn đề về tâm lý, bệnh lý tâm thần…
 
Cũng theo BS. Thiện, vấn đề học và thi cử đã trở thành nỗi ám ảnh đối với nhiều học sinh, nhất là tâm lý ganh đua điểm số, lại chịu áp lực của gia đình, thầy cô, học tập nặng nề cùng với việc phải thức khuya, dậy sớm, học thêm… khiến nhiều học sinh bị rơi vào trạng thái stress. Bên cạnh đó, trong các kỳ thi, nhịp sống, nếp sinh hoạt của các em cũng bị thay đổi như: Ăn ngủ không đúng giờ, không có thời gian giải trí... Có những em còn tự tạo áp lực cho chính mình với tâm trạng lo sợ thi rớt, sợ thua kém bạn bè dễ dẫn đến bị rối loạn cảm xúc. 
 
"Đặc biệt, việc lạm dụng các chất kích thích như: Cà phê, thuốc lá mà không chú ý đến việc bổ sung dinh dưỡng và năng lượng phù hợp cũng là nguyên nhân khiến các em không đủ sức thích nghi với những áp lực lớn.Thậm chí, với một số trường hợp, các kỳ thi quan trọng còn như một yếu tố khởi phát, thúc đẩy nhanh hơn các căn bệnh liên quan đến tâm thần", BS Thiện nhấn mạnh.
 
Tuy nhiên, nhiều người lại không mấy chú ý đến các biểu hiện bệnh ở dạng nhẹ, thậm chí cho rằng đó là những biểu hiện bình thường khi đối mặt với áp lực các kỳ thi và dễ bỏ qua. Đó cũng là nguyên nhân của việc rất nhiều trường hợp đến thời điểm sau kỳ thi mới được phát hiện bệnh tâm thần và được điều trị.
 
Theo TS. Trần Thị Hồng Thu, Phó Giám đốc bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương, nhiều người vẫn quan niệm sai lầm rằng chỉ những người có những hành động kỳ quặc, hay la hét nhảy múa, đi lang thang ngoài đường, đầu tóc bù xù… mới là bệnh nhân tâm thần.Trên thực tế, những bất thường về tâm lý như: Ăn kém ngon, đau đầu, mất ngủ, buồn chán, hay cáu gắt, mệt mỏi kéo dài không rõ lý do, tăng nhạy cảm với các âm thanh, kém tập trung, phóng đại về năng lực cá nhân... đều được coi có vấn đề về tâm thần.
 
Phát hiện sớm, tư vấn kịp thời
 
Theo BS. Thiện, việc phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh lý tâm thần giúp các em học sinh được tư vấn kịp thời, có chế độ học tập sinh hoạt hợp lý để đủ sức khỏe và tâm lý tham gia tốt các kỳ thi. Đặc biệt, gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc nhận biết các biểu hiện của con cái để đưa con đi tư vấn tâm lý, điều trị kịp thời.
 
Khi thấy con có dấu hiệu lạ như: Ngủ lâu hoặc ít ngủ, cáu giận, bực bội, không chịu vệ sinh tắm rửa, ăn uống thất thường; dễ khóc, cảm giác tuyệt vọng, tiêu cực, cảm giác tội lỗi, bất lực, tập trung kém, thiếu năng lượng, mệt mỏi... phụ huynh cần theo dõi sát sao và đi khám kịp thời. Về phía thầy cô giáo nếu thấy các em có biểu hiện bất thường khi tiếp xúc hàng ngày cũng cần phải thông báo ngay cho gia đình.
 
Cũng theo BS. Thiện, việc hiểu rõ nguy cơ mắc bệnh tâm thần và thực hiện các biện pháp phòng bệnh tâm thần là cách tốt nhất đối với các bậc phụ huynh và các sĩ tử trong mùa thi. Với học sinh, sinh viên cần biết xây dựng các phương pháp học tập đúng đắn, biết cách giải tỏa căng thẳng, tránh lo âu, chán chường vì áp lực học hành; từ đó xây dựng thói quen học tập với thời gian sinh hoạt hợp lý. Quan trọng nhất trong việc phòng bệnh là cần phải đảm bảo giấc ngủ tối thiểu 8 tiếng mỗi ngày.
 
“Các vị phụ huynh cũng không nên đặt quá nhiều kỳ vọng hay áp lực lên con cái mà cần quan tâm nhiều hơn đến phương pháp học tập, sức khỏe của con. Cần có sự thỏa thuận, các định đúng năng lực của con để đặt mục tiêu phù hợp theo hướng khuyến khích là chính. Bên cạnh quan tâm đến tinh thần, cha mẹ còn phải chú ý bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để các sĩ tử có đủ sức khỏe vượt qua kỳ thi tốt nhất. Trong những kỳ thi diễn ra, cha mẹ cần hỗ trợ thêm cho con các công tác như: Chuẩn bị giấy tờ, đồ dùng học tập, bố trí thời gian đưa đón sớm để các sĩ tử yên tâm hơn, giảm bớt những lo lắng không đáng có”, BS. Thiện khuyến cáo.


Chưa có lời bình nào. Hãy là người đầu tiên.