Thứ 7,20/04/2024,

Thống kê Thống kê

Đang truy cập: 9,565
Tổng số trong ngày: 603
Tổng số trong tuần: 72,189
Tổng số trong tháng: 227,614
Tổng số trong năm: 1,340,655
Tổng số truy cập: 38,821,285

Đề án Đổi mới công tác tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2018-2020

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Ngày 29/12/2017, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Quyết định số 2227/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án Đổi mới công tác tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2018-2020.
        Ngày 29/12/2017, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Quyết định số 2227/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án Đổi mới công tác tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2018-2020.
        Trong những năm gần đây, việc lạm dụng các hóa chất độc hại, thuốc kích thích tăng trưởng quá mức, không được kiểm soát sử dụng trong nuôi trồng, sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm; sản phẩm thực phẩm không đúng thành phần nguyên liệu cũng như quy trình công nghệ đã đăng ký với cơ quan quản lý; nhãn hàng, quảng cáo không đúng sự thật là khá phổ biến. Thực phẩm nhập từ nước ngoài, nhất là qua đường tiểu ngạch rất lớn, hầu hết không được kiểm soát về VSATTP. Những thiệt hại do không ddamr bảo VSATP gây nên nhiều hậu qủa nghiêm trọng về sức khỏe, kinh tế và cả trật tự, an toàn xã hội.


Bữa ăn trưa của công nhân tại một bếp ăn tập thể
 
Trong hoạt động bảo đảm VSATTP, công tác tuyên truyên giữ vai trò quan trọng hàng đầu, quyết định vì nó là cơ sở để làm thay đổi nhận thức, hành vi của đông đảo nhân dân, lực lượng quyết định cho thắng lợi của công tác này. Do đó, để tập trung chỉ đạo, đảm bảo nguồn lực thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về ATTP, UBND tỉnh Bắc Giang đã xây dựng Đê án Đổi mới công tác tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2018-2020.
         Đề án được thực hiện nhằm nâng cao nhận thức của người quản lý; người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng thực phẩm về an toàn thực phẩm, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trên địa bàn.
         Chỉ tiêu cụ thể đến năm 2020: Từ 98% người quản lý, 95% người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, 80% người tiêu dùng thực phẩm trở lên có kiến thức thực hành đúng về ATTP; 100% cán bộ quản lý ATTP các cấp, cộng tác viên ATTP ở tuyến xã, phường, thị trấn được tập huấn thường xuyên hàng năm để cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng tuyên truyền về VSATTP; tỷ lệ người có kiến thức, thực hành đúng về ATTP đối với đối tượng lãnh đạo quản lý đạt từ 95% trở lên, đối tượng trực tiếp sản xuất, chế biến thực phẩm đạt từ 90% trở lên và đối tượng làm kinh doanh thực phẩm đạt từ 85% trở lên, đối tượng người tiêu dùng thực phẩm đạt tư 80% trở lên.
          Đế án tập trung vào các đối tượng: Lãnh đạo, quản lý công tác VSATTP, người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và nguời tiêu dùng thực phẩm.
          UBND tỉnh chỉ đạo cần tập trung triển khai thực hiện, đổi mới công tác tuyên truyền VSATTP trên hai lĩnh vực: Đổi mới về hình thức tuyền truyền VSATTP và đổi mới cả về nội dung tuyên truyền VSATTP. Để Đề án được triển khai thực hiện có hiệu quả, một số giải pháp được đề ra:
          Giải pháp đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo và bố trí cán bộ: Kiện toàn lại Ban chỉ đạo liên ngành về VSATTP các cấp, hoàn thiện quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể, duy trì hoạt động thường xuyên. Rà soát, bố trí cán bộ, giao nhiệm vụ cho cá nhân  cán bộ và các tập thể làm công tác tuyên truyền về VSATTP theo hướng chuyên trách, ổn định. Tổ chức các lớp tập huấn phổ biến pháp luật, kiến thức quản lý, kỹ năng tuyên truyền về VSATTP, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm...Thường xuyên định kỳ hoặc đột xuất tổ chức kiểm tra việc thực hiện các hoạt động tuyên truyền VSATTP ở các cấp, các ngành, các đơn vị.
          Giải pháp về phối hợp liên ngành trong hoạt động tuyên truyền VSATTP: Tăng cường công tác phối hợp liên ngành trong hoạt động tuyên truyền về VSATTP ở các cấp, thực hiện chế độ thông tin, thông báo tình hình hoạt động giữa các ngành, các đơn vị, địa phương về hoạt động tuyên truyền VSATTP. Huy động đội ngũ cán bộ y tế, giáo dục, công thương, nông nghiệp và các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp; các doanh nghiệp thực phẩm để phối hợp tổ chức, triển khai các hoạt động tuyên truyền VSATTP, hướng dẫn kiến thức pháp luật,, thực hành bảo đảm ATTP thông qua hình thức tổ chức các phong trào cộng đồng dân cư và các cấp hội. Phát huy vai trò của các cơ quan thông tin đại chúng, hệ thống loa đài tại địa phương trong công tác tuyên truyền về VSATTP.
         Giải pháp bảo đảm kinh phí cho hoạt động tuyên truyền VSATTP: Hàng năm tỉnh và các địa phương xây dựng kế hoạch chi tiết về kinh phí cho các công tác tuyên truyền VSATTP trong kinh phí cấp chung hoạt động VSATTP. Tranh thủ nguồn kinh phí từ xã hội hóa, vận động, khuyến khích các doanh nghiệp đóng góp nguồn kinh phí cho hoạt động tuyên truyền VSATTP. Tăng cường việc quản lý, sử dụng kinh phí trong hoạt động tuyên truyền về VSATTP bảo đảm đúng mục đích, đúng nội dung, đúng quy định hiện hành của Nhà nước, tiết kiệm, hiệu quả. Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện Đề án: 5.400.000.000 đồng.
        Xem chi tiết đề án tại đây


Chưa có lời bình nào. Hãy là người đầu tiên.